Cách xử trí trẻ bị ong đốt nhanh tại nhà – Điều ba mẹ cần lưu ý

Trẻ bị ong đốt không phải là hiếm gặp khi trẻ sống ở vùng quê hoặc đi dã ngoại. Sau đây AVAKids sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về các cách xử lý vết ong chích nhé.

1Triệu chứng khi trẻ bị ong đốt

Trẻ bị ong đốt sưng tấy

Vết ong đốt nóng đỏ, sưng ngứa

Một số triệu chứng khi bị ong đốt:

  • Đau dữ dội và nóng rát tại vết ong đốt, kéo dài từ 1-2 giờ
  • Ngứa ngáy, châm chích, phát ban ở các vùng da bị ong đốt
  • Khó thở, khò khè, gặp khó khăn khi nuốt
  • Sưng phù mặt, miệng, cổ họng
  • Không nghỉ ngơi được và luôn trong tình trạng lo âu
  • Choáng váng hay bị tụt huyết áp đột ngột 
  • Mạch đập nhanh
  • Vết ong đốt sưng tấy lên trong vòng 48 giờ sau khi trẻ bị đốt. Tình trạng sưng tấy khi trẻ bị ong đốt có thể kéo dài trong 7 ngày.

2Ong đốt có nguy hiểm không?

Ong thông thường đốt sẽ không gây ra nguy hiểm, trừ các trường hợp bị ong bắp cày, ong vò vẽ và một số loại ong trên núi đốt. Khi trẻ bị ong đốt biểu hiện đầu tiên là đau rát, nếu nặng có thể bị tím tái, trụy tim mạch, sốc thậm chí dẫn đến tử vong nếu bị đốt quá nhiều và không có biện pháp sơ cứu kịp thời.

Theo một thống kê, mỗi năm có hơn 40 người tử vong do bị loài ong Châu Phi tấn công. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, các mẹ nên trang bị cho mình một số kiến thức để sơ cứu khi bị ong đốt.

3Trẻ bị ong đốt có sốt không?

Ong thường tấn công theo bầy. Trong trường hợp trẻ bị nhiều con ong cùng đốt, trên 10 vết đốt thì có thể gây nên triệu chứng sốt kèm theo buồn nôn, nôn, đau bụng, co cứng cơ, tiêu chảy, phù nề.

Có thể bạn quan tâm: Cách xử trí an toàn khi

Cách xử trí an toàn khi trẻ nôn liên tục , ba mẹ cần biết

4Cách xử trí tại nhà khi trẻ bị ong đốt

Cách sơ cứu khi trẻ bị ong đốt:

  • Bước 1: Lấy kim (ngòi) ong ra ngay. Mẹ có thể dùng nhíp, mép của chiếc thẻ tín dụng hoặc móng tay để gắp ngòi ong ra. Mẹ nên nhẹ tay và không bóp chỗ có ngòi ong để tránh ngòi ong tiết thêm độc, không nặn ép để tránh làm nọc độc lan ra. Ngòi ong khoảng bằng đầu bút bi nên rất dễ thấy.
  • Bước 2: Rửa vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước lạnh. Nước lạnh sẽ giúp làm dịu vùng da bị ong đốt, còn xà phòng sẽ giúp làm sạch bụi bẩn và nọc độc. Có thể chườm thêm đá để giảm sưng. 

Nếu trẻ bị ong đốt sưng to và vẫn còn thấy đau thì mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc bôi ngoài da trị ngứa kháng viêm, chẳng hạn như thoa kem steroid 3 lần mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn ba mẹ cách lấy

: Hướng dẫn ba mẹ cách lấy dị vật tai ở trẻ nhỏ an toàn

5Trẻ bị ong đốt bôi gì?

Kem đánh răng

Khi trẻ vừa bị ong đốt, mẹ bôi kem đánh răng lên vết thương và để khoảng 30 phút. Kem đánh răng sẽ giúp trẻ đỡ đau hơn, vết sưng tấy cũng nhanh lành hơn. Mẹ nên thoa kem lên vùng bị đốt vài lần đến khi vết thương khỏi hẳn.

Sơ cứu trẻ bị ong đốt

Kem đánh răng cho bé từ 6 tháng tuổi KuKu hương dâu 50g

Giấm táo

Giấm táo có thể giúp giảm đau và trị viêm do côn trùng cắn. Việc xoa giấm táo lên vùng bị đốt sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị ngứa, xoa 2 lần trong ngày để vết thương hết đau và loại bỏ các chất độc.

Xà phòng

Việc rửa vết thương bằng xà phòng tắm và nước lạnh có tác dụng làm dịu vùng da bị ong đốt, làm sạch bụi bẩn và nọc độc còn sót lại trên da rất hiệu quả. Đây là cách được áp dụng phổ biến khi trẻ bị ong đốt.

Mật ong

Nếu nhà có sẵn mật ong thì dùng để giảm đau rất hiệu quả. Mẹ có thể dùng mật ong bôi lên vùng bị đốt trong khoảng 15 phút, vết thương sẽ nhanh chóng dịu đi và không đau.

Sơ cứu trẻ bị ong đốt với mật ong

Mật ong rừng Tây Nguyên Xuân Nguyên chai 200 ml

Tỏi

Tỏi chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm khi bị côn trùng cắn. Khi trẻ bị ong đốt, mẹ bỏ vài tép tỏi vào gạc, đắp lên vùng vết thương trong vòng 10 phút. Sau đó bỏ ra ngay, vì tỏi tiếp xúc với da quá lâu có thể gây bỏng.

Baking soda

Baking soda cũng có thể giúp làm giảm cơn đau và sưng đỏ khi trẻ bị ong đốt. Mẹ trộn bột với một ít nước rồi đắp lên vết thương, dùng một băng vải quấn quanh lại, để trong ít nhất 15 phút. 

Dùng thịt mềm

Papain là một loại enzyme trong thịt heo, thịt bò có thể làm giảm đau nhức và sưng tấy ở người. Mẹ cắt một lát thịt mỏng và đắp lên vết thương trong vòng 20 – 25 phút rồi rửa lại với nước sạch là được.

Lá chuối

Lá chuối cũng có thể giảm cơn đau rát, khó chịu hiệu quả. Mẹ vò nát một nắm lá chuối, lấy nước rồi bôi lên vết thương.

Đu đủ

Trong đu đủ có các enzyme có tác dụng kháng viêm giúp vết ong đốt mau chóng lành lại. Mẹ cắt một miếng đu đủ và thoa trực tiếp lên vết ong đốt, giữ tại chỗ 15 phút và lặp lại như vậy nếu như cơn đau vẫn còn kéo dài liên tục.

Đá lạnh

Khi trẻ bị ong đốt, sau khi xử lý vết thương, mẹ chườm đá khoảng 30 phút có thể giúp hạn chế những cơn đau và tình trạng viêm sưng của vết thương. Đây là cách đơn giản, hiệu quả và sẵn có trong nhà.

6Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Trẻ bị ong đốt sưng to phần lớn là bình thường và sẽ lặn sau vài ngày. Nhưng một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể bị dị ứng nghiêm trọng với vết ong đốt và dẫn đến sốc phản vệ, đe dọa tính mạng. Vì vậy cha mẹ cần theo dõi trẻ, nếu thấy các dấu hiệu sốc sau đây thì cần nhanh chóng đưa trẻ nhập viện:

  • Sốt cao
  • Thở khò khè, khó thở, gặp các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, tình trạng này thường xảy ra sau khoảng 2 giờ kể từ khi bị ong đốt
  • Khàn giọng, ho, đau thắt ở ngực và cổ họng
  • Khó nuốt, chảy nước dãi
  • Sưng da, lưỡi, mặt, môi, họng
  • Bé bị nổi mề đay
  • Da đỏ bừng hoặc nhợt nhạt, tái nhợt, xanh xao, đổ mồ hôi
  • Mạch nhanh, yếu, nhịp tim không đều
  • Chóng mặt, ngất xỉu, mất ý thức
  • Nói ngọng, hành động hoặc nói chuyện lẫn lộn, lú lẫn
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy

Mặt khác, nếu trẻ không bị sốc phản vệ nhưng gặp các vấn đề khác do nọc độc của ong chích thì mẹ cũng cần cho trẻ nhập viện nếu có những dấu hiệu sau:

  • Ngứa ngáy trong miệng
  • Châm chích, khó chịu ở mắt
  • Đau dạ dày 
  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Sốt, vùng da sưng đỏ nhiễm trùng
  • Trẻ nhỏ có hơn 5 vết đốt hoặc trẻ thiếu niên có hơn 50 vết đốt.

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ đã biết cách lấy

: Ba mẹ đã biết cách lấy dị vật trong mũi ở trẻ nhỏ an toàn chưa?

Trẻ bị ong đốt nghiêm trọng

Đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ có quá nhiều vết ong đốt

7Phòng ngừa tai nạn ong đốt ở trẻ

Để phòng tránh ong đốt, cha mẹ hạn chế cho trẻ đến những nơi nhiều ong như vườn hoa, tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết, dạy trẻ nhận biết tổ ong và không chọc phá chúng. Ngoài ra, nhà cửa cần vệ sinh sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà để ong không làm tổ.

Khi thấy ong bay đến gần, để tránh trẻ bị ong đốt cần dạy trẻ đứng hoặc ngồi im, tuyệt đối không cử động hay bỏ chạy. Nếu muốn xua đuổi đàn ong, thì không nên dùng gậy hay que chọc vào tổ ong mà nên dùng khói hoặc lửa.

Khi đi dã ngoại vào rừng, mẹ không nên cho trẻ mặc quần áo nhiều màu sắc, không dùng nước hoa, không đi chân đất, không mặc đồ quá rộng. Trang phục cần kín đáo, màu nhạt, dày dặn, có găng tay và mũ. Thức ăn cần gói cẩn thận, không để thừa đồ ngọt và tránh xa thùng rác để mở vì có thể chiêu dụ nhiều ong.

8Đôi lời từ AVAKids

Hy vọng những thông tin trên đây về cách xử lý khi trẻ bị ong đốt đã giúp mẹ hiểu hơn và có những giải pháp phù hợp. Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa là thông tin tham khảo, không có tác dụng thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa.

Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm