Cách xử trí ngộ độc rượu: Quy trình cấp cứu đúng chuẩn từng bước

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo Việt Nam xếp thứ 2 trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.800 ca tử vong  liên quan đến bia rượu. Ngộ độc rượu nếu sơ cấp cứu không đúng cách sẽ khiến nạn nhân nguy kịch, có thể tử vong. Bài viết này hướng dẫn các cách xử trí ngộ độc rượu kịp thời, giúp nạn nhân nhanh hồi phục sức khỏe.

xử trí ngộ độc rượu

Dấu hiệu người bị ngộ độc rượu cần cấp cứu ngay

20% lượng rượu uống vào được hấp thụ tại dạ dày (bao tử), 80% hấp thụ ở ruột. Sau vài phút uống rượu, rượu nhanh chóng thấm vào máu. Sau vài giờ, nồng độ cồn trong máu tăng nhanh.

Người bị ngộ độc rượu do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Lượng rượu uống vào nhiều hay ít, nguyên liệu làm rượu, rượu thật hay rượu giả, cơ địa người uống,… sẽ dẫn đến mức độ nhẹ hay nặng. 

Trong bài viết này sẽ bàn đến nguyên liệu làm rượu, bởi đây là yếu tố quan trọng khiến nhiều người Việt bị ngộ độc rượu trong thời gian qua: Rượu ethanol (dân gian gọi là rượu thật) và rượu methanol (dân gian gọi rượu giả, do sử dụng cồn công nghiệp như cồn rửa tay).

Ngộ độc rượu là tình trạng một người uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn hoặc uống phải rượu pha cồn công nghiệp có chứa methanol.

Ngộ độc rượu Ethanol (công thức hóa học C2H50H, còn được gọi là rượu etylic, rượu ngũ cốc,… là một trong các loại rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn). Người bị ngộ độc rượu Ethanol phụ thuộc vào số lượng rượu người đó thường xuyên uống. Vì lượng cồn trong máu tăng cao khiến các bộ phận của não ngừng hoạt động. Cụ thể, sau khi vào dạ dày, hệ tiêu hóa hấp thụ rượu vào máu. Gan hoạt động liên tục, hết công suất để phân hủy rượu, loại bỏ độc tố. Nồng độ cồn trong máu bắt đầu tăng lên đến mức khiến quan quá tải, không thể loại bỏ độc tố đủ nhanh dẫn đến ngộ độc rượu, tác động đến các bộ phận của não kiểm soát các chức năng: Nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ. Ngộ độc rượu có thể xảy ra khi uống bất kỳ loại rượu nào (rượu vang, rượu gạo,…).

 Ngộ độc cấp tính

 Ngộ độc mạn tính

 Giai đoạn kích thích: Người uống thấy sảng khoái, nói nhiều, rối loạn phối hợp giữa lời nói và đi đứng.

 Giai đoạn ức chế: Đi đứng khó khăn, nhận thức kém, mất khả năng tập trung.

 Chán ăn, tiêu chảy, sụt cân, da tái, xanh xao, thiếu máu, run tay chân, loạn thần, xơ gan, ung thư gan.

Xác định lượng cồn trong máu được đo bằng nồng độ cồn trong máu dưới dạng phần trăm. (1)

 Mức độ  Tình trạng

 Dưới 0,05%

 Nói khó, khả năng ghi nhớ kém, biểu hiện buồn ngủ.

 0,06% – 0,15%

 Đi đứng loạng choạng, lái xe không vững, khó kiểm soát tay lái khi tham gia giao thông.

 0,16% – 0,30%

 Cơ thể lừ đừ, khả năng khán đoán, ra quyết định, xử lý tình huống kém, xuất hiện nôn mửa.

 0,31% – 0,45%

 Nguy hiểm tính mạng, nguy cơ tử vong cao. 

Ngộ độc rượu Methanol (công thức hóa học CH3OH) còn gọi là rượu Methylic, thường dùng trong công nghiệp hóa chất. Một số cơ sở sản xuất rượu gian lận thường sử dụng để sản xuất rượu. Đây là loại cồn rất độc vì đào thải chậm, chuyển hoá oxy hoá thành Formaldehyde và axit Fomic là những chất gây độc đến chức năng hô hấp của tế bào.

Mức độ

 Tình trạng

5 – 15ml 

 Ngộ độc nặng như mệt lả, mạch đập nhanh, huyết áp hạ, rối loạn ý thức, giảm phản xạ, hôn mê…

15ml trở lên 

 Gây mù lòa

30ml

 Tử vong

Các triệu chứng của ngộ độc rượu cần cấp cứu ngay: (2)

  • Da tái xanh, sờ thấy lạnh (đặc biệt da ở vùng quanh môi, móng tay).

  • Lú lẫn, phản ứng chậm, đi đứng loạng choạng hoặc không đi đứng được.

  • Hạ thân nhiệt.

  • Mạch, nhịp tim, nhịp thở không đều (khoảng cách giữa các nhịp thở từ 10 giây trở lên).

  • Co giật, nôn mửa, nghẹt thở.

Có hai cách chính để kiểm tra nồng độ cồn trong máu:

  • Máy đo hơi thở: Đo bằng cách thổi vào ống thở để ước tính nồng độ cồn.

  • Xét nghiệm máu: kỹ thuật viên lấy máu tĩnh mạch đưa vào phòng thí nghiệm phân tích và cho kết quả trong vòng 60-120 phút.

cách xử trí ngộ độc rượu

Nam giới và người trung niên có tỷ lệ bị ngộ độc rượu cao hơn phụ nữ. Ngoài ra, ngộ độc rượu cũng phụ thuộc vào:

  • Thể trạng (chiều cao, cân nặng, sức khỏe tổng thể) của người dùng rượu.

  • Khả năng uống rượu.

  • Lượng rượu và thời gian uống.

  • Nồng độ cồn trong rượu.

Cách xử lý ngộ độc rượu

Khi bị ngộ độc rượu, người bệnh có nguy cơ cao bị: Mất ý thức, mất trí nhớ, hạ đường huyết, co giật, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, nôn, mửa liên tục dẫn đến mất nước, co giật, tổn thương não vĩnh viễn, tử vong,… Do đó, người bị ngộ độc rượu cần được cấp cứu ngay lập tức:

  • Cố gắng giữ nạn nhân ở tư thế ngồi thẳng. Nếu nạn nhân muốn nằm, cần kê gối sao cho phần đầu và vai cao hơn thân mình. Nếu nạn nhân bị ứ đọng đờm dãi, thở khò khè, bất tỉnh, cho nằm nghiêng để khi nôn không bị sặc. Nếu người bệnh không nôn, có thể tìm cách gây nôn hết rượu để loại bỏ cồn ra khỏi dạ dày.

  • Cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước (đặc biệt sau khi nôn) và làm loãng nồng độ rượu. Điều này giúp quá trình đào thải rượu diễn ra nhanh chóng. Có thể cho người bệnh uống nước gừng tươi, nước chè xanh, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi,… để giải độc rượu (nếu bị nhẹ).

  • Người bị ngộ độc rượu có nguy cơ hạ thân nhiệt cần giữ ấm bằng cách đắp chăn, mặc áo ấm,…

  • Nói chuyện với nạn nhân, trấn an và giải thích nguy hiểm đang gặp để nạn nhân hợp tác, không bị kích động. Vì người say rượu, ngộ độc rượu thường mất bình tĩnh, dễ bị kích động.

  • Đưa người bệnh đến cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu 115 hoặc xe cấp cứu BVĐK Tâm Anh TP. HCM: 0287 102 6789 – 0247 106 6858; Hà Nội:  1800 6858 – 0287 300 6858.

Luôn quan sát kỹ người bệnh, nếu người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm dãi nhiều, lay gọi không tỉnh, thở nhanh và thở sâu, thậm chí co giật,… Nếu bệnh nhân tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, nhìn đôi, giảm hoặc mất thị lực, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái,… vẫn giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ hoặc xe cấp cứu vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

 Tại cơ sở y tế, người bệnh được:

  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

  • Thở oxy qua ống thông mũi. Có thể cần đặt ống vào khí quản nếu người ngộ độc rượu bị khó thở nặng.

  • Loại bỏ rượu ra khỏi dạ dày.

  • Nếu thận hoạt động kém, người bệnh cần được lọc máu để loại bỏ cồn ra khỏi cơ thể.

Không nên làm gì khi sơ cấp cứu người bị ngộ độc rượu?

Khi sơ cứu ngộ độc rượu, không nên:

  • Cho nạn nhân tắm nước lạnh, điều này sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể sâu hơn, nguy cơ cao bị đột quỵ, tử vong.

  • Cho nạn nhân ăn thức ăn cứng, lạnh hoặc các món có thể gây nôn mửa, sặc,…

  • Để nạn nhân nằm ngửa vì dễ bị sặc khi nôn mửa.

  • Không để nạn nhân ngủ li bì, phải đánh thức nạn nhân sau vài giờ. Nếu nạn nhân tỉnh, cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết. Bởi người bệnh ngừng uống rượu nhưng dạ dày vẫn tiếp tục tiêu hóa rượu và đưa vào máu. Lượng cồn vẫn tăng, khiến ngộ độc thêm nặng.

  • Rượu làm não có phản ứng chậm, tác động đến khả năng giữ thăng bằng. Do đó, khi tự di chuyển, nạn nhân có thể bị té ngã, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tử vong hoặc gây tai nạn cho người khác.

  • Cho người bệnh uống vitamin B1, B6, acid folic, paracetamon, aspirin,… để giảm đau đầu. Bởi các thuốc này khi kết hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

  • Cho người bệnh uống thuốc chống nôn vì khiến chất độc không được đẩy ra bên ngoài. Khi cồn còn bên trong cơ thể, gan phải làm việc liên tục để lọc chất độc, về lâu dài dẫn đến tổn thương gan: xơ gan, ung thư gan,…

Phòng ngừa ngộ độc rượu

hướng dẫn xử trí ngộ độc rượu

Để ngừa ngộ độc rượu, hãy hạn chế uống rượu. Ngoài ra, có thể ngăn ngừa ngộ độc rượu bằng cách:

  • Không chơi các trò liên quan đến uống rượu, chẳng hạn cá cược nếu ai thua sẽ phải uống nhiều rượu,…

  • Uống nước ngay sau khi uống rượu.

  • Không uống rượu khi đang uống thuốc.

  • Không uống rượu khi bụng đói.

  • Tránh uống đồ uống nếu không biết thành phần của hoặc được pha với nước tăng lực.

Xử trí ngộ độc rượu cần thực hiện đúng cách, tránh để người bệnh gặp tình trạng nặng hơn. Khi có dấu hiệu nặng, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. BVĐK Tâm Anh TP.HCM với thiết bị máy móc hiện đại cùng bác sĩ nhiều kinh nghiệm giúp người bệnh an tâm điều trị, khỏe bệnh trở về.