Cặp song trùng có tên, nghề nghiệp giống hệt nhau
Hai vận động viên bóng chày người Mỹ có nhiều điểm tương đồng đến mức họ từng làm xét nghiệm ADN để xem liệu có phải anh em thất lạc hay không.
Brady Feigl (32 tuổi) là cầu thủ bóng chày của đội Long Island Ducks. Anh thường bị nhầm với Brady Feigl (27 tuổi), cũng là vận động viên bóng chày đang chơi cho Las Vegas Aviators tại Minor League. Cả hai đều cao 1,93 m, có mái tóc đỏ và đeo kính, theo The New York Post.
Năm 2015, hai Brady Feigl lần đầu tiên bị nhầm với nhau khi đều trải qua cuộc phẫu thuật khuỷu tay do bác sĩ tên James Andrews thực hiện.
Khi đó, cơ quan chủ quản gọi cho huấn luyện viên của Feigl “nhỏ” và hỏi về chuyện phẫu thuật. Thực tế, anh đã thực hiện từ 6-7 tháng trước.
Đó là cách Feigl “nhỏ” biết về Feigl “lớn” và phát hiện cả hai có vẻ ngoài giống hệt nhau.
Năm 2017, bộ đôi một lần nữa bị nhầm lẫn danh tính khi đội bóng chày của Đại học Missouri gắn thẻ sai Feigl trên mạng xã hội trong dịp sinh nhật. Trang của đội bóng chày San Diego Padres sau đó nhắc nhở họ đính chính.
Do có quá nhiều điểm tương đồng, hai Brady Feigl quyết định làm xét nghiệm ADN để xem liệu họ có phải anh em thất lạc hay không. Kết quả cho thấy hai người hoàn toàn không cùng huyết thống.
Bất chấp khoảng cách tuổi tác, họ vẫn cảm thấy gắn bó với nhau.
Trường hợp người xa lạ trông giống hệt nhau như Feigl không hiếm. Một nghiên cứu vào tháng 8/2022 về 32 cặp “doppelgängers” (tạm dịch: người song trùng) của Cell Reports phát hiện những người trông giống nhau nhưng không có quan hệ huyết thống đều có điểm tương đồng về gen.
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người song trùng làm xét nghiệm ADN và điền vào bảng câu hỏi về cuộc sống của họ, theo CNN. Hình ảnh của họ cũng được phân tích thông qua 3 chương trình nhận dạng khuôn mặt khác nhau.
Manel Esteller, đến từ Viện nghiên cứu bệnh bạch cầu Josep Carreras ở Barcelona (Tây Ban Nha), cho biết: “Bộ gen của họ tương đồng nhau và các phần còn lại khiến họ trở nên khác biệt”.
Sự bùng nổ của webtoon
Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.