Cấu trúc vốn là gì? Các thông tin cần biết về cấu trúc vốn?

Tuyết Thanh
0
Thị trường tài chính

Vốn là yếu tố quan trọng nhất để thành lập, duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Vậy cấu trúc vốn là gì? Doanh nghiệp cần lưu ý gì về cấu trúc vốn?

Cấu trúc vốn là gì?

Cấu trúc vốn (hay còn gọi là cơ cấu vốn) có tên gọi tiếng anh là Capital Structure. Đây là một thuật ngữ thể hiện tỷ lệ vốn trong một doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. 

– Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của doanh nghiệp đó và được sở hữu bởi các cổ đông. Vốn chủ sở hữu gồm 2 loại:

  • Vốn góp: là số tiền ban đầu dùng để đầu tư kinh doanh, đổi lấy cổ phần hoặc quyền sở hữu
  • Lợi nhuận giữ lại: là khoản tiền thu được từ lợi nhuận của những năm trước đó được doanh nghiệp giữ lại làm nguồn vốn dự phòng hoặc sử dụng để đầu tư nhằm mục đích phát triển kinh doanh, mở rộng doanh nghiệp…

– Vốn vay là số tiền vay mượn để phục vụ mục đích kinh doanh. Trái phiếu dài hạn chính là loại vốn vay an toàn nhất vì thời gian trả nợ khá dài để doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả và không quá áp lực trong quá trình thanh toán nợ.

– Ngoài vốn vay và vốn chủ sở hữu còn có hình thức vốn khác như tài trợ thương mại. Theo đó, doanh nghiệp có thể bán hàng hóa trước khi thanh toán tiền cho đối tác. Hình thức này khá có lợi cho doanh nghiệp khi nó có thể giúp doanh nghiệp tăng hệ số thu nhập trên vốn cổ phần.

Thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự chủ về tài chính đặc biệt là những doanh nghiệp trẻ. Chính vì vậy, để có thể thành lập và phát triển thì cần cấu trúc vốn. Nhiều doanh nghiệp huy động nguồn vốn thông qua việc bán cổ phần, phát hành trái phiếu hoặc vay ngân hàng.

Cấu trúc vốn là gì?

Cấu trúc vốn là gì?

Cấu trúc vốn tối ưu là gì?

Như đã phân tích ở trên, cấu trúc vốn gồm 2 thành phần là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trong đó:

– Vốn vay: Để doanh nghiệp đi vào hoạt động phải tốn rất nhiều chi phí. Rất ít doanh nghiệp có thể hoạt động, sản xuất kinh doanh mà chỉ dựa vào nguồn vốn của mình mà hầu hết sẽ phải vay mượn vốn từ các kênh như ngân hàng, các tổ chức tín dụng… Thông thường các khoản vay này là vay trung hạn và vay dài hạn. Doanh nghiệp sẽ phải trả gốc và lãi theo quy định trong hợp đồng tín dụng.

– Vốn chủ sở hữu: Chính là nguồn vốn của của một doanh nghiệp đang sở hữu. Để thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc phải có vốn điều lệ doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu này có thể được đóng góp bởi các cổ đông (với các công ty cổ phần) hoặc có thể là vốn của Nhà nước (với doanh nghiệp Nhà nước). Nguồn vốn chủ sở hữu sẽ phải ánh tình trạng nợ của công ty. Nếu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nợ thì chứng tỏ doanh nghiệp đó nợ ít. Ngược lại nếu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nợ thì doanh nghiệp đang nợ khá nhiều.

Như vậy, một cấu trúc vốn được gọi là tối ưu khi có vốn chủ sở hữu nhiều, vốn vay ít. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, hoạt động chủ yếu trên vốn chủ sở hữu thì sẽ không phải vay nợ từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng… Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng không cần trích ra một khoản nhỏ để thanh toán nợ (nếu có). Đây cũng là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư xem xét khả năng tài chính của một doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Tầm quan trọng của cấu trúc vốn với doanh nghiệp

Việc xác định cấu trúc vốn là rất quan trọng với tất cả doanh nghiệp. Cấu trúc vốn lý tưởng chính là cơ sở để tạo ra sự cân bằng giữa tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược để tối ưu giá cổ phiếu đồng thời giảm thiểu chi phí vốn. Bên cạnh đó thì nó có tác động đến rủi ro của công ty, khả năng thanh toán các chi phí, khả năng phục hồi nếu xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế, suy thoái ngành nghề…

Nếu chủ doanh nghiệp có thể xây dựng cấu trúc vốn bài bản, sử dụng nguồn vốn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, tránh trường hợp thiếu hụt về nguồn vốn để phục vụ mục đích kinh doanh. Ngược lại nếu chủ doanh nghiệp không xác định được cấu trúc vốn dễ dẫn đến việc mất kiểm soát về vốn: Có thể thiếu vốn khi cần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến nguồn vốn vay nhiều hoặc dư thừa vốn dẫn đến việc sử dụng vốn lãng phí…

Tầm quan trọng của cấu trúc vốn

Tầm quan trọng của cấu trúc vốn

Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp

– Rủi ro trong kinh doanh: Đây là điều mà các doanh nghiệp đều không mong muốn gặp phải nhưng thực tế thì rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Trên thương trường việc cạnh tranh về giá cả, sản phẩm, mẫu mã có thể làm các doanh nghiệp bị thua lỗ. Đây cũng được đánh giá là thời kỳ nhạy cảm, doanh nghiệp nào muốn vay vốn để thực hiện chiến lược thay đổi cấu trúc vốn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng

– Chính sách của Nhà nước về thuế: Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp. Lý do là khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì đều có trách thanh toán khoản vay và khoản vay được tính sau thuế. Nếu chính sách về thuế của Nhà nước tốt thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi vì khoản phải trả sẽ thấp hơn

– Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Vì nó quyết định đến việc doanh nghiệp có vay hay không. Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt mà cần vốn để duy trì hoạt động kinh doanh thì bắt buộc phải lựa chọn phương án vay nợ. Ngược lại nếu tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn sở hữu thì không cần vay mượn từ các tổ chức tín dụng

– Quan điểm của chủ doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt có thể vay vốn để thực hiện các chiến lược đó để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên cũng sẽ có những người làm chủ lại bị tâm lý sợ thua lỗ nên không dám mạo hiểm.

Doanh nghiệp nên làm gì để tối ưu cấu trúc vốn?

– Sử dụng cấu trúc vốn trong trường hợp cần thiết để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp xác định cấu trúc vốn sai thời điểm dễ dẫn đến tình trạng vay mượn nhiều, không tạo ra lợi nhuận dẫn đến hậu quả là phá sản.

– Nếu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm thì nên thuê chuyên viên tài chính có kinh nghiệm để đưa ra những lời khuyên tốt nhất

– Mặc dù đã có chuyên gia tư vấn nhưng chủ doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đến việc quyết định cấu trúc vốn. Để doanh nghiệp của mình phát triển, chủ doanh nghiệp cần có đầy đủ khả năng chuyên môn trong việc điều chỉnh và quản lý doanh nghiệp, nhạy bén với tình hình thế cục để biết lúc nào nên tiến và lúc nào nên lùi. Đặc biệt phải quyết đoán trong nhiều trường hợp, nhất là với tình huống vay vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh, tăng năng suất và hiệu quả lao động.

Như vậy, cấu trúc vốn là một hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của các doanh nghiệp đó. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra phương án tối ưu cấu trúc vốn linh hoạt và phù hợp với tình trạng hiện tại của mình.