Cây Lúa Là Gì ? Tổng Quan Đặc Điểm Của Các Giống Lúa
Được biết đến là lương thực quan trọng cho cuộc sống của mọi người hiện nay, cây lúa với nhiều công dụng cung cấp gạo cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Vậy cây lương thực này có nguồn gốc lịch sử phát triển như thế nào? Cùng tìm hiểu quy trình gieo trồng lúa chuẩn được nhiều bà con áp dụng hiện nay để tăng năng suất lúa gạo, giúp vụ mùa bội thu ở bài viết sau.
Cây lúa là gì ?
Cây lúa có nguồn gốc xuất phát đế từ nhiều nơi trên thế giới có thể kể đến là khu vực Đông Nam Á- được coi là nơi cây lương thực ra đời sớm nhất từ thời đại đồ đồng. Sau đó cây này được trồng và xuất hiện nhiều nơi trên thế giới thuộc châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar,…
Hiện nay ở những nơi phát sinh cây họ lúa, vẫn còn nhiều lúa dại và có thể dễ dàng tìm được bộ gen của lúa. Tùy vào điều kiện sinh thái và sự can thiệp của con người thông qua quá trình chọn tạo giống mà cây lúa ngày nay có nhiều đặc điểm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Không chỉ có cây lúa ở ngoài đời sống, cây này còn có trong những câu hát, câu thơ, cuốn sách riêng. Đặc biệt ở tác phẩm cây lúa miền Bắc Việt Nam xuất bản năm 1964 tác giả có viết một câu:” Nếu Việt Nam không phải là trung tâm duy nhất xuất hiện cây lúa trồng thì Việt Nam cũng là một trong những trung tâm sớm nhất của ĐNA cho ra đời cây lúa khoa học hay còn gọi là quê hương cây lúa trồng”.
Lịch sử phát triển của cây lúa
Khó có thể đưa ra rõ lịch sử phát triển của cây lúa, có thể xuất hiện từ thời tiền sử, tiền nông nghiệp Hòa bình Việt Nam đã gắn liền với nghề trồng lúa nước. Qua mỗi giai đoạn và thời kỳ phát triển, thứ cây này đã phát triển và thay đổi không ngừng cụ thể như:
-
Thời kỳ Văn Lang: công cụ trồng lúa từ rìu bằng đá, đồng, lưỡi cày và trâu bò kéo để sản xuất. Thời Văn Lang lúa trồng đã phát triển mạnh mẽ, từ lúa nếp, lúa tẻ ,.. đã hình thành. Bằng những di vật lịch sử còn sót lại để chứng minh về nguồn gốc ra đời nghề trồng nước.
-
Thời Bắc thuộc: nghề trồng lúa đã xuất hiện và có bước tiến rõ rệt dùng phân để bón cho ruộng lúa.
-
Thời kỳ độc lập với các vương triều: nghề trồng lúa xuất hiện rộng rãi, mở mang kênh rạch lấy nước tưới tiêu cho lúa. Cải tạo đất để trồng trọt và điều phối đê điều, hạn chế chống lụt, hạn hán.
-
Thời Pháp Thuộc: đã có các công việc nghiên cứu khoa học về lúa, ứng dụng rộng rãi vào trồng lúa, đất đai, sâu bệnh,.. mang đến giá trị cao cho người dân.
-
Sau cách mạng tháng tám đến nay: Việc áp dụng cải tiến kỹ thuật, mở rộng ruộng đất canh tác và ứng dụng khoa học vào đã cho ra lúa gạo an toàn, bội thu đảm bảo kinh tế cho người dân trồng trọt.
Các giống lúa hiện có trên thế giới
Trải qua nhiều sự tiến hóa, ảnh hưởng của hệ thống chọn tạo giống mà đã có nhiều giống lúa xuất hiện trên thế giới. Từ đó mang đến hệ sinh thái đa dạng, phong phú giúp lúa trồng có hiệu suất cao, khỏe mạnh, ít sâu bệnh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
-
Phân loại theo hệ thống phân loại học thực vật: Cây lúa được coi như là tất cả các cây cỏ khác trong tự nhiên. Nó được sắp xếp theo hệ thống chung của phân loại thực vật học là ngành Division, lớp classis, bộ ordines, họ familia, chi genus, loài species và biến chủng varieties
-
Phân loại cây theo hệ thống của nhà chọn giống: dựa vào loại hình sinh thái gồm các nhóm Đông Nam Á, nhóm Philippin, nhóm Trung Á, châu Âu, châu Mỹ la tinh,…
-
Phân loại nguồn gốc hình thành sẽ có nhóm quần thể địa phương chính gốc và quần thể lai theo các phương pháp hiện đại và nhóm đột biến gen, nhóm chế tạo công nghệ sinh học.
-
Phân loại giống lúa theo tính cách đặc trưng: năng suất, nhóm chất lượng cao, tập đoàn giống chống bệnh, giống chống chịu sâu, chịu hạn, chống chịu chua, mặn, phèn,..
-
Phân loại theo môi trường canh tác: Lúa cạn, lúa nước, lúa tưới, lúa nổi,..
Gieo trồng lúa như thế nào?
Thời gian sinh trưởng theo đặc điểm cây lúa là sẽ được tính từ lúc hạt lúa nảy mầm cho đến khi chín vàng hoàn toàn. Thông thường, giống cây này sẽ có thời gian sinh trưởng từ 80-130 ngày tùy theo giống ngắn ngày hay trung, dài ngày. Tất cả quy trình gieo trồng lúa được áp dụng theo giai đoạn sau:
Giai đoạn nảy mầm
Ở giai đoạn ngâm ủ, bạn cần quan trọng về điều tiết quan hệ nước, oxy để khống chế sự phát triển của mầm và rễ, từ đó giúp hạt lúa nảy mầm và phát triển toàn diện.
Giai đoạn mạ
Sẽ được tính từ khi cây lúa bắt đầu nảy mầm cho đến khi có 2-3 lá, lúc này cây sẽ cần nhiều nước và phát triển để chống mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Thân lá sẽ phát triển chậm hơn.
Giai đoạn đẻ nhánh
Sau cấy mạ từ 5 -7 ngày cây lương thực này sẽ bắt đầu bén rễ hồi xanh, và chuyển sang bước đẻ nhánh. Nếu không gian có ánh sáng thiếu, trời âm u, nhiệt độ thấp thì thời gian bén rễ xanh sẽ có thể dao động từ 15-20 ngày. Ở thời kỳ này, cây sinh trưởng nhanh, mạnh mẽ về rễ và lá. Khi đó, cây sẽ phát triển mạnh mẽ với tốc độ nhanh và cần nhiều dinh dưỡng, nước, ánh sáng để quang hợp, phát triển. Sau một thời gian số số lá và số bông sẽ xuất hiện, cần bổ sung phân bón để cây có đủ dinh dưỡng, hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh.
Giai đoạn đứng cái – làm đòng
Cây lúa sẽ bắt đầu giai đoạn sinh trưởng sinh thực lúc này số hạt trên bông sẽ phát triển mạnh mẽ. Cây bắt đầu thay đổi hình thái bên ngoài với đặc điểm như: So le lá, gút đầu lá, tròn mình và bên trong sẽ hình thành tượng khối sơ khởi.
Giai đoạn trỗ bông và chín
Khi lúa đã ra đòng hoàn toàn thì cây cũng bắt đầu trổ, toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng. Bắt đầu những hoa ở đầu bông nở trước, hoa ở gốc bông nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc, nên khi vào chắc muộn thì lúa dễ bị lép và khối lượng hạt thấp. Sau một thời gian thì lúa sẽ chín vàng và có thể thu hoạch được.
Tầm quan trọng của cây lúa về mảng lương thực
Lúa được biết đến là một trong những nguồn lương thực chủ yếu của nước ta hiện nay. Chúng được dùng để chế tạo thành nhiều loại bánh như bánh đúc, bánh đa, bánh tẻ hay lúa non còn được dùng để làm cốm ăn.
Ngoài ra hạt lúa sẽ được xay tách ra làm 2 loại là gạo và trấu. Trong đó, gạo dùng để ăn còn trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, cây trồng và nguyên liệu đốt, làm ổ cho gà, vịt nằm mùa lạnh. Còn thân lúa được dùng làm rơm rạ khô có thể làm nguyên liệu đốt, làm thức ăn cho gia súc, chỗ nằm cho vật nuôi khi trời lạnh.
Theo như số liệu thống kê, hiện nay lúa gạo đang là cây trồng thứ 2 có diện lớn chỉ sau lúa mì. Với sản lượng lúa toàn cầu đạt từ 155 triệu ha ở năm 1999. Với khoảng 85% tổng lượng lúa gạo được cung cấp cho con người. Đặc biệt ở châu Á, số lượng gạo cung cấp 23% năng lượng bình quân trên toàn thế giới và 15% protein binh quân. Gạo thường được ăn mỗi ngày ở châu Á, có thể 2-3 lần/ ngày. Trong khi đó, số gạo tiêu thụ trung bình ở châu Âu, châu Mỹ cũng khá cao. Do đó, có thể thấy được tầm quan trọng của cây lúa trong đời sống hiện nay ở trên tòan thế giới.
Trên đây là những chia sẻ cụ thể về sinh trưởng, nguồn gốc và đặc điểm cây lúa Phân loại và vai trò của cây trong mảng lương thực hiện nay, hy vọng sẽ mang đến cho bạn các kiến thức bổ ích và cần thiết về cây lương thực này. Nếu bạn cần tư vấn hay tham khảo các thông tin hãy truy cập Giacaphehomnay để cập nhật thông tin mới nhất cho mình.