Cảnh báo 4 dấu hiệu cho thấy điện thoại đang bị hack và cách xử lý an toàn

Điện thoại là một trong những thiết bị chứa nhiều dữ liệu quan trọng, thông tin cá nhân của người dùng, những dữ liệu này thường xuyên bị kẻ xấu xâm nhập và lợi dụng. Vậy bạn đã biết những dấu hiệu cho thấy chiếc điện thoại của bạn đang bị hack hay chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.

Nguyên nhân điện thoại bị hack?

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu xem hack điện thoại là gì? Những kẻ lạ mặt dùng một số phương pháp lén truy cập vào thiết bị điện thoại của bạn để kiểm soát hoặc ăn cắp thông tin dữ liệu, ngoài ra các tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng cũng có khả năng bị lộ.

Một số nguyên nhân khiến điện thoại của bạn bị hack:

  • Kết nối với điện thoại thông qua một số thiết bị USB không xác định, nguy cơ rất lớn là những thông tin của bạn sẽ bị lộ.

  • Một số phần mềm được cài đặt vào máy như: Spy Phone App, Spyzie hoặc Spyera,… thông qua những app này kẻ gian có thể truy cập vào dữ liệu của máy bạn.

  • Tin nhắn SMS mạo danh được gửi đến điện thoại của bạn, khi có tin nhắn được gửi đến kèm theo link đường dẫn, nếu bạn không tỉnh táo mà nhấn vào link hay tải bất kỳ tệp nào, thì xin chúc mừng là bạn đã quay vào ô mất lượt, điện thoại của bạn có thể bị lấy cắp tất cả dữ liệu rồi!

  • Thói quen truy cập vào các điểm phát wifi không được bảo mật tại các khu vực công cộng như: sân bay, nhà hàng, quán nước,…Khi sử dụng phương tiện Wi-Fi công cộng, đồng nghĩa với việc bạn đang chia sẻ tất cả lưu lượng truy cập của mình với những người xung quanh.

Dấu hiệu điện thoại bị hack

Thời lượng pin bị hao hụt nhanh chóng

Khi điện thoại của bạn bị nhiễm mã độc thì dung lượng pin sẽ bị giảm đáng kể so với bình thường, bởi vì một số ứng dụng không xác định đang chạy ngầm làm ảnh hưởng đến pin, dấu hiệu có thể sẽ bị nhầm lẫn thành chai pin, vì vậy các bạn nên chú ý để tránh nhầm lẫn.

Điện thoại chạy chậm bất thường

Khi bị kẻ xấu hack điện thoại, bạn sẽ nhận thất các dấu hiệu như máy bị đơ, treo máy, tự khởi động, tắt nguồn không mong muốn. Bởi vì khi ấy, thiết bị đang bị kẻ thứ 3 truy cập vào và khiến quá trình xử lý bị ảnh hưởng.

Xuất hiện một vài hoạt động lạ trên các tài khoản trực tuyến

Họ sẽ cố gắng truy cập vào các tài khoản có giá trị của bạn, đó có thể là email, tài khoản mạng xã hội như: facebook, instagram, zalo,… Khi đó có thể bạn sẽ nhận được các thông báo nhắc nhở về an toàn bảo mật, nhắc đặt lại mật khẩu, hay các trường hợp cố gắng đăng nhập tại vị trí khác

Nhận được cuộc gọi hay tin nhắn lạ

Bạn nhận thấy các cuộc gọi hoặc tin nhắn lạ trong danh bạ của mình mà đó không phải là bạn. Hacker có thể sử dụng trojan SMS vào điện thoại của bạn. Ngoài ra, họ có thể đang mạo danh bạn để lấy cắp thông tin cá nhân từ những người thân của bạn.

Nên làm gì nếu điện thoại bị hack?

Chúng tôi gửi đến bạn một vài lời khuyên nếu không may thiết bị của bạn bị hack:

  • Cài đặt lại toàn bộ mật khẩu các tài khoản mạng xã hội, ngân hàng,…đặc biệt là với các mật khẩu mà bạn lưu trên máy. nên cài đặt xác thực nhiều lớp an toàn. Không sử dụng các mật khẩu cũ, quá đơn giản hoặc bị trùng nhau vì hacker có thể dễ dàng sử dụng một mật khẩu của tài khoản để tìm ra được những mật khẩu còn lại của các tài khoản khác.

  • Đặt lại màn hình khóa và mã PIN.

  • Xóa bỏ những phần mềm mà bạn mới cài đặt, vì đó có thể là nguồn cơ gây nên.

  • Khôi phục cài đặt gốc của máy.

Cách bảo vệ điện thoại của bạn

  • Tuyệt đối không tải xuống các ứng dụng không rõ nguồn gốc.

  • Tắt kết nối tự động với các mạng Wi-Fi công cộng

  • Hạn chế sử dụng tính năng nhớ mật khẩu

  • Tránh các mạng wifi có tên nghi ngờ, ví dụ như FreeInternet hoặc wifiFree.

  • Bật xác thực hai yếu tố

  • Cài đặt một phần mềm chống virus chất lượng.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp cho các bạn chủ động bảo vệ điện thoại của mình khỏi kẻ xấu, bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, tránh bị lợi dụng. Thường xuyên ghé qua website didonghan.vn để cập nhật những thông tin mới nhất và các sản phẩm cực hot nhé!