Cây Rau Ngải Cứu: Nguồn Gốc, Tác Dụng, Các Bài Thuốc, Giá Bán, Nơi Mua Uy Tín
Ngải cứu là loại thảo dược được dùng nhiều trong Đông y để chữa bệnh các bệnh lý về tiêu hóa, điều kinh, giảm đau, bệnh xương khớp và các bệnh về viêm nhiễm. Vị thuốc này còn được dùng để chế biến một số món thức ăn có hương vị đặc trưng như trứng cuộn ngải cứu, bánh nhân ngải cứu… Hãy cùng Zicxa Việt Nam tìm hiểu kỹ thêm về loại cây thảo dược này nhé!
Top 50 Best Ultrawide Wallpapers – …
Please enable JavaScript
Top 50 Best Ultrawide Wallpapers – Wallpaper Engine
Ngải cứu có nhiều tác dụng chữa bệnh về xương khớp, kinh nguyệt không đều, an thai…
Nội Dung Chính
Giới thiệu về cây ngải cứu
- Tên gọi khác: Ngải cứu còn có tên gọi khác là thuốc cứu, ngải diệp, bùa ngải (miền Nam), nhả ngải, quá sú, cỏ linh li…
- Tên khoa học: Artemisia vulgaris,
- Họ: Cúc (Asteraceae).
Mô tả cây ngải cứu
Ngải cứu thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 0,4-1m. Lá ngải cứu mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ. Các thùy hình mác, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.
Mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới lá có màu trắng xám. Khi vò nát có mùi thơm hắc. Cành non có lông. Những lá ở phần ngọn có hoa không chẻ. Hoa ngải cứu mọc thành từng chùm kép ở đầu cành, các cụm hoa nhỏ có màu vàng lục. Hoa thường nở vào mùa hè. Quả bế nhỏ, không có lông.
Nguồn gốc của cây ngải cứu
Cây ngải cứu có nguồn gốc ôn đới từ châu Âu, châu Á, Bắc Phi, Alaska, Bắc Mỹ. Ở một số nơi, ngải cứu bị xem như một loài cỏ xâm lấn. Ở nước ta, cây ngải cứu được trồng ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên. Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con, rất dễ sống, không cần công chăm sóc nhiều.
Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn bộ các bộ phận của ngải cứu đều được dùng làm thuốc.
Thu hái: Người ta thường thu hoặch ngải cứu trước khi hoa nở bởi đây là thời điểm ngải cứu chứa lượng tinh dầu có hoạt tính cao nhất, có lợi nhất đối với sức khỏe. Thời gian thu hái thường là từ tháng 5-6 âm lịch.
Người ta thường thu hái ngải cứu vào mùa hè
Chế biến: Ngải cứu thường được dùng tươi hoặc làm khô để sử dụng dần. Dược liệu sau khi thu hái sẽ được rửa sạch, phơi khô dưới bóng râm rồi đóng gói, để ở nơi khô mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Thành phần hóa học của ngải cứu
Trong ngải cứu có chứa các thành phần hóa học như: Artabsin, Anabsinthin, Absinthin, acid hữu cơ, nhựa, Cholin, acid amin, Flavonoid, tinh dầu, Adenin… Bên cạnh đó ngải cứu chứa các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin,… có tác dụng giảm đau thần kinh rất hiệu quả.
Công dụng của ngải cứu đối với sức khỏe
Theo Đông y, cây ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm đi vào tỳ, can và thận. Lá ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau rất tốt. Ngoài ra ngải cứu chứa các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin… giúp giảm cơn đau về thần kinh.
Theo các nghiên cứu và kinh nghiệm dân gian, ngải cứu có những công dụng sau:
1. Ngải cứu giúp kích thích hệ tiêu hóa
Ngải cứu kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng
Trong thành phần của lá ngải cứu có chứa Andenin và cholin cấu thành lên vitamin B có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa các chất giúp tăng sản xuất enzyme dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp cải thiện hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn, giảm các vấn đề thường gặp về tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng, ngừa biếng ăn, chữa thấp còi ở trẻ em và giúp người già có thể ăn ngon miệng hơn.
2. Ngải cứu giúp kiểm soát các cơn đau
Một số nghiên cứu lâm sàng về dược tính của cây ngải cứu cho thấy kết quả tốt về bệnh xương khớp, giảm đau đáng kể ở bệnh nhân xương khớp.
3. Ngải cứu giúp kiểm soát triệu chứng bệnh Crohn
Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột với những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng gây mệt mỏi, giảm cân và suy dinh dưỡng. Tình trạng viêm do bệnh Crohn gây ra thường lan sâu vào các lớp mô ruột dẫn tới vừa đau đớn và vừa suy nhược có thể đe dọa tính mạng.
Theo nghiên cứu, chiết xuất của cây ngải cứu cho thấy các thành phần chứa trong thảo dược này có tác dụng đẩy nhanh quá trình lành bệnh Crohn. Mặc dù chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với những bệnh nhân mắc bệnh Crohn.
4. Ngải cứu chữa sốt rét
Sử dụng trà cây ngải cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh sốt rét thông thường. Đây là kinh nghiệm dân gian đã được chứng minh. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, đối với những người bệnh tái nhiễm sốt rét không nên sử dụng.
5. Ngải cứu chữa bệnh trĩ
Trong ngải cứu có chứa hoạt chất anabsinthine có khả năng giảm viêm, cải thiện cơn đau nhanh chóng. Một số hợp chất khác trong thảo dược này còn hỗ trợ sát trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ giúp điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, cách chữa trĩ với ngải cứu sẽ cho hiệu quả chậm. Bạn cần kết hợp với các biện pháp khác để tác động đến sự chuyển biến của bệnh nhanh hơn.
Một số bài thuốc sử dụng ngải cứu để trị bệnh
1. Bài thuốc trị cảm cúm, ho, đau đầu từ ngải cứu
Lá ngải cứu chữa cúm, ho
Lá ngải cứu chứa nhiều tinh dầu tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm.
Cách làm: Lấy 300gr lá ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi nấu lên với 2 lít nước, cho sôi khoảng 20 phút. Sau đó bắc xuống, để nguội bớt thì dùng một chiếc khăn tắm to trùm kín đầu đem xông trong 15 phút.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bài thuốc sau: 100gr ngải cứu, 50gr lá sả, 100gr tần dầy lá (húng chay), 100gr tía tô. Tất cả rửa sạch rồi đem đun sôi với nửa lít nước và uống hàng ngày thay nước. Sử dụng liên tục trong khoảng 5 ngày sẽ điều trị được các bệnh về cảm, trị ho, giảm sổ mũi, nghẹt mũi, hoa mắt đau đầu, chóng mặt…
2. Bài thuốc chữa cơ thể suy nhược
Lá ngải cứu còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ sâu, tăng cân đối với những người già yếu và trẻ em bị còi cọc.
Lá ngải cứu tốt cho người gầy yếu, suy nhược
Cách làm: 250gr ngải cứu, 10gr đương quy, 20gr câu kỷ tử, 1 con gà ác hoặc gà ri (khoảng 150gram), 2 quả lê, các gia vị vừa ăn.
Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun đến khi sôi rồi hạ nhỏ lửa dần và hầm đến khi còn ít nước, khoảng hơn 1 bát nước. Sau đó chia thành 5 lần ăn trong ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 2 tuần sẽ cho kết quả cao.
3. Bài thuốc cầm máu từ ngải cứu
Trong ngải cứu chứa flavonoid một loại polyphenol trong lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất hiệu quả.
Cách làm: Hái 1 nắm ngải cứu rửa sạch, vò nát rồi đắp lên vết thương bị chảy máu. Máu sẽ được cầm ngay lập tức.
4. Bài thuốc trị mụn nhọt từ ngải cứu
Trong lá ngải cứu chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn nên cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị mụn.
Cách làm: Lấy 1 nắm lá ngải giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Ngoài trị mụn nhọt, việc dùng mặt nạ ngải cứu còn giúp trắng da, trị mẩn ngứa.
5. Trị rôm sảy trên da trẻ em bằng ngải cứu
Nhờ vào khả năng sát khuẩn, lá ngải cứu cũng thường được sử dụng để trị rôm sảy ở trẻ em.
Cách làm: Giã nát lá ngải cứu vắt lấy nước rồi pha với nước tắm cho trẻ sẽ giúp giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy, rôm sảy ở trẻ mà không gây ra các dị ứng hay tác dụng phụ nào.
6. Chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Bạn có thể sử dụng ngải cứu và muối biển để điều trị bệnh trĩ. Muối biển chứa nhiều khoáng chất, sát khuẩn cao và giảm viêm tốt nên khi kết hợp với ngải cứu sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu và giảm sưng đau ở vùng hậu môn.
Cách làm: Lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi cùng với 3 thìa muối biển đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút. Đợi nước nguội bớt thì ngâm rửa hậu môn trong 15-20 phút. Nên thực hiện trước khi đại tiện để giảm đau rát. Thực hiện 2 lần/ngày.
7. Bài thuốc an thai, điều hòa kinh nguyệt đối với phụ nữ bằng ngải cứu
Lá ngải cứu rất tốt cho phụ nữ mang thai
Theo Đông y, ngải cứu có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai. Vì vậy các bài thuốc từ ngải cứu dùng khắc phụ chu kỳ kinh nguyệt không đều, động thai, xuất huyết khi mang thai, thổ huyết, máu cam… rất hiệu quả. Bà bầu ăn ngải cứu với lượng vừa phải sẽ xoa dịu những cơn đau cơ, tuần hoàn máu tốt làm giảm nhức mỏi toàn thân.
Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây để trong việc chữa trị một số bệnh phụ nữ và an thai cho bà bầu:
Bài 1: Kinh nguyệt không đều
Lấy 12 gam lá ngải cứu, 3gram xuyên khung, 5 gram bạch thược, 10 gram đương quy, 10gr sinh địa vào ấm sắc chung với 800ml nước lọc. Sau khi thuốc sắc cạn còn 300 ml thì lọc lấy nước và chia uống 3 lần trong ngày.
Bài 2: Trị tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai hoặc thương hàn nóng gây phát ban (Thương hàn loại yếu phương)
Dùng ngải cứu khô đem viên thành viên to như quả trứng gà rồi sắc chung với 200ml rượu trắng. Chờ nước cạn còn 100ml, lọc lấy thuốc và uống 2 lần trong ngày.
Bài 3: Chữa các chứng hư, đau nhói do khí huyết, chóng mặt, buồn nôn, kinh nguyệt không đều
Lấy 80 gram ngải cứu, 80 gram đương quy, 240gr hương phụ chưng với giấm trong vòng nửa ngày. Sau đó đem phơi khô, nghiền thành bột mịn. Tiếp tục cho giấm với nếp vào nấu thành hồ rồi với bột thuốc và hoàn viên. Sử dụng 16 – 20 gram mỗi lần, chia ra uống 2 – 3 lần/ngày.
Bài 4: Điều trị kinh nguyệt kéo dài hoặc kinh nguyệt không đều hay bị đau bụng khi hành kinh
Lá ngải cứu cũng được đùng dể điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
Lấy 500gr ngải cứu, 500gram hương phụ sắc chung với 1 lít nước. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 30 ml. Nên uống trước bữa ăn sáng hoặc tối 1 giờ.
Bài 5: Chữa dọa sảy thai
Lấy 6 gam ngải cứu, 15gram bạch truật, 6 gram sa nhân, 12 gram hoàng cầm, 15gram a giao, 24gram tang ký sinh, 12 gram tô ngạnh, 24 gram đỗ trọng đem sắc và lấy nước uống.
Những lưu ý khi sử dụng ngải cứu
Ngải cứu tuy có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng loại thảo dược này bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
- Những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì không nên sử dụng ngải cứu. Bởi khi ăn quá nhiều ngải cứu sẽ khiến co bóp tử cung ( cổ tử cung ), dẫn đến sinh non hoặc thai bị ra máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình mang thai.
- Những mẹ bầu khỏe mạnh, có thai trên 3 tháng có thể dùng ngải cứu nhưng chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần mỗi tuần. Mỗi tuần 3-5 ngọn là đủ.
- Người mắc chứng rối loạn tiêu hóa cũng không nên sử dụng bởi ngải cứu làm tăng việc đi tiểu, kích thích sự vận động của ruột sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Người bị viêm gan không nên sử dụng ngải cứu bởi nó sẽ gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan, khiến vàng da, nước tiểu đục…
- Lá ngải cứu có thể giảm đau nên sẽ gây ra các tổn thương thần kinh, gây hưng phấn quá mức, có thể dẫn đến co giật. Bởi vậy bạn không nên dùng với liều lượng lớn và dùng liên tục. Tốt nhất chỉ nên sử dụng 2 lần một tuần, khi không có triệu chứng bệnh không nên sử dụng, càng không dùng để nấu nước pha trà uống hằng ngày khi không điều trị bệnh lý nào liên quan.
- Tinh dầu trong ngải cứu có thể gây ra độc tính cho gan, thận, và các quá trình trao đổi chất phức tạp khác. Nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
- Bệnh nhân bị dị ứng với hoa hướng dương, cần tây, cà rốt, táo, trái đào và một số thực phẩm, dược liệu khác không nên sử dụng
- Phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng.
- Khuyến cáo không nên sử dụng ở trẻ sơ sinh và trẻ em
- Ngải cứu có chứa một số thành phần có tác dụng an thần có thể gây độc thần kinh. Nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài có thể gây nghiện và kích thích thần kinh hưng phấn dẫn đến ảo giác, có thể gây tổn thương thần kinh và làm tăng nguy cơ co giật.
Lá ngải cứu tươi giá bao nhiêu tiền 1kg
Hiện tại giá bán của lá ngải cứu trên thị trường có sự chênh lệch theo từng khu vực nhưng giá giao động trong khoảng 60.000 VNĐ – 80.000 VNĐ 1kg.
Siêu thị có bán ngải cứu không?
Bên cạnh những website, cửa hàng thực phẩm thì ngải cứu còn được bày bán tại các siêu thị khu vực TPHCM. Hoặc bạn có thể ra các chợ gần nhà để hỏi, tuy nhiên cách này sẽ rất mất thời gian để tìm đựơc một địa chỉ bán ngải cứu, và nếu có cũng rất ít.
Lời kết
Không cần phải tìm đâu xa hay mua những thứ thuốc đắt tiền để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể. Hãy quan sát xung quanh bạn có rất nhiều cây dược liệu cũng có nhiều tác dụng quý không thua kém gì những loại dược liệu đắt đỏ được bày bán trên thị trường. Cây ngải cứu là một ví dụ điển hình.
|
Danh mục:
Tư vấn sức khỏe