Cây Sói rừng – tiềm năng sáng giá phát triển lâm sản ngoài gỗ – Trường Đại học Đà Lạt
Các nhà khoa học của Trường Đại học Đà Lạt vừa công bố những thông tin mới nhất về kết quả điều tra và phân tích hợp chất cây Sói rừng tại Lâm Đồng. Đây là một trong những nhiệm vụ của Đề tài khoa học – công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và nuôi trồng cây Sói rừng làm dược liệu tại Lâm Đồng” do TS. Lương Văn Dũng (Khoa Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt) làm chủ nhiệm, và PGS.TS. Trịnh Thị Điệp (Khoa Hóa học và Môi trường, Trường Đại học Đà Lạt) làm thành viên nghiên cứu chủ chốt.
TS. Lương Văn Dũng cho biết: với nhiều công dụng về mặt y học, trữ lượng lớn, việc nhân giống cây Sói rừng sẽ không gặp khó khăn, và loài cây này có tiềm năng sáng giá để phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng ở Lâm Đồng. PGS.TS. Trịnh Thị Điệp chia sẻ nhiều thông tin về giá trị dược liệu của cây Sói rừng, trong đó có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống ung thư, chống giảm tiểu cầu, bảo vệ gan, hạ lipid huyết, chống tăng đường huyết. PGS.TS. Trịnh Thị Điệp còn cho biết: Để có thể sử dụng cây Sói rừng làm dược liệu thì cần tiếp tục nghiên cứu sâu về các thành phần hóa học, sự biến đổi trong quá trình trồng trọt, chế biến; đánh giá tác dụng dược lý; đánh giá độ an toàn (độc tính cấp, bán trường diễn) và xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm.
Xem toàn văn bài viết tại đây: http://baolamdong.vn/doi-song/202111/cay-soi-rung-tiem-nang-sang-gia-phat-trien-lam-san-ngoai-go-3088222/index.htm