Cảnh báo trước dấu hiệu bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thắng – BS Ngoại tiêu hóa – Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Đi ngoài bị ra máu tươi là một loại bệnh lý rất phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Đây cũng là những dấu hiệu ban đầu cho thấy bạn đã mắc phải một số bệnh lý như trĩ hay Polyp hậu môn, viêm loét đại trực tràng hoặc ung thư trực tràng. Dưới đây Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thắng (BS Ngoại tiêu hóa – khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng) sẽ cung cấp thông tin về bệnh trĩ có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi.

1. Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tại vùng hậu môn trực tràng. Biểu hiện của triệu chứng cũng như mức độ chảy máu khi đại tiện sẽ có thể là rất ít và kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là máu sẽ chảy thành tia hay thành giọt đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như đau quanh vùng hậu môn, mót rặn, sờ thấy búi trĩ ở rìa hậu môn … tùy theo từng bệnh lý.

Những nguyên nhân thường gặp của đại tiện ra máu tươi có thể kể đến, thường gặp nhất là bệnh trĩ, tiếp theo là Polyp đại trực tràng, viêm và nứt kẽ ống hậu môn, viêm loét đại trực tràng chảy máu và đáng ngại nhất là khối u đại trực tràng.

Dấu hiệu mắc bệnh trĩ

2. Biểu hiện của đi ngoài ra máu tươi trong bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì? Là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng, đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng sớm nhất của chứng bệnh trĩ, khi mới bắt đầu máu chỉ chảy kín đáo và chỉ xuất hiện trên phân hoặc có thể là trên giấy vệ sinh. Càng về sau máu sẽ chảy nhỏ thành từng giọt và còn có thể bắn thành tia, nặng hơn nữa là khi bệnh nhân đứng hay là ngồi xổm hoặc cũng có thể chỉ là đi lại cũng sẽ khiến máu chảy ra, kèm theo đó là sự đau rát hậu môn hay sa búi trĩ. Điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người mắc phải căn bệnh này.

Đối với bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ, thì người bệnh nên sớm tới bệnh viện uy tín để gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và khám bệnh một cách nhanh nhất, để có được phương pháp trị liệu tốt nhất cho bản thân, đặc biệt là để tầm soát và loại trừ khả năng mắc những bệnh lý nguy hiểm hơn có cùng biểu hiệu, như polyp đại trực tràng, khối u đại trực tràng, tránh trường hợp chủ quan cho rằng mình bị trĩ và để sót những bệnh lý khác.

XEM THÊM:

  • Đau rát vùng hậu môn có phải bệnh trĩ không?
  • Bệnh trĩ từ A đến Z: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

3. Nên làm gì khi bệnh nhân trĩ bị đi ngoài ra máu?

Những người mắc bệnh trĩ có thể phòng tránh được các yếu tố sẽ phát sinh và có khả năng làm căn bệnh trĩ này chảy máu ngày càng được cải thiện theo những cách sau đây:

3.1 Chế độ ăn uống

  • Phải tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hãy luôn uống đủ nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày), tránh để xảy ra tình trạng táo bón.
  • Dừng ngay những thói quen ăn uống có ảnh hưởng xấu tới bệnh như: dùng nhiều các chất cay nóng như riềng, ớt, tiêu hay sả, cũng bỏ luôn những thức uống có cồn gây hại đến bệnh trĩ nói riêng và sức khỏe của chúng ta nói chung như là rượu, bia ….

3.2 Thói quen sinh hoạt

  • Luôn luôn thúc giục bản thân phải tăng cường vận động cơ thể khỏe mạnh với các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như là bơi lội hay đi bộ hoặc một số động tác có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
  • Bệnh nhân không nên đứng quá nhiều hay ngồi quá lâu hoặc bê vác những vật quá nặng, điều này làm ảnh hưởng xấu tới việc điều trị trĩ và gây đau đớn.
  • Hàng ngày, chúng ta phải tạo được thói quen là đi đại tiện đều đặn và tuyệt đối không nên nhịn đi cầu khi chúng ta đã mót, điều này sẽ làm cho phân cứng hơn và hiện tượng bị táo bón nặng hơn.
  • Phải giữ gìn vệ sinh nơi hậu môn. Sau khi chúng ta đi vệ sinh, chúng ta cần rửa bằng nước ấm thay vì việc chúng ta dùng giấy để lau. Vì dùng giấy lau sẽ có thể khiến búi trĩ của bệnh nhân bị tổn thương và còn có thể gây nhiễm trùng.
  • Hãy thường xuyên sử dụng các sản phẩm đã được bào chế từ nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như là rau diếp cá, rutin (chiết xuất từ hoa hòe) hay là tinh chất bột nghệ dưới các dạng meriva và magie. Việc sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp chúng ta có thể ngăn ngừa được chứng táo bón và còn chống lại việc thiếu máu do đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó,, việc sử dụng các sản phẩm này sẽ làm cho thành mạch bền hơn, và còn có thể chống viêm và tuyệt vời hơn nữa là nó có khả năng làm lành nhanh những vết thương do trĩ gây ra.

3.3 Trị dứt điểm bệnh trĩ

Khi bệnh trĩ được điều trị tận gốc cũng đồng nghĩa với việc tình trạng đi ngoài ra máu tươi của chúng ta đã được khắc phục hoàn toàn, cùng với đó các chứng bệnh liên quan như đau hậu môn thiếu máu, … cũng theo đó mà biến mất.

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu lúc đầu tuy không gây ảnh hưởng lớn tới bản thân người bệnh. Tuy nhiên càng để lâu bệnh sẽ có xu hướng phát triển càng trầm trọng và càng khó có thể chữa trị. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh lý, người bệnh nên thăm khám sớm và phẫu thuật điều trị bệnh trĩ khi cần thiết.

Kỹ thuật Longo hiện đại tại bệnh viện Vinmec giúp điều trị trĩ triệt để

Với kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hoá, nội soi, nội soi can thiệp, … Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thắng (BS Ngoại tiêu hóa – khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng) cho biết:

Với những trường hợp mắc bệnh trĩ đã lâu không điều trị hoặc điều trị không phù hợp, các trĩ đã sa ra ngoài thường xuyên, thậm chỉ sa thành vòng, thì phương pháp phẫu thuật kinh điển cắt búi trĩ (phương pháp Milligan – Morgan) hầu như là lựa chọn duy nhất, với nhược điểm là đau nhiều, có sẹo hở vùng hậu môn sau phẫu thuật, quá trình hồi phục kéo dài và gây bất tiện cho sinh hoạt, cũng như một số biến chứng và di chứng có thể gặp phải như chảy máu, hẹp hậu môn …

Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm, phẫu thuật Longo là lựa chọn tối ưu với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp điều trị dứt điểm trĩ, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, giảm đau và ít các biến chứng so với phương pháp kinh điển.

Phương pháp Longo được phẫu thuật viên người Ý – Bác sĩ Antonio Longo, Bộ môn Ngoại, Đại học Palermo giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 và kể từ đó đã được áp dụng rộng rãi khắp châu Âu. Với kỹ thuật này, Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ khâu nối đặc biệt, được thiết kế riêng để cắt- khâu một khoanh niêm mạc kèm mạch máu phía trên búi trĩ, kéo các búi trĩ nội lên cao, đồng thời cắt nguồn máu đến búi trĩ. Nhờ đó, các búi trĩ sẽ teo dần và bệnh nhân được chữa trĩ hoàn toàn.

Điều trị trĩ bằng phương pháp Longo được chỉ định trong trường hợp bị trĩ độ 2-3, thích hợp với người mắc trĩ vòng với những ưu điểm vượt trội:

  • Giảm đau hơn nhiều so với phương pháp cắt trĩ kinh điển do vùng phẫu thuật nằm trên đường lược của ống hậu môn, nơi ít thần kinh cảm giác
  • Không có vết thương hở ở hậu môn, dễ dàng chăm sóc hậu phẫu
  • Rút ngắn thời gian nằm viện (trung bình nằm viện 1-2 ngày) và đảm bảo tính thẩm mỹ, không có biến chứng hẹp hậu môn do sẹo, xơ.

Bệnh trĩ sau sinh

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, máy EEA thế hệ mới của hãng Medtronic – Covidien (Mỹ) với công nghệ DST được sử dụng giúp cầm máu tốt, đảm bảo đường khâu cắt vững chắc với khoang chứa dung tích lớn cho phép cắt triệt để khoanh niêm mạc kèm trĩ nội. Vì thế, bệnh nhân hoàn toàn có thể tin tưởng, lựa chọn Vinmec là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.