Cây Du – Cây Cảnh Chất Và Đẹp
CÂY DU
Cây Du có tên khoa học là: Ulmaceae, thuộc một họ thực vật có hoa bao gồm các loài du và cử. Trong quá khứ họ này được coi là bao gồm cả sếu (còn gọi là phác hay cơm nguội, thuộc chi Celtis và các họ hàng gần), nhưng phân tích của Angiosperm Phylogeny Group cho rằng các chi này nên được đặt trong họ Gai dầu (Cannabaceae) có lẽ chính xác hơn.
Đặc điểm Của Cây Du: thích ánh sáng, bóng râm, thích khí hậu ấm áp ôn hòa, có khả năng chịu khô hạn và đất bạc màu nhất định, thích phân, đất ẩm ướt, khả năng ra chồi non mạnh.
Đặc Điểm Phân Bố Của Cây Du : từ vùng Trung Nam của Hoa Bắc đến Hoa Đông, Trung Nam và Tây Nam. Nhật Bản và Triều Tiên cũng trồng loại cây này.
Kỹ thuật chăm sóc cây Du :
– Vị trí đặt chậu: nên đặt trên ban công, bệ cửa sổ hoặc sân vườn có đủ ánh sáng mặt trời, mùa hè không cần phải che mát, vào mùa đông nên đặt chậu trong phòng.
– Tưới nước: phải tưới đủ nước, mùa hè cần lượng nước nhiều, tưới 2 lần vào buổi tối và sáng sớm nhưng không được để tích nước, mùa thu tưới ít, vào mùa đông cũng nên tưới ít.
– Bón phân: không được bón gốc, nhưng hàng tháng nên bón thúc dung dịch phân pha loãng 1 lần, chủ yếu là phân đạm và kali.
– Thay chậu: khoảng 2 – 3 năm thay 1 lần vào mùa xuân trước khi cây ra chồi non.
– Cắt tỉa: cắt tỉa tùy ý như ngắt chồi non, cắt ngắn, ngắt lá.
– Sâu bệnh: thường gặp bệnh đốm đen, bệnh than cây du, bệnh phấn trắng, cần tăng cường thông gió, dùng Thiophanate hoặc Bacteria để phòng trị. Sâu hại thường gặp là bọ cánh cứng, sâu kim hoa lá du, bọ trời, ve, rệp. Đối với loài dùng vòi chích hút thì dùng dung dịch 40% Omethoat 1000 lần phun diệt, đối với loài sâu hại gặm nhấm thì dùng dung dịch 80% DDVP 1500 lần phun diệt, phòng trị bọ trời bằng cách dùng bông gòn chặn hang của chúng.
Một số hình ảnh về Cây Du:
Sưu Tầm Và Biên Soạn