Cẩm nang xin việc ngành xây dựng – địa ốc
Nội Dung Chính
Cẩm nang xin việc ngành xây dựng – địa ốc
Trong những năm gần đây, ngoại trừ những giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì ngành công nghiệp xây dựng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP cả nước và không ngừng thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Vậy làm thế nào để tận dụng những thế mạnh sẵn có của ngành hiện nay? Công việc ngành xây dựng là những gì? Ứng tuyển ngành xây dựng – địa ốc ra sao? Hãy cùng tìm hiểu cẩm nang xin việc ngành xây dựng – địa ốc mà TopCV cung cấp dưới đây để hiểu rõ.
1. Tổng quan về ngành xây dựng – địa ốc
Xây dựng là quy trình thiết kế và thi công nên cơ sở hạ tầng, hoặc các công trình, nhà ở. Trên thế giới, ngành xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng và một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Ngành xây dựng – địa ốc là gì?
Ngành xây dựng – địa ốc bao gồm các hoạt động quy hoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế công trình, thi công và giám sát thi công, quản lý dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu và các hoạt động liên quan đến kinh doanh bất động sản.
Khái niệm ngành xây dựng – địa ốc
Cơ hội xin việc ngành xây dựng – địa ốc
Với Luật Nhà Ở sửa đổi năm 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị trường bất động sản Việt Nam đang ấm dần lên, kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân dụng. Các Hiệp Định Thương mại tự do đã và sắp được ký kết cũng đem lại nhiều kỳ vọng trong việc đẩy mạnh nguồn vốn FDI (từ Nhật Bản, Trung Quốc…) vào Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng công nghiệp.
Bên cạnh đó ngành xây dựng nước ta đang có cơ hội rất lớn trong việc học hỏi công nghệ, kỹ thuật và năng lực quản lý từ các dự án đầu tư xây dựng giao thông, bất động sản của nước ngoài, giúp nâng cao trình độ và tay nghề của kỹ sư trong nước. Như vậy, ứng tuyển ngành xây dựng – địa ốc tại thời điểm hội nhập quốc tế như hiện nay là sự sáng suốt. Nhất là khi bạn thành thạo ngoại ngữ thì đó càng là một lợi thế và cơ hội phát triển vươn ra thế giới.
2. Công việc ngành xây dựng – địa ốc
Tính riêng ngành xây dựng đã chia ra thành rất nhiều chuyên ngành như thủy lợi và thủy điện, cảng và công trình biển, cầu đường, cấp thoát nước đô thị, xây dựng nông nghiệp, xây dựng dân dụng và chuyên nghiệp. Do đó lựa chọn nghề nghiệp trong ngành xây dựng – địa ốc hiện nay là vô cùng đa dạng trên mọi lĩnh vực. Sau đây TopCV chỉ xin gợi ý một số nghề tiêu biểu nhất để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công việc ngành xây dựng – địa ốc.
Kiến trúc sư (Architect)
Công việc chính của kiến trúc sư
- Phát triển ý tưởng, thiết kế và tạo ra các ứng dụng mới Kiểm tra, giám sát để đảm bảo quá trình thiết kế tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn hiện hành
- Tính toán khoảng cách, kích thước, khối lượng công việc, thời gian, chi phí, các nguồn lực và nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện công việc
- Làm việc phối hợp với các phòng ban và đối tác để thống nhất giải pháp, phương án thiết kế cho các dự án
- Quản lý, bám sát tiến độ thiết kế của nhà thầu
- Đảm bảo tiến độ dự án hoàn thành đúng kế hoạch được giao
Công việc ngành xây dựng
Công việc chính của kiến trúc sư
- Kiến trúc sư cũng chia theo nhiều lĩnh vực, có thể tùy vào đam mê của bạn mà chọn một lĩnh vực phù hợp như:
- Kiến trúc sư thiết kế nội thất
- Kiến trúc sư thiết kế cảnh quan
- Kiến trúc sư quy hoạch đô thị
- Kiến thúc sư xây dựng nhà cao tầng
- Kiến trúc sư thiết kế tạo dáng công nghiệp…
Kiến thức, kỹ năng cần có
- Tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc, thiết kế tại các trường đại học, cao đẳng; chuyên môn vững chắc về các loại hồ sơ thiết kế, trình duyệt, quy chuẩn thiết kế, quy định về quy hoạch pháp lý đô thị.
- Kỹ năng: thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh…), khả năng tính toán, sáng tạo, làm việc nhóm tốt, giao tiếp tốt, chịu được áp lực công việc, thành thạo các phần mềm chuyên ngành như Sketchup, Auto CAD, Revit…
Mức lương trung bình: 10.000.000 – 14.000.000 VND/tháng
Kỹ sư vật liệu xây dựng (Materials Engineer)
Công việc chính
- Kiểm định chất lượng nguyên, vật liệu đầu vào, thiết kế, giám sát và điều chỉnh cấp phối
- Phân tích dữ liệu khả năng chống chịu của nguyên, vật liệu bằng phần mềm mô hình hóa máy tính
- Theo dõi và xử lý những sự cố phát sinh (hư hỏng, rạn nứt, thất thoát vật liệu…) trong quá trình thi công
- Nghiên cứu, ứng dụng và điều chỉnh vật liệu phù hợp trong quá trình xây dựng
- Xem xét ảnh hưởng của chất thải nguyên vật liệu và các tác động đến môi trường khác trong quá trình xây dựng
- Xử lý, khắc phục các tác động ô nhiễm môi trường của vật liệu sau thi công
- Bàn giao công trình hoàn thiện và đảm bảo chất lượng cho chủ dự án
Kiến thức, kỹ năng cần có
- Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật vật liệu tại các trường cao đẳng, đại học; nắm rõ kiến thức về tính chất vật lý, hóa học của vật liệu và kiến trúc, kết cấu công trình.
- Kỹ năng: tư duy phản biện, logic, kỹ năng ra quyết định và xử lý tình huống, kỹ năng quản lý, nhạy bén tiếp thu công nghệ mới, khả năng làm việc nhóm, thành thạo các phần mềm chuyên ngành, phần mềm văn phòng và các mô hình tính toán…
Mức lương trung bình: 8.000.000 – 12.000.000 VND/tháng
Kỹ sư công trình giao thông (Transportation Engineer)
Công việc chính
- Lập kế hoạch thi công, kiểm tra, tính toán khối lượng công trình, tính khả thi của các giải pháp kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế, rà soát nội dung bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Khảo sát hiện trạng, địa hình, địa chất công trình, khí tượng thủy văn và các khảo sát cần thiết khác cho việc thi công
- Cho ý kiến, tư vấn chuyên môn về các phương án quy hoạch hạ tầng
- Phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và đưa ra các giải pháp để giải quyết
Kiến thức, kỹ năng cần có
- Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật giao thông tại các trường đại học, cao đẳng; kiến thức chuyên môn về trắc địa, kết cấu, thủy lực, tính chất vật liệu bê tông cốt thép; kiến thức chung về thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý và thực thi các dự án công trình giao thông.
- Kỹ năng: thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế, tính cẩn thận, tỉ mỉ, ham học hỏi, cập nhật công nghệ mới, nắm bắt xu hướng, kỹ năng xử lý thông tin, tư duy logic, khả năng làm việc nhóm, tinh thần hợp tác, kỹ năng giao tiếp, đàm phán…
Mức lương trung bình: 8.000.000 – 12.000.000 VND/tháng
Kỹ sư giám sát an toàn lao động (HSE Inspector)
Công việc chính
- Cập nhật, xây dựng nội quy, quy trình về an toàn lao động, môi trường, 5S, phòng cháy chữa cháy đến các nhà máy, công trường, đảm bảo thực hiện đồng bộ theo quy chuẩn
- Chịu trách nhiệm về các vấn đề an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong công ty
- Phối hợp với các bộ phận liên quan trong công tác hỗ trợ đánh giá, đăng ký hệ thống quản lý chất lượng ISO, 5S, BAP, HACCP…
- Phân tích, báo cáo đầy đủ các trường hợp đột xuất có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, môi trường, phòng cháy chữa cháy, 5S…
- Đánh giá rủi ro, xây dựng quy trình, biện pháp an toàn cho quá trình thi công như làm việc trên cao, cẩu hàng, không gian hạn chế, lắp đặt đường ống…
- Thường xuyên tuần tra trên công trường và các vị trí thi công để đưa ra các cảnh báo kịp thời
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn an toàn, biện pháp an toàn tại công trường
Kiến thức, kỹ năng cần có
- Tốt nghiệp chuyên ngành về bảo hộ, an toàn lao động tại các trường đại học, cao đẳng; nắm vững kiến thức về an toàn điện, cháy nổ, khí hóa lỏng, cẩu kéo…, sơ/cấp cứu trên công trường và các vấn đề pháp lý trong tiêu chuẩn ngành.
- Kỹ năng: thành thạo tin học văn phòng, kỹ năng quản lý, giám sát, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt, nhạy bén trong việc tiếp thu công nghệ mới…
Mức lương trung bình: 7.000.000 – 10.000.000 VND/tháng
Kỹ sư thiết kế kết cấu (Structure Engineer)
Công việc chính
- Thiết kế, triển khai chi tiết bản vẽ, kỹ thuật thi công, kết cấu công trình nhà xưởng, nhà cao tầng…
- Tiến hành tính toán, phân tích kết cấu và đưa ra giải pháp thiết kế và hiệu quả xây dựng
- Lập dự toán, bóc tách khối lượng, phân tích hồ sơ khảo sát địa chất, đưa ra phương án móng hợp lý
- Chỉnh sửa thiết kế dự án theo yêu cầu thay đổi của lãnh đạo cũng như tình hình thực tế
- Giám sát tiến độ, kiểm soát chất lượng các hạng mục kết cấu ngoài công trường, đảm bảo đúng theo hồ sơ mời thầu và bản thiết kế
- Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công công trình
Giám sát tiến độ thi công là công việc không thể thiếu của kỹ sư thiết kế kết cấu
Kiến thức, kỹ năng cần có
- Tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các trường cao đẳng, đại học; kiến thức về các ngành liên quan như vật liệu, vật lý học, cơ học…
- Kỹ năng: thành thạo các phần mềm chuyên ngành như Auto Cad, Plaxis, Safe, Etabs… và Microsoft Office; kỹ năng tính toán, thành thạo tiếng Anh là một lợi thế, khả năng làm việc nhóm…
Mức lương trung bình: 8.000.000 – 12.000.000 VND/tháng
Nhân viên môi giới bất động sản
Công việc chính của nhân viên môi giới bất động sản
- Tìm hiểu về các loại hình bất động sản và nhu cầu khách hàng, xác định phân khúc thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu
- Lên các ý tưởng quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng tiềm năng
- Nắm bắt xu hướng nhu cầu về bất động sản của thị trường.
Kiến thức, kỹ năng cần có
- Kiến thức về kinh tế, quản trị, luật pháp, marketing bất động sản là một lợi thế
- Kỹ năng: giao tiếp và đàm phán tốt, sự linh hoạt và nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng, bản lĩnh, kiên nhẫn, thái độ tốt, thành thạo tiếng Anh là một lợi thế, thành thạo các phần mềm văn phòng…
Mức lương trung bình: 5.000.000 – 7.000.000 VND/tháng (lương cứng)
Trên thực tế, thu nhập trong nghề này quan trọng là ở hoa hồng từ các giao dịch thành công. Nếu làm tốt, bạn có thể nhận đến hàng chục triệu mỗi tháng.
Lưu ý: Các mức lương được nêu ở trên chỉ là tham khảo. Thực tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của từng người.
3. Những trường ĐH đào tạo ngành xây dựng
Vì ngành xây dựng bao gồm rất nhiều lĩnh vực nên số lượng trường có đào tạo các ngành liên quan tại Việt Nam cũng không ít, tiêu biểu như:
Lĩnh vực an toàn lao động:
- Đại học Công đoàn Hà Nội
- Đại học Tôn Đức Thắng
Lĩnh vực kiến trúc
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Xây dựng Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Mỹ thuật Việt Nam
- Đại học Kỹ thuật – Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh
Lĩnh vực kỹ thuật xây dựng:
- Đại học Xây dựng Hà Nội
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Bách khoa Hà Nội/ TP. Hồ Chí Minh/ Đà Nẵng
- Đại học Thủy lợi
- Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Học viện Hậu cần…
4. Cẩm nang xin việc ngành xây dựng – địa ốc
Các doanh nghiệp tiêu biểu khi xin việc ngành xây dựng – địa ốc
- Lĩnh vực kiến trúc: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế DP, Công ty Tư vấn và Thiết kế Kiến trúc Việt Nam (DAC), Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Xây dựng Anh Linh (Alinco)…
- Lĩnh vực vật liệu: MIKADO, Tập đoàn Hòa Phát, Gyproc Saint – Gobain Việt Nam, Tập đoàn Hoa Sen…
- Lĩnh vực an toàn lao động: Tập đoàn Technip FMC, Công ty TNHH Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC M&C…
- Lĩnh vực kỹ thuật xây dựng: Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Công ty CP Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam (CDC), Tổng Công ty tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC), Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông Cienco…
- Lĩnh vực bất động sản: Vinpearl, FLC Group, CEN Group, Sun Group, Megaland, Vietstarland, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng Bất động sản Đô Thị Xanh, Công Ty TNHH Dịch Vụ BĐS SeaLands, Công ty CP Dịch vụ và Xây dựng Bất động sản Việt, Công ty TNHH Xây dựng và Quản lý Bất động sản Trường Phát…
Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành luật, xin việc ngành kế toán – kiểm toán
Tìm kiếm công việc ngành xây dựng – địa ốc
Nếu các bạn đã xác định và mong muốn làm việc tại một doanh nghiệp cụ thể, hãy theo dõi website và fanpage facebook của tổ chức đó thường xuyên để không bỏ lỡ tin tuyển dụng nào.
Bí quyết xin việc ngành xây dựng – địa ốc thành công
Tuy nhiên cách làm này tốn khá nhiều thời gian nếu không gặp đúng thời điểm tuyển dụng. Vì vậy để nhanh chóng và hiệu quả hơn, bạn có thể tìm việc làm ngành xây dựng – địa ốc tại:
- Các website đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp: topcv.vn, timviecnhanh, vieclam24h, vietnamworks, careerbuilder…
- Fanpage Facebook: Việc làm cho dân xây dựng, việc làm cho ngành xây dựng, Tìm việc làm xây dựng…
Group Facebook : Việc làm cho dân xây dựng, việc làm cho ngành xây dựng, Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Bất động sản Hà Nội Group…
CV xin việc ngành xây dựng – địa ốc
Có thể nói một bản CV xin việc ấn tượng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công khi ứng tuyển ngành xây dựng – địa ốc. Bạn nên thể hiện bằng cấp, kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng cá nhân đặc biệt của mình trong CV một cách hệ thống, đầy đủ nhưng vẫn phải súc tích để giúp bạn nổi bật trong vô số các bộ hồ sơ xin việc khác.
Cẩm nang xin việc ngành xây dựng – địa ốc
Hãy nhớ rằng, kiến trúc và kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn rất cao nên việc nhấn mạnh vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm là quan trọng nhất, rồi mới đến kỹ năng. Còn trong lĩnh vực môi giới bất động sản, các kỹ năng cá nhân và năng lực học hỏi lại là điều quyết định sự thành công trong nghề.
Nếu vẫn chưa biết viết một bản CV xin việc ngành xây dựng – địa ốc ra sao, hãy tham thảo các mẫu CV phân theo ngành nghề của TopCV để hiểu cách viết rồi tự hoàn thiện CV của riêng mình tại đây nhé.
Chúc bạn luôn thành công!
Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.