Cần chuẩn bị những kiến thức gì trước khi bước vào nghề kế toán?

Cần chuẩn bị những kiến thức gì trước khi bước vào nghề kế toán? Cần chuẩn bị những kiến thức gì trước khi bước vào nghề kế toán?

Những kiến thức cần có trước khi bước chân vào nghề kế toán

Kế toán hiện nay giữ vai trò khá quan trọng trong các doanh nghiệp, nên nó cũng được xem là một nghề nhiều triển vọng và là ước mơ của nhiều bạn trẻ đang hướng đến. Trước khi bạn quyết định bước chân vào nghề kế toán, bạn cần trang bị cho mình nhiều kiến thức cũng như những kỹ năng để có thể ứng phó với công việc “đau đầu” này.

Để làm nhân viên kế toán, ngoài yêu cầu về nghiệp vụ kế toán, bạn cũng cần có kỹ năng vi tính văn phòng tốt, đặc biệt sử dụng tốt Excel. Ngoài ra các bạn cần phải có:

Trước khi bước vào nghề kế toán bạn phải tích lũy kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ và tin học.

– Kiến thức chuyên môn. Kế toán là một nghề chủ yếu làm việc với các con số, tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp, vì vậy bạn cần phải học tập tốt các môn tự nhiên khi còn ngồi trên ghế nhà trường và hãy quan sát những vấn đề kinh tế đang diễn ra hằng ngày để có nhiều kiến thức hơn.

– Khả năng ngoại ngữ. Chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế phát triển và hội nhập hơn với các nước trên thế giới. Vì vậy mà việc trau dồi thêm ngoại ngữ, nhất là những ngôn ngữ thông dụng được sử dụng rộng rãi hiện nay như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn…là rất cần thiết, đây cũng là một trong những tiêu chí lựa chọn của các nhà tuyển dụng.

– Kiến thức tin học. Hiện nay, khi mà mọi việc đều sử dụng máy móc là công cụ lao động chính thì một nhân viên kế toán bắt buộc phải biết sử dụng máy tính trong công việc. Bạn cần phải sử dụng thành thạo Word, Excel, Access…cũng như các phần mềm ứng dụng kế toán để giúp công việc của bạn trở nên nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm sức lực hơn.

Người làm nghề kế toán viên cần rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp.

– Trung thực:Nghĩa là những con số, những thông tin mà bạn trình bày phải gắn liền và phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

– Khách quan. Là một kế toán bạn phải tuyệt đối khách quan trong tất cả các hoạt động của đơn vị mình, bạn phải luôn tâm niệm rằng chính sự thiếu khách quan của bạn sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp mà bạn làm việc cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chính bạn.

– Chính xác. Đây được xem là phẩm chất quan trọng hàng đầu của người làm kế toán. Bạn phải chính xác tuyệt đối trong công việc, nhất là những con số, vì chỉ cần sai một con số nhỏ cũng sẽ kéo theo sai cả một hệ thống. Hoặc nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải đối mặt với cơ quan pháp luật vì những sai sót ấy.

– Chăm chỉ và cẩn thận. Bạn làm việc với những con số, mỗi con số mang một ý nghĩa riêng của nó, cách bạn sắp xếp chúng một cách cẩn thận và tỉ mỉ chính là thể hiện sự đam mê của bạn với công việc, bạn tôn trọng nó và cũng như tôn trọng chính bạn.

– Năng động, sáng tạo trong công việc. Nhiều người cứ nghĩ kế toán là ngồi một chỗ để làm việc nên sẽ rất thụ động, thật ra một nhân viên kế toán rất năng động đấy. Hằng ngày họ phải đối mặt với rất nhiều thông tin kinh tế, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công việc của họ. Phải thường xuyên cập nhật các thông tư, nghị định mới liên quan về thuế để có thể xử lý công việc một cách hiệu quả nhất. Sự nhạy bén giúp người kế toán linh động trong mọi tình huống, đôi khi còn giúp doanh nghiệp đi trước một bước so với những đơn vị khác.

Cần chuẩn bị những kiến thức gì trước khi bước vào nghề kế toán? Cần chuẩn bị những kiến thức gì trước khi bước vào nghề kế toán?

Nắm chắc các kiến thức và phẩm chất nghề nghiệp là chìa khóa thành công của nghề kế toán

– Khả năng quan sát, phân tích tổng hợp. Nghe đến kỹ năng này có vẻ không cần thiết đối với công việc của một người kế toán nhỉ! Nhưng thật ra nó vô cùng cần thiết. Công việc hằng ngày là lập sổ sách kế toán, thu thập hóa đơn chứng từ…thì càng đòi hỏi bạn phải có óc quan sát, biết phân tích mọi vấn đề để xử lý công việc hợp lý nhất.

– Có tính độc lập trong công việc, đồng thời phải có tính tập thể. Công việc của kế toán được chia ra thành nhiều mảng khác nhau, ví dụ như: kế toán kho, kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp…Mỗi một vị trí có một công việc khác nhau, cho nên bạn phải tự giải quyết phần công việc mà mình đảm nhận. Thế nhưng, bạn đã ở trong một tập thể thì phải biết phối hợp cùng với hệ thống kế toán trong công ty giải quyết những vấn đề chung.

– Khả năng chịu áp lực cao trong công việc. Hằng ngày bạn phải làm việc với vô vàn những con số, đối mặt với những thay đổi của các thông tin kinh tế, tài chính, lại phải tập trung xử lý công việc sao cho chính xác, hợp lý…vì vậy không thể tránh khỏi việc bị stress trong công việc.

– Yêu thích những con số. Không cần nói chắc hẳn chúng ta đều biết kế toán là gắn liền với những con số, đôi khi nó thật khô khan và “khó nuốt”. Nhưng đã yêu thích nghề kế toán nhất định bạn phải yêu, phải đam mê những con số ấy. Cho dù bạn cố gắng đến với nghề kế toán nhưng lại không có sự đam mê những con số thì cũng không thể nào làm

Xem thêm tại: ultv.edu.vn

TheAnh