Cẩm nang từ A đến Z về kem chống nắng đã là con gái phải biết

Bạn có thể không trang điểm khi ra đường nhưng kem chống nắng thì bắt buộc phải có. Bạn đã biết gì về sản phẩm chăm sóc da quan trọng này và đã sử dụng đúng cách hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả những thông tin bạn cần biết để giữ gìn làn da khỏe đẹp dưới nắng.

kem chong nangCùng kiểm tra kiến thức của bạn về kem chống nắng nhé!

Nhiều bạn vẫn cho rằng chỉ cần sử dụng kem chống nắng khi da trực tiếp tiếp xúc với tia mặt trời, chẳng hạn như khi đi tắm biển. Nếu sản phẩm này đối với bạn còn “xa lạ” đến thế thì hãy đọc ngay những thông tin dưới đây để thay đổi suy nghĩ nhé. 

Kem chống nắng là gì?

 

Kem chống nắng là một sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da, có tác dụng chống lại các tia cực tím gây tổn thương làn da. Sản phẩm chống nắng phổ biến nhất là dạng kem, ngoài ra còn có dạng xịt và dạng khăn lau tẩm sẵn chất chống nắng.

Vì sao phải dùng kem chống nắng?

tac dung cua kem chong nang

Ai cũng biết tác dụng của kem chống nắng tất nhiên là… chống nắng. Nhưng vì sao việc chống nắng lại quan trọng với làn da đến như vậy thì không phải ai cũng hiểu được.

  • Bảo vệ da khỏi tia UV: Tình trạng ô nhiễm môi trường và thủng tầng ozone khiến chúng ta ngày càng bị đe dọa bởi các tia tử ngoại. Đây là các tia độc hại tác động và làm tổn thương trực tiếp đến làn da. Chúng có thể xuyên qua các lớp vải như áo khoác, khẩu trang… nên bạn vẫn cần thêm một lớp chống nắng toàn diện nữa ở bên trong.
  • Chống ung thư da: Trước tiên về sức khỏe, chống nắng cẩn thận sẽ giảm thiểu được nguy cơ ung thư da, nhất là u hắc tố thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 20.
  • Ngăn ngừa cháy nắng: Dưới sự xâm nhập của các tia UV, da bạn sẽ không tránh khỏi hiện tượng cháy, đỏ, ngứa ngáy và kích ứng nếu không được che chắn và chăm sóc cẩn thận.
  • Đẩy lùi lão hóa: Ánh nắng chính là một trong những nguyên nhân gây lão hóa sớm, làm hình thành các đường rãnh, nếp nhăn. Các nguyên cứu đã cho thấy những người dưới 55 tuổi có sử dụng các sản phẩm chống nắng thì mức độ lão hóa thấp hơn người không dùng đến 24%.
  • Dưỡng trắng da: Nếu bạn muốn dưỡng trắng da thì không thể nào bỏ qua bước chống nắng. Dù có đầu tư sản phẩm làm trắng đắt tiền đến đâu mà để da liên tục bị tác động bởi ánh nắng thì bạn cũng khó mà trắng lên được.
  • Dưỡng da khỏe mạnh: Kem chống nắng sẽ giữ gìn cho bạn lớp collagen, elastin và keratin tự nhiên, giúp da giữ được độ mịn màng, khỏe mạnh.

Đọc thêm: 11 lý do bạn nên dùng kem chống nắng ngay từ hôm nay.

Các loại kem chống nắng

Có 2 loại kem chống nắng là vật lý (sunblock) và hóa học (sunscreen).

Kem chống nắng vật lý, hay còn gọi là sunblock

kem chong nang vat lyLoại này đóng vai trò như một tấm màng chắn khuếch tán không cho các tia UV tiếp cận da. 2 thành phần chính thường thấy là Titanium Oxide và Zinc Oxide.

Ưu điểm

  • Không chứa hóa chất mạnh, các chất trong kem cũng chỉ nằm ngoài chứ không thẩm thấu vào da nên không gây kích ứng
  • Giữ được lâu trên da, không phải thoa lại nhiều lần
  • Có  thể ra ngoài ngay sau khi thoa kem vì không cần thời gian hấp thụ

Nhược điểm

  • Chất kem dày và trắng, lại không thấm vào da nên sẽ tạo thành một lớp dày ở trên, khá “lộ” và thiếu tự nhiên, đặc biệt là khi bạn có trang điểm
  • Gây bí và khó chịu nếu đổ nhiều mồ hôi
  • Chống thấm nước và mồ hôi tương đối kém

Kem chống nắng hóa học, hay còn gọi là sunscreen

kem chong nang hoa hocLoại này lại có tác dụng như một tấm màng lọc, hấp thụ các tia UV trước khi nó xâm nhập đến da. Nó hấp thụ tia UVB rất tốt nhưng lại không hoàn toàn loại bỏ được tia UVA. Bạn nên chọn sản phẩm chứa octylcrylene và benzophenone để lọc UVA hiệu quả hơn.

Ưu điểm

  • Thẩm thấu nhanh và không hiện “dấu vết” trên da, không gây bí và nhờn rít
  • Không nâng tông nhiều nên trông da sẽ tự nhiên hơn
  • Chỉ số chống nắng cao hơn

Nhược điểm

  • Gây kích ứng trong 1 số trường hợp da nhạy cảm
  • Phải thoa lại sau 2-3 giờ
  • Cần thời gian thẩm thấu nên bạn phải thoa kem 20-30 phút trước khi ra nắng thì mới có tác dụng

Xem thêm: Cách sử dụng kem chống nắng vật lý và hóa học.

Các chỉ số của kem chống nắng

Những thông số thường được nhắc đến khi nói về các sản phẩm chống nắng là UVA, UVB, SPF, PA. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của chúng để lựa chọn được một sản phẩm tốt nhất và phù hợp với mình nhất nhé.

1. Tia UVB (Ultraviolet B)tia uvb la gi

  • Tia tử ngoại bước sóng B có bước sóng tương đối ngắn và chỉ có khả năng tác động được đến lớp biểu bì.
  • Có thể bị ngăn lại bởi mây mù, sương, cửa kính.
  • Loại này có thể gây ra một số tổn thương cho da như làm cháy nắng, đỏ, bỏng da, khiến da mất nước và có thể xảy ra kích ứng.

2. UVA (Ultravioler A)tia uva la gi

  • Tia tử ngoại bước sóng A chiếm 95% trong tia nắng mặt trời. Loại này có bước sóng dài và hấp thụ sâu xuống da, xuyên qua biểu bì sâu đến lớp hạ bì.
  • Có thể xuyên qua cả mây, sương, cửa kính… Vì vậy ngay cả khi bạn đang ở trong bóng râm thì vẫn có thể trở thành “nạn nhân” của loại tia này.
  • UVA là thủ phạm gây đen da, nám da, nhăn và lão hóa, thậm chí có thể gây ung thư nếu phải tiếp xúc quá nhiều.

Ngoài UVA và UVB thì còn có UVC. Đây là tia nguy hiểm nhất có khả năng gây ung thư nhưng đã bị tầng ozone ngăn lại nên không đến được với mặt đất, trừ những nên tầng ozone bị mỏng hoặc thủng. Các sản phẩm chống nắng hiện tại chỉ tập trung vào chống tia UVA và UVB mà thôi.

3. SPF (Sun Protection Factor)

spf la giSPF là chỉ số thể hiện mức độ chống tia UVB, dao động từ 1-100, nhưng các sản phẩm chống nắng hiện nay thường có SPF rơi vào khoảng 15-100. Chỉ số này càng cao thì thời gian da được bảo vệ khỏi tia UVB càng dài.

Đối với người sở hữu làn da có sắc độ trung bình, 1 SPF chống được UVB trong khoảng 15 phút. Do đó, muốn biết thời gian da được bảo vệ dưới nắng, bạn lấy chỉ số SPF được ghi trên sản phẩm rồi nhân với 15.

Thời gian này sẽ có sự thay đổi tùy theo màu da của người sử dụng. Đối với người da trắng sáng thì 1 SPF sẽ giữ an toàn được cho da trong 10 phút. Còn ở người da ngăm thì lại đến 20 phút. Tuy nhiên số liệu trên được nghiên cứu trong điều kiện chuẩn, tốt nhất bạn vẫn nên dặm lại kem sau một thời gian nhất định.

Bên cạnh đó, SPF còn nói lên phần trăm chống tia UVB, tuy nhiên chỉ số phần trăm này không chênh lệch nhau quá nhiều. Kem chống nắng có SPF là 1 chống được 93% tia UVB, kem có SPF 30 chống được 97%, kem có SPF 50 chống được 98%, kem có SPF 100 chống được 99%.

Có phải bạn đang nghĩ dùng sản phẩm có SPF càng cao càng tốt hay không? Sự thật không hẳn là như vậy. Chỉ số chống nắng càng cao cũng có nghĩa là kem chứa càng nhiều chất hóa học mạnh. Do đó, bạn nên chọn chỉ số phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Kem có SPF từ 30-50 là vừa phải để dùng hằng ngày. Còn nếu bạn hoạt động ngoài trời nhiều, chẳng hạn như đi biển thì nên dùng loại SPF cao hơn, chẳng hạn như 80.

4. PA (Protect Grade of UVA)

pa la giPA là con số nói lên khả năng lọc được tia UVA trong ánh nắng mặt trời, giúp da không bị tổn thương và lão hóa. PA không được thể hiện bằng những con số mà được nhận biết bằng những dấu cộng (+). Càng nhiều dấu cộng thì khả năng chống UVA càng cao.

PA được chia thành các mức độ:

  • PA+: Có khả năng chống UVA, khoảng 40-50%
  • PA++: Chống UVA khá tốt, khoảng 60-70%
  • PA+++: Chống UVA tốt, khoảng 80-90%
  • PA++++: Chống UVA rất tốt, trên 90%

Sử dụng kem chống nắng đúng cách 

Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về loại sản phẩm này, vấn đề quan trọng nhất vẫn là cách sử dụng kem chống nắng như thế nào là chuẩn nhất.

1. Lựa chọn kem chống nắnglua chon kem chong nang

  • Dựa vào các chỉ số: Bạn nên dùng sản phẩm nào có đủ cả 2 chỉ số là SPF và PA. Lý do là vì tất cả sản phẩm trên thị trường hiện này đều có khả năng chống UVB nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA. Để bảo vệ da toàn diện thì bạn hãy mua loại sản phẩm có ghi cả chỉ số SPF và PA trên bao bì.
  • Dựa vào loại kem: Chọn kem vật lý hay kem hóa học? Điều này tùy thuộc vào sở thích của bạn. Kem vật lý thích hợp dùng khi không trang điểm, ngược lại, kem hóa học lại dùng làm lớp lót rất tốt khi trang điểm vì khá mỏng nhẹ, không là dày gương mặt.
  • Dựa vào loại da: Da dầu, da khô, da hỗn hợp và da nhạy cảm, mỗi loại da lại thích nghi với một loại chống nắng có thành phần và chỉ số riêng phù hợp.

Xem ngay: Hướng dẫn chọn kem chống nắng theo loại da.

2. Khi nào nên dùng kem chống nắng?

khi nao nen dung kem chong nangÁnh nắng mấy giờ có thể làm đen da? Tia UVB hoạt động mạnh nhất từ 10h-16h mỗi ngày, đặc biệt là từ giữa trưa đến đầu giờ chiều, nếu có thể bạn nên tránh ra ngoài trong thời gian này. Điều này không có nghĩa là ngoài khoảng thời gian trên thì làn da bạn được an toàn. Vì ngoài UVB thì trong ánh nắng vẫn còn tia UVA. Tia này vẫn hoạt động cả trước 10h sáng và sau 16h chiều, nên tốt nhất trời còn nắng là còn phải bôi kem nhé.

Vậy còn những ngày trời râm, không nắng thì sao? Các nghiên cứu cho thấy vào những khoảng thời gian này vẫn còn tồn tại đến 50-60% tia cực tím so với khi trời nắng. Vì thế bạn vẫn nên chống nắng như bình thường.

Ngồi trong nhà có cần bôi kem chống nắng không? Đôi khi tia UV có thể xuyên qua cửa số, rèm để đến được với làn da nên bạn hiểu mình phải làm gì rồi nhé.

Người phải làm việc nhiều với màn hình máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác cũng cần chống nắng như khi đi ngoài đường. Các tia bức xạ từ những thiết bị này cũng gây những tác hại tương tự với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.

3. Bôi kem chống nắng đúng cách như thế nào?cach boi kem chong nang

  • Trước tiên, bôi bao nhiêu là đủ? Thông thường bạn cần 1.2g kem cho da mặt và 20-30g cho toàn cơ thể.
  • Kem chống nắng được bôi sau các bước dưỡng da và trước các bước trang điểm. Nên bôi kem trước 20 phút trước khi ra nắng để sản phẩm phát huy tác dụng.
  • Chấm kem lên da, kết hợp thoa và vỗ nhẹ để kem thẩm thấu đều trên da.
  • Đừng bỏ qua những vùng da như cổ, gáy, sau tai…
  • Để đảm bảo hiệu quả, tốt nhất bạn nên dặm lại kem sau 2-3 tiếng
  • Kem chống nắng không thần kì đến mức bạn có thể để da trần dưới nắng. Vì vậy vẫn cần trang bị thêm những “vũ khí” khác như áo, nón, khẩu trang nhé.

Tránh xa 6 sai lầm khi sử dụng kem chống nắng để không phí tiền vô ích nhé.

4. Chăm sóc da sau khi dùng kem chống nắng

Chỉ dùng kem chống nắng có phải tẩy trang không? Ngay cả khi bạn không trang điểm thêm gì khác thì vẫn phải tẩy trang đầy đủ để làm sạch hoàn toàn chất kem và bụi bẩn bám trên da. Những chất thừa để đọng lại trên mặt sẽ là bí tắc lỗ chân lông và gây mụn cùng nhiều vấn đề khác cho da.

“Thuộc lòng” cẩm nang về kem chống nắng trên sẽ giúp bạn chăm sóc làn da mình đúng cách hơn. Bất kể thời tiết nóng hay lạnh, nắng hay mưa thì da vẫn phải đẹp đúng không nào?

Cuối cùng, xem ngay 7 loại kem chống nắng tốt dưới 500 nghìn.