Cảnh giác với bánh chưng ngày Tết

Bánh Chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam. Món ăn này là một món ăn dân tộc, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Chính vì vậy, vào ngày Tết Nguyên đán, người ta thường trưng bày những chiếc bánh chưng lên bàn thờ gia tiên và sử dụng làm quà biếu. Trước kia, hình ảnh những người thân trong gia đình sum vầy, cùng nhau gói bánh chưng, cùng nhau quây quần bên nồi bánh để chờ đến giờ phút giao thừa. 

Nấu bánh chưng ngày Tết

Cả nhà quây quần nấu bánh chưng là hình ảnh đẹp trong ngày Tết cổ truyền

Tuy nhiên, trong thời buổi ngày nay, hình ảnh đó hầu như không còn, đặc biệt là ở thành thị, chỉ có một số ít những gia đình ở nông thôn vẫn còn giữ được tập tục gói bánh nhưng những người thân trong gia đình cũng không còn quây quần bên nồi bánh chưng. Thay vì việc gói bánh, người ta thường tìm đến những cửa hàng bán bánh sẵn, mua vài cặp bánh để bày trên ban thờ cho đúng hương vị ngày Tết. Mặc dù vậy, nhiều cơ sở bán bánh sử dụng nguồn thực phẩm không an toàn, việc chế biến cũng không đảm bảo vệ sinh, từ đó dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe con người.

Bánh chưng gói sẵn

Bánh chưng gói sẵn trở thành loại mặt hàng phổ biến trong ngày Tết

Thực phẩm làm bánh chưng không đảm bảo

Nguyên liệu để làm bánh chưng bao gồm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong cùng nhiều loại khác trong đó, gạo, thịt lợn và đỗ xanh là những thực phẩm có nhiều nguy cơ không được sạch sẽ. Người ta sử dụng những thực phẩm bị ôi, mốc mà khi nấu chín bánh người dùng không thể phát hiện được.

Nguyên liệu gói bánh chưng

Nguyên liệu gói bánh không đảm bảo chất lượng chính là nguy cơ tiềm ẩn của bánh chưng làm sẵn

Bên cạnh đó, việc chế biến thực phẩm cũng như các giai đoạn làm bánh cũng không được đảm bảo, là cơ hội để vi khuẩn, virus, … xâm nhập và gây hại cho người sử dụng.

Người ta có thể sử dụng pin để luộc bánh nhanh hơn.

luộc bánh chưng

Một vấn đề khác được các nhà quản lý khuyến cáo đến người dân khi mua bánh chưng vào dịp Tết cũng như những ngày thường đó là việc người ta sử dụng pin để luộc bánh. Khi cho những viên pin vào nồi luộc, bánh không chỉ chín nhanh mà còn giữ nguyên màu xanh của lá nên trông đẹp mắt hơn, thu hút người mua hàng nhiều hơn.

Theo các chuyên gia, pin có chứa rất nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium, … các chất này đều gây hại cho con người, ảnh hưởng trực tiếp đến não, thận, hệ tiêu hóa và sức khỏe sinh sản của con người. Không những thế, trong chì, magie, mangan còn dễ gây ngộ độc, tổn thương gan, thận, dây thần kinh, … và cả ung thư.

Sử dụng pin để luộc bánh chưng

Sử dụng pin để luộc bánh chưng là một trong những mẹo của một số nơi làm bánh chưng

Trước những nguy cơ tiềm ẩn của việc luộc bánh chưng bằng pin, các bà nội trợ khi đi mua cần chọn những chiếc bánh mà lá hơi ngả màu vàng, không xanh mướt, đồng thời, màu bánh hơi vàng hoặc xanh nhạt, không nên chọn những chiếc bánh có vỏ xanh rờn, nếp trong bắt mắt. 

Tự làm bánh trưng tại nhà để có một cái Tết vui và an toàn

Trước những vấn đề có thể tồn tại khi mua bánh chưng bán sẵn ở ngoài chợ, các bà nội trợ có thể dành một chút thời gian cuối năm để cùng các thành viên trong gia đình gói bánh chưng đón Tết, vừa tạo không khí vui vẻ, vừa gắn kết tình cảm giữa mọi người lại có những chiếc bánh đong đầy ý nghĩa mà an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là gợi ý về việc gói bánh chưng mà các mẹ có thể tham khảo:

Gói bánh chưng ngày Tết

Nguyên liệu:

– Lá dong

– Lạt giang dẻo

– Gạo nếp cái hoa vàng 

– Đỗ xanh

– Thịt ba chỉ 

– Gia vị

.

Cách làm:

1. Chuẩn bị nhân đỗ xanh, thịt, lá, gạo

– Bước 1: Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín. Sau khi đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu, và nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.

– Bước 2: Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm thì đãi cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối và 1 thìa ăn cơm hạt nêm.

– Bước 3: Rửa sạch lá rong rồi để khô. Tiếp đó cắt phần sống lá 

– Bước 4: Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm – 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt. 

2. Gói bánh

– Bước 1: Xếp 4 lá vuông góc, 2 lá dưới úp mặt phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên.

– Bước 2: Cho 1 bát gạo vào giữa lá dong.

– Bước 3: Cho một nửa nắm đỗ xanh lên trên, dàn đều rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đỗ xanh sau đó, úp nửa phần đỗ xanh còn lại lên miếng thịt.

– Bước 4: Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân.

– Bước 5: Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái. Phần lá dong thừa thì gập mép lại. Sau đó, bạn gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.

– Bước 6: Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.

– Bước 7: Giỗ bánh xuống bàn để bánh được thêm chắc. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.

3. Luộc bánh

– Bước 1: Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.

– Bước 2: Sau 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng bạn vớt bánh ra.

– Bước 3: Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc. 

Bánh chưng ngon

Món bánh chưng thơm ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

Như vậy, những chiếc bánh chưng mua sẵn ở ngoài chợ, người mua hàng cần hết sức cảnh giác, sử dụng những kiến thức cần biết để có thể mua được những chiếc bánh an toàn, chất lượng. Bài viết trên cũng gợi ý cho bạn cách gói bánh đơn giản mà lại an toàn và mang đến nhiều niềm vui cho mọi người. Mong rằng, với những thông tin trên, bạn đọc sẽ có được những chiếc bánh chưng thơm ngon dành cho gia đình mình.