Cách xử lý vết thương khi bị rắn cắn

Cách xử lý vết thương khi bị rắn cắn

Rắn là loài bò sát ăn thịt, nhiều loại rắn có nọc độc để phục vụ cho mục đích săn mồi. Bình thường rắn không chủ động cắn người, nó chỉ tấn công khi sợ hãi hoặc tự vệ.

Ảnh: nguồn Internet

Ảnh: nguồn Internet

Mỗi loài rắn khác nhau có đặc trưng về độc tính của nọc khác nhau. Khi bị cắn, người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào loài rắn, độ tuổi và kích thước cơ thể, số lượng và vị trí vết cắn, rắn cắn vào thời điểm no hay đói. Một con rắn có thể điều khiển lượng nọc độc bơm vào con mồi.
          Điều trị rắn cắn hữu hiệu nhất là huyết thanh kháng nọc rắn. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 4h đầu. Tuy nhiên trong 24h đầu vẫn có hiệu quả.
          Đừng hoảng sợ, hãy theo dõi vết cắn. Nếu vùng cắn bắt đầu sưng lên và đổi màu thì cần trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.
Hạn chế chất độc phát tán bằng cách:

  • Động viên người bị nạn bình tĩnh, việc hoảng hốt khiến tim đập nhanh và nọc độc lan ra nhanh hơn
  • Hạn chế di chuyển, vận động càng nhẹ nhàng càng tốt
  • Cởi bớt quần áo, đồ trang sức đề phòng tình trạng sưng nề có thể diễn ra sau đó
  • Để vết cắn thấp hơn tim
  • Vệ sinh sát trùng vết cắn bằng băng khô và sạch

Ảnh nguồn internet: Vệ sinh vết thương và để vết cắn thấp hơn tim

Việc không nên làm khi bị rắn cắn :

  • Không trích rạch, không hút nọc độc ra ngoài
  • Không garo vùng cắn, chỉ dùng băng ép cố định
  • Không uống rượu hay đồ uống có caffeine khiến nọc độc lan nhanh hơn.
  • Không bôi thuốc mỡ, hóa chất, chườm nóng lạnh đều không có tác dụng.
  • Không bắt hoặc giết rắn, ngay cả rắn chết cũng có thể cắn.
  • Không chờ đợi. Khi bạn không chắc chắn đó là rắn lành, hãy gọi trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.
  • Không cố gắng thực hiện bất kỳ loại sơ cứu nào làm trì hoãn quá trình điều trị y tế./.

Sưu tầm và tổng hợp: Linh Trang

Rắn là loài bò sát ăn thịt, nhiều loại rắn có nọc độc để phục vụ cho mục đích săn mồi. Bình thường rắn không chủ động cắn người, nó chỉ tấn công khi sợ hãi hoặc tự vệ.Có nhiều loài rắn độc trên thế giới, chúng phân bổ theo vùng địa lý. Ở Việt Nam phổ biến loại rắn độc đặc trưng gồm rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục đuôi đỏ, rắn lục trẻ và chàm quạp hay khô mộc.Mỗi loài rắn khác nhau có đặc trưng về độc tính của nọc khác nhau. Khi bị cắn, người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào loài rắn, độ tuổi và kích thước cơ thể, số lượng và vị trí vết cắn, rắn cắn vào thời điểm no hay đói. Một con rắn có thể điều khiển lượng nọc độc bơm vào con mồi.Điều trị rắn cắn hữu hiệu nhất là huyết thanh kháng nọc rắn. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 4h đầu. Tuy nhiên trong 24h đầu vẫn có hiệu quả.Đừng hoảng sợ, hãy theo dõi vết cắn. Nếu vùng cắn bắt đầu sưng lên và đổi màu thì cần trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.