Cẩm nang tham quan đền Bạch Mã cập nhật 2022

Cẩm nang tham quan đền Bạch Mã cập nhật 2022

Là một trong tứ trấn thiêng liêng, trấn giữ phía đông của kinh thành Thăng Long xưa, đền Bạch Mã có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Để hiểu rõ hơn về ngôi đền thiêng này, VietAIR mời các bạn theo dõi bàn viết sau đây nhé.

1. Thông tin chung về đền Bạch Mã

đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã tọa lạc tại số 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội với lịch sử hơn 1000 năm tuổi là một trong số những chứng tích còn sót lại của Hà Nội xưa. Sự ra đời của ngôi đền này gắn với truyền thuyết Cao Biền (người Trung Quốc) xây dựng để thờ thần Long Đỗ Vương và truyền thuyết xây thành khi dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long của vua Lý Thái Tổ.

Đây là một chứng tích quan trọng một thời về của đất nước về lịch sử, nghệ thuật, văn hóa và triết học. Điều này được thể hiện rõ qua kiến trúc của ngôi đền với các hoa văn, họa tiết được chạm trổ hết sức tinh xảo, bắt mắt. Ngoài ra, Đền Bạch Mã còn là một điểm đến linh thiêng để mỗi người đến cầu may mắn, bình an cho gia đình và đất nước.

2. Thời gian thích hợp đi thăm đền Bạch Mã

đi đền Bạch Mã vào thời gian nào

  • Ngày thường: Đền Bạch Mã đón khách từ 8 giờ – 11 giờ sáng và 14 giờ – 20 giờ tối các ngày trong tuần, trừ thứ hai.
  • Ngày lễ hội: Lễ chính của đền Bạch Mã được tổ chức vào ngày 13/2 âm lịch. Đây vừa là một lễ hội mang nghi thức cung đình, vừa là tập tục dân gian quan trọng được duy trì từ ngàn đời góp phần đem không khí vui tươi, phấn khởi, tinh thần lạc quan của ngày xuân để cầu mong một năm may mắn và bình an cho cả năm.  

3. Phương tiện và đường đi đến đền Bạch Mã

  • Phương tiện cá nhân: Để đi đến Đền Bạch Mã, bạn cần đi đến đường Nguyễn Thái Học, đến Cửa Nam rẽ vào phố Phùng Hưng rồi đi tiếp tới phố Hàng Buồm và tìm địa chỉ số 76 là sẽ tới được đền Bạch Mã.
  • Phương tiện công cộng: Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể chọn một trong số các tuyến số: 18, 32, 34 và xuống điểm xe buýt Trần Nhật Duật rồi đi bộ tầm 500m để đến đền.

4. Hành trang cần mang theo khi đến tham quan đền

den-bach-ma

  • Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân/chứng minh thư, các loại giấy phép lái xe nếu đi bằng phương tiện cá nhân.
  • Kem chống nắng và các vật dụng che chắn khác nếu đi vào mùa nắng: Hãy nhớ bảo vệ làn da của mình khỏi nắng nóng và khói bụi để luôn rạng rỡ trong suốt chuyến đi nhé.
  • Phương tiện chụp ảnh: Nếu là người thích lưu lại những khoảnh khắc đẹp ở mỗi địa danh nổi tiếng, bạn đừng quên mang theo điện thoại hay máy ảnh để không bỏ lỡ cơ hội này.

5. Vãn cảnh đẹp đền Bạch Mã

den-bach-ma

Khi tới thăm đền Bạch Mã, bạn sẽ dễ dàng bị choáng ngợp bởi một vẻ đẹp chứa đựng trí tuệ và đời sống tinh thần của người Việt Nam xưa.

Đền Bạch Mã có kiến trúc nghệ thuật mang nhiều phong cách của thế kỷ 19 với cấu trúc theo chiều dọc, khép kín, bao gồm: Nghi Môn, Phương Đình (sân trước), Đại Bái (đình ngoài), Thiên hương, cung cấm (nơi thờ tượng thần Bạch Mã) và nhà hội đồng.

Vẻ đẹp nổi bật cổ kính phía trong đền là những cột gỗ lim và các mái đỡ tạo thành thế “giá chiêng chồng rường con nhị” và “hệ cùng 3 phương”. Chính sự đặc sắc trong lối kiến trúc cổ này đã giúp cho ngôi đền có sự vững chãi theo năm tháng. Đồng thời, trở thành nơi thể hiện những nét trạm trổ tinh xảo, khỏe khoắn các hình vẽ cổ của người xưa.

Hiện nay, đền Bạch Mã là nơi vẫn còn lưu giữ được 15 tấm bia đá tạc lại những lần tu sửa đền, quy định của chúa Trịnh trong miễn thuế, sưu dịch để trông nom đền, thể lệ đóng góp, ăn uống,… Ngoài ra đền có nhiều hiện vật, đồ thờ tự quý hiếm cùng các sắc phong của nhiều vị vua triều Lê, Tây Sơn hay triều Nguyễn. Để tôn vinh một địa danh nổi tiếng, thiêng liêng giữa chốn thủ đô đang phát triển từng ngày, đền Bạch Mã đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1986 .

Nếu đã tham quan xong đền Bạch Mã, bạn có thể đến những địa điểm gần đó như: Hồ Gươm, nhà Hát Lớn, đường sách Đinh Lễ,… để cảm nhận rõ hơn về một Hà Nội trong trẻo, thơ mộng bên cạnh sự xô bồ, nhộn nhịp mà mọi người vẫn thường thấy nhé.

6. Lưu ý khi đi lễ/tham quan đền Bạch Mã

den-bach-ma

  • Khi đến tham quan đền Bạch Mã, bạn phải đi theo thứ tự: Tam Quan, Phương Đình, Đại Bái, Thiêu Hương, Cung cấm.
  • Không nên dâng đặt lễ mặn ở Tiền Đường (nơi thờ tự chính của ngôi).
  • Không đặt tiền giọt dầu vào tay các bức tượng thần trong đền.
  • Hạ lễ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
  • Không nên đi trước mặt người đang thành tâm khấn vái.
  • Làm lễ cần tịnh tâm, giữ gìn trật tự và sự tôn nghiêm nhất định trong đền.

Trên đây là những chia sẻ hết sức hữu ích của VietAIR dành cho những bạn sắp sửa có ý định tham quan đền Bạch Mã. Còn chần chờ gì nữa? Hãy đi để cảm nhận vẻ đẹp bất tận của quê hương, đất nước mình. Nếu còn gì băn khoăn liên quan đến vé máy bay đi Hà Nội đừng ngại gọi cho chúng tôi qua số Hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí 24/7 nhé! Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.