Câu đối Tết: Nét đẹp Trong Phong Tục Truyền Thống Của Người Việt |
Treo câu đối Tết trong nhà từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tết đến là lúc người người nhà nhà sắm sửa, trang hoàng đôi ba câu đối đỏ trong nhà. Tượng trưng cho may mắn, cát tường và thành công trong năm mới. Không những thế, chơi câu đối Tết còn là thú vui tao nhã của nhiều người. Thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Đây được đánh giá như tinh hoa của nguồn cội, là món ăn tinh thần ngày Tết.
Ý nghĩa câu đối Tết
Ngày Tết, người Việt xưa thường có thói quen mua và xin câu đối đỏ để treo trong nhà. Đó là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt ngày xưa, màu đỏ là màu rực rỡ, từng câu chữ được viết trên giấy đều là những lời chúc, lời cầu mong ý nghĩa nhất. Làm thành những bài học giáo dục sâu sắc, hướng con người đến vẻ đẹp chân-thiện-mỹ.
Cách đây gần trọn một thế kỷ, hình ảnh những ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ trên phố đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong con mắt của mọi người. Ông đồ thường ngồi ở một góc phố nhỏ, và ở đó người người xếp hàng đến mua và xin câu đối đầu năm.
Người xưa thường treo câu đối đỏ trong nhà bằng chữ Nôm. Đến nay việc treo câu đối đỏ trong nhà trở thành một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Người dân thường treo trong nhà những câu đối đỏ, đó không phải là chữ Nôm mà bằng chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, từng nét chữ hiện lên đều góp phần làm toát lên khí chất của người viết và người mua, người xin câu đối.
Những câu đối Tết hay và ý nghĩa
Câu đối Tết số 1: Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc – Đời vui, sức khoẻ, Tết an khang
Câu đối đỏ này mang đầy đủ đặc trưng của ngày Tết. Miêu tả tất cả vẻ đẹp của mùa xuân. Xuân đến, những mầm non xanh tươi mơn mởn sẽ đâm chồi, nảy lộc. Một vòng đời mới lại bắt đầu từ những cái cây trơ trội khi mùa đông đi qua.
Lộc non còn tượng trưng cho tuổi trẻ, sự tươi mới, thậm chí là cả tài lộc. Vì thế mà đầu năm mới người dân có phong tục hái lộc. Mai, đào là hai loài hoa đại diện cho mùa xuân của người Việt trong đó, hoa mai vàng lại sở hữu nhiều hơn một chút nét quý phái.
Vế sau của câu đối là một lời chúc nhân dịp đầu xuân năm mới mà ai cũng đều mong muốn nhận được. Đó là: mỗi ngày đều vui vẻ, có sức khỏe để làm được nhiều thứ và có một cái Tết an nhàn, hạnh phúc.
Câu đối Tết số 2: Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố – Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian
Trong câu đối Tết này, người đọc thấy rõ được sự hân hoan, mừng vui khi Tết đến xuân về. Tết gõ cửa từng nhà trước, sau đó lại theo niềm hân hoan của mỗi thành viên trong ra đình ra ngoài phố. Từ đó khiến cho mỗi ngõ ngách đều tràn đầy sự tưng bừng, rộn ràng.
Nhưng trên hết, Tết đến, ai ai cũng đều cầu mong có một năm mới nhiều tài lộc, phát đạt. Lộc từ trên trời theo thần tài gõ cửa nhà, khiến cho mọi gia đình đều có một năm mới phát đạt. Lộc ở đây cũng có thể hiểu là chồi non, sự tươi mới, mơn mởn, tràn đầy sức sống cho một năm sắp tới.
Câu đối Tết số 3: Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc – Tết về cây đức trổ thêm hoa
Một câu đối sử dụng nghệ thuật hoán dụ cực kì đặc sắc. Khiến người đọc cảm nhận được những sự đổi mới khi Tết đến xuân về. Không chỉ có thiên nhiên thay đổi mà cả bên trong con người cũng thay đổi.
Xuân về, cây hạnh phúc lại nảy thêm mầm mới, một chồi non biếc xanh mơn mởn. Đây cũng là cách thể hiện rằng xuân sang mang thêm những niềm hạnh phúc mới đến. “Đức” trong câu đối mang nghĩa sự biểu hiện tốt đẹp của đạo lí trong tư tưởng, suy nghĩ và hành động của mọi người. Cả vế thứ hai mang ý nghĩa Tết đến, mỗi một con người đều sẽ thể hiện thêm một hành động hay suy nghĩ đẹp đời.
Câu đối Tết số 4: Tối Ba Mươi đá thằng Bần khỏi cửa – Sáng Mồng Một nghênh ông Phúc vào nhà
Câu đối trên thể hiện nguyện ước của người Việt vào khoảnh khắc giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người Việt thường dọn dẹp nhà cửa rất sạch sẽ trong đêm ba mươi, trước khoảnh khắc giao thừa. Điều này mang ý nghĩa bỏ đi những cái cũ, xua đi những cái xấu của năm cũ. Đồng thời, chào đón những thứ mới và tốt đẹp trong năm mới. Thằng Bần chính là đại diện cho sự nghèo khó, những cái xấu của năm cũ. Còn ông Phúc mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
Câu đối Tết số 5: Trai gái cười vui mừng đón Tết – Trẻ già hoan hỉ đón xuân sang
Tết đến, mọi người dù là già trẻ, gái trai đều cảm thấy rất hoan hỉ và hạnh phúc. Không khí đón Tết ở bất cứ đâu cũng đều ấm áp và tưng bừng.
Câu đối Tết số 6: Mai vàng nở rộ mừng năm mới – Đào hồng khoe sắc đón xuân sang
Hoa mai và hoa đào từ lâu đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ của mùa xuân. Hoa đào là vẻ đẹp đại diện cho không khí Tết của người miền Bắc. Hoa mai lại tượng trưng cho cái Tết của miền Nam. Đào và mai cùng khoe sắc không chỉ là miêu tả vẻ đẹp ngày xuân mà còn mang một ý nghĩa đặc biệt khác. Đó là nói về việc 2 miền Nam Bắc cùng nhau vui vẻ đón Tết đến, Bắc Nam là một gia đình.
Câu đối Tết số 7: Báo hiếu, đáp tình, Xuân nghìn phúc – Giúp nghèo, cứu ngặt, Tết vạn ân
Ai cũng mong Tết đến xuân về, bản thân và gia đình sẽ nhận được thật nhiều may mắn, hạnh phúc. Tuy nhiên, Tết cũng là khoảng thời gian dành để chia sẻ.
Hai vế câu đối trên khuyên con người sống biết làm việc thiện tâm. Sống biết chia sẻ với những người khác và sống có tình cảm. Mỗi người sống có hiếu, biết báo hiếu với ông bà cha mẹ, đáp lại tình nghĩa của những người đã đối xử tốt và dành tình cảm cho mình thì năm mới sẽ nhận được càng nhiều hạnh phúc, phúc đức. Người chăm chỉ làm việc thiện, cứu giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn thì xuân sang nhận được thêm vô vàn ân nghĩa.
Câu đối Tết số 8: Thu hết rét về trời trở lạnh – Đông qua nắng đến đất hừng xuân
Mùa thu đi qua, cái nóng hoàn toàn được thay thế bởi gió mùa đông bắc và cái lạnh. Mùa đông dài chỉ có lạnh lẽo và thiếu đi sự ấm áp, thiếu đi ánh sáng. Con người chờ đợi cả một mùa đông chỉ mong mỏi xuân về. Khi mùa xuân về, ánh nắng một lần nữa trở lại rọi sáng cả trời đất. Cũng là lúc khiến cho không gian như sáng bừng lên.
Câu đối Tết số 9: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Đây là câu đối cực kì quen thuộc, từ già trẻ, lớn bé, gái trai ai ai cũng đều thuộc nằm lòng. Câu đối liệt kê tất cả những gì được xem là đặc trưng nhất của Tết Việt. Từ những thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ cho đến cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Những nét đặc trưng này thể hiện rõ nhất vào khoảng vài chục năm trước. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì một số nơi không còn giữ nét truyền thống này nữa.
Câu đối Tết số 10: Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ – Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà
Câu đối này có ý nghĩa rất dễ hiểu và cũng rất ý nghĩa. Tết đến xuân về đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và sự bắt đầu của một năm mới. Năm mới đến là đất trời thêm một tuổi, con người cũng thêm một tuổi. Mùa xuân đến mang theo sự mới mẻ, mang theo hạnh phúc đến từng ngóc ngách mỗi nhà. Đây cũng như một lời chúc phúc cho mọi người, năm mới thêm thọ và thêm hạnh phúc, may mắn.
Trên đây những chia sẻ thú vị về câu đối Tết hay và ý nghĩa dành cho ngày Tết Nguyên Đán. Với những gợi ý này, hy vọng bạn có thể chọn được cho mình và gia đình một câu đối hay nhất để treo trong nhà lấy may mắn. Chúc bạn và gia đình có một ngày Tết hạnh phúc và ý nghĩa.
Ngoài ra, hãy truy cập Muaban.net để tìm kiếm một số đồ trang trí nhà cửa ngày Tết với mức giá không thể hấp dẫn hơn nhé!
Phương Dung – Content Writer
Xem thêm