Cần biết những gì về doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp 2020
3/5 – (2 bình chọn)
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về những điều cần biết về doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp năm 2020 giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề trên.
Doanh nghiệp nhà nước là gì? Doanh nghiệp nhà nước tiếng anh là gì?
Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và theo quy định tại Luật doanh nghiệp thì nhà nước chỉ tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đây được xem như một bộ phận kinh tế của nhà nước năm giữ vai trò quan trọng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, theo quy định kể từ ngày 01/01/2021, các trường hợp sau đây sẽ được xem là doanh nghiệp nhà nước:
Trường hợp 1: Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cụ thể như sau:
(i) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% giá trị vốn điều lệ và là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước và là công ty mẹ nằm trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
(ii) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và là công ty hoàn toàn độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trường hợp 2: có thành viên tham gia là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, cụ thể như sau:
(i) Là công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và là công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% giá trị vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền tham gia biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước và công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
(ii) Là trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, công ty cố phần là công ty hoạt động độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% giá trị vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền tham gia biểu quyết.
Doanh nghiệp nhà nước Tiếng Anh là gì?
Doanh nghiệp nhà nước: State – owned enterprise
Định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước: Definition of gorvernment company
State-owned enterprise State enterprise means an enterprise of which over 50% of charter capital isowned by the State (là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50 % vốn điều lệ.)
Có thể bạn quan tâm: Thành lập doanh nghiệp nhà nước
Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước
Chủ đầu tư: được hiểu là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư duy nhất có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước có toàn quyền quyết định trong việc hình thành, tổ chức và tiến hành định đoạt, quyết định mục tiêu và chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất trong kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định các mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức doanh nghiệp,…
Sở hữu vốn: Nắm giữ toàn bộ quyền trong việc sở hữu vốn điều lệ (100% giá trị) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
Hình thức tồn tại: tồn tại dưới dạng nhiều hình thức, trong trường hợp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì sẽ có các loại hình quy định như sau: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc nhà nước. Trong trường hợp doanh nghiệp sở hữu trên 50% giá trị vốn điều lệ thì sẽ tồn tại dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trách nhiệm tài sản: Chịu hoàn toàn trách nhiệm trong phạm vi tài sản của tổ chức doanh nghiệp. Trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp thì nhà nước sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm hữu hạn.
Tư cách pháp lý: đóng vai trò là tư cách pháp nhân.
Luật áp dụng: trường hợp các công ty nhà nước đã tiến hành chuyển đổi thành công ty cơ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì sẽ tổ chức đi vào hoạt động dựa theo Luật doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp nhà nước khác cũng sẽ tiến hành tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp.
Xem thêm về: Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước
Phân loại doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ vào hình thức tổ chức có năm loại sau đây
Thứ nhất, công ty nhà nước: là các tổ chức doanh nghiệp do nhà nước nắm quyền sở hữu toàn bộ nguồn vốn điều lệ để tiến hành thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức là công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
Thứ hai, công ty cổ phần nhà nước: có hình thức dưới dạng công ty cổ phần với toàn bộ cổ đông đều là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước thực hiện ủy quyền góp vốn. Tổ chức và đi vào hoạt động dựa theo quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2005.
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ nguồn vốn điều lệ. Tổ chức hoạt động quản lý và đăng ký theo Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều thuộc công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được thực hiện ủy quyền góp vốn. Hoạt động và tiến hành tổ chức dựa theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% giá trị vốn điều lệ và nhà nước sẽ tiến hành nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp.
Dựa theo nguồn vốn: có hai loại được quy định như sau:
Thứ nhất: Nhà nước nắm quyền sở hữu 100% giá trị vốn bao gồm: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước với hai thành viên trở lên.
Thứ hai: do Nhà nước đóng góp cổ phiếu, vốn vào việc tham gia góp chi phối gồm: công ty cổ phần nhà nước, mà trong đó nhà nước chiếm 50% giá trị cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm 50% vốn góp.
Dựa theo mô hình tổ chức quản lý có hai loại sau đây:
Thứ nhất: có hội đồng quản trị, hội đồng quản trị do cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà nước;
Thứ hai: trường hợp không có hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp được nhà nước tiến hành bổ nhiệm hoặc thuê với mục đích điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm về: Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp nhà nước khác nhau như thế nào?
Quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Việc tiến hành tổ chức, quản lý và điều hành hoàn toàn phụ thuộc vào mô hình tổ chức quản lý cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn:
(i) Mô hình tổ chức bao gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
(ii) Mô hình tổ chức bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm sát viên;
Một số câu hỏi về doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân không?
Doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã ban hành quy định cụ thể: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ mang tư cách pháp nhân kể từ ngày chính thức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Từ quy định trên, ta có thể kết luận doanh nghiệp nhà nước cũng có tư cách pháp nhân.
Doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp nào
Không được phép thực hiện việc đóng góp vốn hoặc tiến hành đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ trường hợp có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản dựa theo quy định ban hành tại Luật Kinh doanh bất động sản), không được thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần tại bất kỳ ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể dựa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Doanh nghiệp nhà nước thuộc loại hình doanh nghiệp nào
Có hình thức dưới dạng doanh nghiệp một chủ trong trường hợp sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.
Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc xem thêm tại Luật Doanh Nghiệp
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:
1900 6198
, E-mail:
.