Cách xử lý khéo léo khi trẻ ăn vạ mà ba mẹ nào cũng phải biết

Trẻ ăn vạ

do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đồng thời cũng có nhiều cách xử lý hiệu quả mà không cần dùng đòn roi. Ba mẹ hãy

 từ AVAKids tham khảo trong bài viết này để biết đó là những cách nào nhé.

1Giai đoạn nào trẻ thường ăn vạ?

Giai đoạn trẻ ăn vạ nhiều nhất là khoảng từ 1 – 3 tuổi. Đây là thời điểm trẻ phát triển ngôn ngữ của bản thân, học cách bày tỏ cảm xúc cũng như mong muốn của mình với ba mẹ và gia đình. 

Độ từ 1 – 3 tuổi cũng là giai đoạn trẻ có nhiều biến đổi trong tâm sinh lý. Những biểu hiện thường gặp nhất chính là: ăn vạ và thường xuyên gào khóc. Những biểu hiện này cũng chính là dấu hiệu cho thấy khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ.

2Nguyên nhân trẻ ăn vạ 

Đặc điểm tâm sinh lý thay đổi

Theo nhiều chuyên gia về giáo dục, ăn vạ là một biểu hiện bình thường trong quá trình trưởng thành của trẻ. Đa số các trường hợp, trẻ con ăn vạ diễn ra vào giai đoạn khủng hoảng do đặc điểm tâm sinh lý ở trẻ thay đổi liên tục và được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.

Ví dụ, khi trẻ lên 2 tuổi – đây là giai đoạn tâm lý có những chuyển biến rõ rệt nhất. Trẻ thường tỏ ra hờn dỗi, khóc lóc, tức giận, khó chịu, trẻ ăn vạ và có hiểu hiện không nghe lời khi không đạt được mong muốn của bản thân.

Hay với trẻ mới tập đi, sự thất vọng khi không đi được vững hoặc không đi được xa, trẻ thường biểu hiện thành ăn vạ. Khi mệt mỏi, khi đói, khát nước hoặc không được ở gần ba mẹ cũng dễ khiến trẻ con ăn vạ hơn.

Nguyên nhân trẻ ăn vạ

Trẻ khóc ăn vạ do đặc điểm tâm sinh lý, muốn thu hút sự chú ý hoặc kích động

Được cha mẹ nuông chiều

Đối với những trẻ đã trên 3 tuổi thì việc trẻ con ăn vạ là do thói quen, được cha mẹ nuông chiều từ khi còn nhỏ. Mỗi lần trẻ ăn vạ cha mẹ đều dỗ dành, đáp ứng những mong muốn đó nên dần dần việc ăn vạ như trở thành một thói quen của trẻ khi không hài lòng về việc gì đó.

Tuy nhiên, ngôn ngữ của trẻ lúc này vẫn chưa phát triển hoàn thiện và cũng chưa biết cách thể hiện điều mình muốn chính xác nên biểu hiện mỗi khi ăn vạ thường là: khóc lóc và tức giận.

Thu hút sự chú ý

Trẻ thường thể hiện thái độ chống đối, phản kháng quyết liệt với mọi người nếu như ba mẹ không hiểu và giải quyết được những nhu cầu thật sự của trẻ. Và thái độ này cũng là cách để trẻ gây sự chú ý đến mọi người và đáp ứng mong muốn của trẻ.

Tùy thuộc vào đặc điểm tính cách nhẹ nhàng, có cá tính mạnh mẽ hay cáu gắt mà biểu hiện ở mỗi đứa trẻ ăn vạ là không giống nhau. Vì thế, ba mẹ cần hiểu rõ tâm lý con em mình để nắm bắt nhu cầu và tìm ra cách giải quyết và giáo dục phù hợp.

Trẻ bị kích động, mệt mỏi

Khi còn nhỏ trẻ chưa thể nói ra mong muốn của mình vì hạn chế về ngôn ngữ nên những lúc trẻ đói, trẻ khát sữa, buồn ngủ, mệt mỏi,…rất dễ khiến trẻ ăn vạ. Đó như một cách để giải tỏa sự kích động, sự buồn bực, mệt mỏi khi nhu cầu của bản thân chưa được đáp ứng ngay lập tức.

Yếu tố di truyền

Nhiều người thường nói trẻ thường xuyên ăn vạ như vậy là do ba mẹ quá nuông chiều, luôn đáp ứng mọi mong muốn của trẻ mà không giáo dục để trẻ bớt ăn vạ lại. 

Tuy nhiên, ý kiến trên chưa hoàn toàn đúng, vì nhiều nhà khoa học cho biết trẻ ăn vạ còn do yếu tố di truyền gây nên chứ không phải chỉ do cách giáo dục.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, ngay từ khi sinh ra đặc biệt là vào tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh hoặc độ từ 2 – 4 tuổi, khả năng nhiễm các tật xấu từ môi trường sống ảnh hưởng đến tính cách sau này của trẻ là rất cao. 

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Montreal, Canada đã chứng minh rằng yếu tố di truyền mới là thứ quyết định đến sự phát triển tính cách của trẻ chứ không phải môi trường. Yếu tố môi trường ảnh hưởng rất ít đến việc em bé ăn vạ hay trẻ ăn vạ. 

Trẻ ăn vạ do yếu tố di truyền

Trẻ hay khóc lóc, ăn vạ một phần là do yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu về yếu tố di truyền đó, nhiều trẻ sẽ điềm tĩnh, hiền lành hơn trong khi những trẻ khác lại có xu hướng gào khóc, thể hiện thái độ thái quá khi không vừa ý hoặc không được đáp ứng nhu cầu.

Trẻ từ 1,5 – 4 tuổi có thể đấm đá, cắn hoặc lăn lộn trên sàn để giải tỏa cơn tức giận của mình. Hay nói cách khác là trẻ ăn vạ để mong được đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Dù vậy thì yếu tố di truyền cũng không quyết định hoàn toàn và mãi mãi tính cách của trẻ trong quá trình phát triển. Ba mẹ có thể quan sát và tìm cách giáo dục khoa học để giảm bớt tính ăn vạ, hay tức giận của trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Những điều quan trọng trong

Những điều quan trọng trong cách dạy con mà ba mẹ nào cũng cần chú ý

3Cha mẹ làm gì khi trẻ ăn vạ?

Hiểu và đồng cảm với trẻ

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập và các bé luôn muốn được thừa nhận và cư xử một cách trưởng thành. Vì vậy, mỗi khi trẻ buồn, khóc hay tức giận là lúc trẻ cần được thấu hiểu và nhận được sự đồng cảm từ người lớn.

Nhiều gia đình, nhiều ba mẹ thường không giữ được bình tĩnh mỗi khi trẻ ăn vạ. Thay vì tìm cách hiểu và đồng cảm với trẻ thì lại quát mắng (ví dụ: “Nín không thì bảo”, “Cứ nằm đấy mà khóc đi, mẹ về nhà đây”,…), đôi khi còn dùng đòn roi để dọa trẻ ngừng khóc..

Nhưng tất cả sự cấm đoán đó đối với trẻ lại không có tác dụng mà còn khiến trẻ dễ kích động và giận dữ hơn. Trẻ sẽ càng ăn vạ nhiều hơn, bướng bỉnh hơn, có cảm giác sợ ba mẹ và có xu hướng bạo lực. 

Về lâu về dài, tính cách này sẽ thành thói quen, ảnh hưởng xấu đến hành vi, cách ứng xử của trẻ với những người xung quanh. Thậm chí gây nên hậu quả khó lường như trẻ bạo lực với bạn bè vì bị ảnh hưởng của việc ba mẹ đánh khi trẻ ăn vạ.

Trẻ ăn vạ phải làm sao

Cần hiểu và đồng cảm với trẻ

Chính vì thế, ba mẹ cần dành nhiều thời gian quan sát để hiểu được những mong muốn, những vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Lắng nghe trẻ, kiên nhẫn và bình tĩnh để biết được nhu cầu mỗi khi trẻ tức giận hay ăn vạ.

Ba mẹ có thể dùng lời nói nhẹ nhàng đoán cảm xúc của trẻ như “Con không muốn ăn món này đúng không nào”, “Mẹ thấy con không thích cái này”,… Việc này giúp trẻ cảm thấy được an ủi, được yêu thương hơn và xây dựng niềm tin cũng như gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái.

Ngoài ra, việc ba mẹ giao tiếp đúng cách mỗi khi trẻ ăn vạ cũng giúp trẻ học thêm vốn từ, tăng khả năng ngôn ngữ. Từ đó giúp trẻ có thể diễn tả mong muốn của mình thoải mái và tự tin hơn, bớt cảm xúc nóng giận hơn.

Không nên nuông chiều trẻ quá mức

Cách cư xử của ba mẹ ngay từ những ngày còn nhỏ sẽ quyết định đến tính cách và hành vi sau này của trẻ. Việc ba mẹ luôn đáp ứng mọi nhu cầu mỗi khi trẻ ăn vạ sẽ khiến trẻ dễ giận dỗi, cáu gắt hơn khi không được đáp ứng nhu cầu của một ai đó.

Ba mẹ cần khéo léo, kiên nhẫn trong cách cư xử và giáo dục trẻ mỗi lần ăn vạ để trẻ cảm thấy được yêu thương, được đồng cảm nhưng phải để trẻ hiểu rằng không phải cứ giận dỗi hay trẻ ăn vạ  là sẽ được dỗ dành và được đáp ứng nhu cầu.

Mà chỉ khi mong muốn của trẻ là hợp lý và trẻ cố gắng diễn tả điều mình muốn một cách nhẹ nhàng và bình tĩnh thì mới được mọi người đáp ứng. 

Hướng trẻ sang hoạt động khác

Mặc dù trẻ dễ ăn vạ, khóc lóc hay giận dỗi lung tung nhưng lại rất mau quên. Vì thế, mỗi khi trẻ khóc lóc, ăn vạ ba mẹ hãy thử đoán và gợi ý trẻ thực hiện những hoạt động mà có thể trẻ sẽ thích.

Ví dụ như:”Mẹ biết con đang buồn vì đồ chơi bị hư, mà ông bà sắp tới nhà mình chơi rồi nè. Con thích ông bà sang chơi đúng không nào, vậy thì cùng mẹ chuẩn bị đón ông bà nhé…”. Bằng cách đó, trẻ ăn vạ có thể nguôi cơn giận đi và vui vẻ trở lại với điều mà trẻ thích khác.

Trò chuyện với trẻ

Hầu hết mọi trường hợp khi trẻ con ăn vạ, đang lúc tức giận thì ba mẹ có nói gì cũng vô ích, càng giáo huấn thì trẻ càng phẫn nộ hơn. Vì thế, khi cơn giận đã qua đi, ba mẹ hãy ngồi xuống và trò chuyện với trẻ để biết được lúc nãy trẻ đang nghĩ gì và muốn gì. 

Chẳng hạn như, “Vừa nãy con khóc vì không bấm được tivi phải không, lần sau nếu bị vậy thì nói mẹ sẽ giúp con nhé,…”. Việc tâm sự, làm bạn với con này giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, được an ủi hơn từ đó việc trẻ ăn vạ có thể ít lặp lại hơn với những trường hợp tương tự.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách xử trí khi

Mách mẹ cách xử trí khi trẻ nghiện điện thoại quá mức cực hiệu quả

4Điều không nên làm khi con ăn vạ

Tức giận khi con ăn vạ

Mỗi khi con ăn vạ, đặc biệt là ở nơi đông người, ba mẹ thường khó kiềm chế cơn tức giận mà quát mắng con. Điều này lại không giúp giải quyết được vấn đề mà còn khiến trẻ gào khóc to hơn. 

Cũng không nên giữ tay chân trẻ vì sẽ khiến trẻ càng cáu giận và giãy giụa mạnh hơn, trừ trường hợp trẻ có hành động nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Càng không nên đánh con khi trẻ ăn vạ và không chịu nghe lời vì dễ khiến trẻ hành xử bạo lực với người khác.

Vì thế, thay vì tức giận thì ba mẹ cần giữ bình tĩnh, ở bên cạnh để con cảm thấy yên tâm. Nhẹ nhàng với trẻ rồi trẻ sẽ tự nguôi cơn giận khi đã mệt.

Trẻ ăn vạ thì không nên tức giận

Không nên tức giận khi con ăn vạ

Tranh cãi với trẻ

Không nên tranh cãi hay giải thích dài dòng khi trẻ ăn vạ, vì lúc này trẻ hầu như không muốn nghe gì hết mà chỉ muốn được đáp ứng đúng nhu cầu của bản thân. Cũng không nên nói “không” mà không kèm lời giải thích hợp lý.

Điều ba mẹ có thể làm khi con ăn vạ chính là ôm ấp, vỗ về để con dần nguôi cơn giận, chịu nói ra mong muốn hoặc nguyên nhân khiến con tức giận. Bên cạnh đó, có thể gây sự chú ý với con bằng các hoạt động thú vị khác để con quên đi việc tức giận hiện tại.

Nói dối con để giải quyết vấn đề

Việc làm sai lầm nhất mà nhiều ba mẹ đang gặp phải chính là nói dối để con ngừng ăn vạ, ngừng khóc lóc. Chẳng hạn như: “Nín đi, làm xong việc rồi mẹ chở con đi mua đồ chơi mới nhé”,…

Nhưng khi đủ hiểu biết và nhận ra ba mẹ đang nói dối mình thì trẻ dễ mất lòng tin vào ba mẹ. Có thể học cách nói dối này vào cuộc sống hàng ngày. Như vậy, trẻ ăn vạ có thể được giải quyết tức thì nhưng lại hình thành một tật xấu ở trẻ đó là nói dối.

So sánh con với trẻ khác

Việc so sánh con với những đứa trẻ khác dễ khiến con cảm thấy xấu hổ, tự ti thậm chí là căm ghét bạn bè. Việc so sánh này cũng khiến trẻ luôn cảm thấy mình không bằng người khác, buồn bã, tự ti và không dám thể hiện bản thân về sau này.

Vì thế, khi trẻ ăn vạ, tuyệt đối không được so sánh con với trẻ khác. Và thay vào đó là đồng cảm và giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non từ từ, để tránh con học cách cư xử không đúng này nhé.

Giải quyết vấn đề bằng mọi cách ở nơi đông người

Không nên cố tìm cách hay nói chuyện với con ở nơi đông người, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thay vào đó là về nhà hoặc đến nơi riêng tư để giải quyết vấn đề khi trẻ ăn vạ. 

Khi di chuyển cũng là lúc giúp cơn giận của trẻ và cả ba mẹ được giảm bớt. Khi đó, cả hai đều bình tĩnh, con có thể nói ra lý do tức giận và ba mẹ cũng bình tĩnh hơn để đáp ứng nhu cầu của con. Và cuộc nói chuyện sẽ đạt hiệu quả hơn khi không có sự can thiệp của người khác.

Có thể bạn quan tâm: Rèn luyện

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non cũng hạn chế được tình trạng khóc lóc, ăn vạ của trẻ trong các tình huống

5Hướng dẫn ba mẹ xử trí khi trẻ ăn vạ trong các tình huống

Tình huống 1: Trẻ khóc lóc ăn vạ

Ở tình huống này ba mẹ cần cùng con vào phòng riêng để không bị làm phiền bưởi người bên ngoài. Cất hết những vật dụng nguy hiểm đối với trẻ, đồng thời giữ phòng thoáng mát và sạch sẽ. Sau đó, ba mẹ lấy tai nghe để nghe nhạc và nhìn trẻ không chớp mắt.

Nếu trẻ giật tai nghe đi thì ba mẹ nên ngăn lại hoặc cất luôn tai nghe sau đó ngồi lên giường. Úp mặt vào 2 đầu gối và tay ôm lấy 2 chân. Lúc này trẻ sẽ lôi kéo sự chú ý của ba mẹ bằng việc đánh hay cấu xé thì ba mẹ cũng vẫn ngồi im và mặc kệ  cho tới khi trẻ nín hẳn.

Khi trẻ đã nín và không còn ăn vạ nữa, ba mẹ cũng không nên giáo huấn hay nhắc lại chuyện trẻ ăn vạ vừa nãy nữa vì trẻ cũng chưa hiểu được những lời này. Ba mẹ có thể đứng dậy, ra ngoài làm việc khác và xem như chưa có gì xảy ra.

Chỉ cần ba mẹ thực hiện cách này vài lần là trẻ sẽ tự hiểu, tự biết rút kinh nghiệm, giảm dần và không còn khóc lóc ăn vạ nữa.

Có thể bạn quan tâm: Bật mí 11

Bật mí 11 cách cho trẻ đi học không khóc siêu hay, mẹ nên áp dụng

Tình huống 2: Trẻ đòi hỏi gì đó

Trường hợp trẻ ăn vạ để đòi hỏi thử gì đó, ví dụ như: đòi mua đồ chơi khi đi chợ cùng mẹ,…Việc ba mẹ cần làm lúc này là không đáp ứng nhu cầu của con, coi như chưa nghe thấy con đòi gì và thản nhiên bước đi chỗ khác (nhưng vẫn luôn theo dõi trẻ mà không để trẻ biết).

Khi đó, vì sợ lạc mất mẹ hoặc sợ ở một mình nơi đông người, trẻ sẽ phải chạy theo. Cứ vài lần như vậy, trẻ sẽ rút kinh nghiệm và không còn muốn đòi hỏi gì nữa.

Tình huống 3: Trẻ ăn vạ khi ăn cơm

Khi trẻ đạt 2 tuổi rưỡi là đã có thể tự xúc cơm ăn. Vì thế, cách dạy con tốt nhất ở thời điểm này là để trẻ tự xúc cơm ăn. 

Ba mẹ cần quy định thời gian ăn cơm cho trẻ (ví dụ: tối đa là 30 phút), sau 30 phút mà trẻ vẫn chưa ăn xong thì ba mẹ cần kiên quyết cất cơm đi và không du di cho trẻ ăn hết.

Sau bữa cơm, tuyệt đối không cho con ăn vặt. Vì như thế trẻ sẽ cảm thấy đói và tới bữa cơm sẽ cố gắng ăn nhanh hơn, nghiêm túc hơn để không bị đói. Thực hiện cách này khoảng 1 tuần, ba mẹ sẽ thấy điều bất ngờ khi con vừa ăn ngoan vừa ăn giỏi đấy nhé.

Trẻ ăn vạ phải làm sao

Ba mẹ nên cho trẻ tự xúc ăn nếu trẻ thường xuyên ăn vạ trong giờ ăn

Tình huống 4: Thái độ trẻ không tốt

Khi trẻ ăn vạ mà có thái độ không tốt thì ba mẹ cần có một hình phạt nhỏ dành cho con. Chính là, bắt trẻ ngồi im trong khoảng thời gian quy định, dù có khóc lóc giãy dục cũng không được đứng lên.

Thực hiện hình phạt vài lần, chắc chắn trẻ sẽ ngoan hơn rất nhiều. Vì không muốn bị phạt nên trẻ sẽ tự động hạn chế thái độ không tốt như những lần trước đây.

Tình huống 5: Trẻ ăn vạ khi chuẩn bị đi đâu đó

Gặp tình huống này, ba mẹ có thể lơ con đi dọn dẹp, lấy đồ và tắt điện (nhớ để lại một phần ánh sáng để trẻ không sợ hãi) sau đó rời khỏi nhà thật nhanh.

Với tâm lý không dám ở nhà một mình, trẻ sẽ chạy thật nhanh ra ngoài. Có thể là vừa chạy ra vừa khóc nhưng khi trèo lên xe sẽ nhanh hết thôi nên ba mẹ không cần quá lo ngại về vấn đề này. 

Tình huống 6: Trẻ không nghe lời và ăn vạ

Khi trẻ ăn vạ và không chịu nghe lời thì ba mẹ có thể đưa ra một số phương án để con lựa chọn. Nhớ là cần đưa ra cả hậu quả của mỗi phương án để trẻ có thông tin chọn lựa dễ dàng hơn.

Ví dụ như: Nếu con dọn đồ chơi của mình thì tối nay mẹ sẽ cho con coi 1 tập phim hoạt hình hình. Nếu con không làm thì sẽ phải úp mặt vào tường hoặc tối nay không được ngủ chung với mẹ. 

Khi đó trẻ sẽ chọn cách có lợi nhất cho mình và thực hiện đúng như yêu cầu của ba mẹ là đi dọn đồ chơi. Một cách khá hay không kém đó là: “Nếu mẹ đếm đến 3 mà con không dọn đồ chơi thì mẹ sẽ tắt tivi ngay lập tức”. Lúc này trẻ sẽ hành động nhanh hơn rất nhiều đấy.

Ngoài ra, còn có một cách xử lý khi trẻ ăn vạ khá thú vị đó chính là chơi oẳn tù xì. Nếu trẻ thắng thì có thể tự làm theo ý thích của mình, còn nếu thua thì phải thực hiện theo những điều ba mẹ nói. Cách này cũng giúp rèn luyện cho trẻ tính chính trực, có chơi có chịu.

6Đôi lời từ AVAKids

Trẻ ăn vạ đôi khi có thể là điều gì đó khiến ba mẹ rất khó chịu. Nhưng trẻ con thì vẫn là trẻ con, chỉ cần ba mẹ nhẹ nhàng, kiên nhẫn xử lý theo những cách trên thì có thể rèn luyện con của mình tốt hơn, giúp con không còn hay giận dỗi, ngang bướng như trước nữa.

Mai Thu tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm