Cách xử lý bàn thờ, bát hương cũ: đốt, bỏ hay sử dụng? – Gốm sứ Lợi An
Thủ tục lễ cúng chuyển từ nhà cũ sang nhà mới
Khi anh chị đọc bài viết này gomsuloian.vn xin chúc mừng anh chị. Đây là một cột mốc mới trong cuộc sống của anh chị. Vậy khi chuyển từ nhà cũ sang nhà mới các anh chị cần phải làm gì ? Trong bài viết:chúng tôi đã viết rất chi tiết cách chuẩn bị lễ, các bài khấn, … để anh chị tham khảo. Anh chị click và link bên trên để theo dõi bài viết đầy đủ.
Vấn đề tiếp theo là cách xử lý bàn thờ cũ như thế nào? bát hương cũ nên thay bỏ ra làm sao? chúng tôi sẽ giải đáp cho quý anh chị.
1. Quan điểm của phật giáo về bàn thờ và bát hương.
– Theo quan điểm của phật giáo thì bàn thờ chỉ là phương tiện để các phật tử tu hướng, tu tập. Phật giáo không thờ thân, không có chuyện phật thánh, tổ tiên lại ngự trong bát hương, bàn thờ. Tốt hay xấu là do nhân quả, do tâm.
– Ông bà ta luôn quan niệm là: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, “Trần sao âm vậy” nên việc chuyển từ nhà cũ sang nhà mới cần phải chỉnh chu, cẩn trọng. Thủ tục, lễ cúng chuyển từ nhà cũ sang nhà mới sẽ bao gồm có: lễ cúng tạ nhà cũ, chuyển bát hương, bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới.
2. Cách xử lý nào cho bàn thờ cũ.
a. Có nên vứt bỏ bàn thờ cũ?
– Nhiều gia đình sau khi chuyển sang nhà mới thường mang bàn thờ cũ ra vứt bỏ hoặc vứt xuống sông. Không nên làm như vậy vì vừa làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường vừa bất kính với tổ tiên ông bà. Nhiều gia đình còn ném thẳng ra xọt rác vậy có đúng. Bàn thờ ít là cũng là vật linh thiêng cần phải có cách xử lý khác. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cách xử lý bàn thờ cũ.
– Vì lựa chọn chuyển sang nhà mới, nơi có không gian thoáng đã hơn, bàn thờ cũ không còn hợp với không gian nhà mới. Kích thước nhỏ, bị mối, cũ, xuống cấp. Nên việc thay bàn thờ mới là việc cần làm vừa hợp với không gian mới, vừa làm sáng sủa cả căn phòng. Đây chính là cái tâm, lòng thành kính muốn có được 1 chỗ thờ phượng, tu tập trang nghiêm, sạch sẽ.
– Quan điểm xưa kia cho rằng, bàn thờ cũ nên được vứt xuống sông, hoặc vứt tại cây cổ thụ hay gửi lên chùa. Hai cách đầu tiên sẽ làm ảnh hưởng lớn đến môi trường, Cách thứ 2 thứ 3 lại làm ảnh hưởng đến mỹ quan của môi trường và nhà chùa. Quý anh chị mỗi người bỏ 1 bàn thờ dưới gốc cây hay, gửi 1 cái vào chùa, số lượng nhiều mà không có chỗ chứa.
b. Cách xử lý bàn thờ cũ.
– Trước khi bỏ bàn thờ cũ thì cần phải làm lễ xin phép. Bước lễ này có thể thực hiện cùng với việc chuyển bát hương sang nhà mới. Trong bài viết: Chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới gomsuloian.vn đã có ghi chép rất kỹ lưỡng. Quý anh chị có thể click vào để đọc.
– Quan điểm từ xưa đến nay: “mọi thứ sinh ra từ cát bụi sẽ trở về với cát bụi” bàn thờ cũng vậy. Bàn thờ là ngũ hành mộc. Để trở về với ngũ hành thổ (tức cát bụi). Quý anh chị sẽ sử dụng ngũ hành hỏa. Tức đốt bàn thờ thanh tro.
– Cách đốt bàn thờ cũ: với các nhà ở thành phố diện tích nhỏ, quý anh chị cần phải trẻ nhỏ bàn thờ ra thành nhiều mảnh. Đốt cả bàn thờ rất dễ gây ra hỏa hoạn, Khi đốt các anh chị sử dụng lò đốt vàng mã . Dưới đáy ta kê một tấm kim loại để khi đốt xong ta còn phải sử dụng tro thu được.
– Lượng tro thu được có thể rắc quanh vườn, hoặc trôn xuống đất. Với các anh chị ở chung cư mang tro này về nhà thờ tổ xin phép được rải xuống vườn hoặc ao.
Đối với các khí cụ thờ cúng khác như đồ đỉnh hạc đồng, bát hương lọ hoa,….
3. Cách bỏ bát hương cũ.
– Đại diện của bàn thờ sẽ là bát hương, ta xử lý bát hương trước các sản phẩm khác ta làm tương tự.
– Vẫn tuân theo nguyên tắc: mọi thứ sinh ra từ cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Thường bát hương sẽ làm bằng sứ do đố ngũ hành mệnh mộc. Muốn trở về tro bụi mệnh mộc chỉ có một cách là đập nhỏ.
– Khi đập nhỏ cũng xử lý như vậy. Đem mảnh bát hương đem ra vườn chôn. Nếu ở thành phố có thể mang về nhà thờ tổ nhờ chỗ chôn. Tranh trường hợp vứt xuông ao. Vì rất dễ gây ra thương tích cho những người sử dụng, hay làm việc trên cái ao đó.
– Thủ tục để thay bát hương quý anh chị cũng làm tương tự như việc chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới. Chỉ sửa đổi một chút trong văn khấn và tờ sớ. Sớ anh chị có thể mua. Văn khấn sẽ được viết như sau:
Vái ba lạy !!!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con xin dập đầu kính bái
Vái ba lạy !!!
– Anh chị có thể đọc thêm bài viết để chuẩn bị lễ, cách hóa tiền vàng, quy trình thực hiện tại đây: https://gomsuloian.vn/thu-tuc-le-cung-chuyen-tu-nha-cu-sang-nha-moi
– Các khí cụ thờ cúng khác làm từ gốm sứ quý anh chị làm tương tự. Vậy nếu là các sản phẩm bằng đồng như đỉnh hạc thì phải làm sao?
+ Với sản phẩm bằng kim loại ( tức ngũ hành kim) để trở về với đất thì chỉ có cách nung chảy sau đó trộn với đất đá để trở về thành quặng. Vì việc này là bất khả thi Đo đó anh chị có thể xử lý bằng cách công đức vào chùa để nhà chùa đúc chuông, đúc tượng. Chứ đừng đem đi bán đồng nát.
4. Có nên sử dụng lại bàn thờ cũ hay không?
– Nên chứ tại sao không? Bàn thờ cũ của anh chị thường bị bỏ đi bởi vị cũ, mối mọt, hỏng hoặc quá nhỏ không còn hợp với không gian của nhà mới nữa. Nhưng khi bàn thờ cũ hay nói rộng ra là tủ thờ có giá trị lớn làm từ các loại gỗ quý, hợp với không gian của nhà mới
5. Có nên mua các sản phẩm thờ cúng cũ?
Anh chị sẽ thấy rất nhiều sản phẩm đặc biệt là đồ đồng. Đồ đồng nếu qua các cửa hàng họ sẵn sàng mài làm bóng lại để trở thành sản phẩm mới. Bán lại với giá rẻ hơn nhiều so với đồ mới. Đừng ham rẻ mà bị lừa, Thờ cúng ở cái tâm, bàn không biết, không ai có quyền trách, nếu biết mà vẫn làm mới là chuyện lớn. Chung quy lại là không nên mua các sản phẩm thờ cúng đã qua sử dụng. Tủ thờ cũ quý anh chị cũng không nên mua về để thờ cúng. Nếu mua về để chơi thì được, bởi gỗ làm ra sản phẩm này có thể là gỗ quý.
Nhưng với các sản phẩm bàn thờ bằng gỗ Nếu anh chị em trong nhà nhượng lại cho nhau thì hoàn toàn được. Hai gia đình cùng thờ cúng một cội.
7. Bàn thờ thần tài của chủ cũ.
Vì chủ cũ đã chuyển sang nhà mới đã làm lễ xin phép thay bàn thờ mới. Do đó trong nhà khi có bàn thờ thần tài cũ quý anh chị cũng xử lý bằng cách chẻ nhỏ rồi đem đốt lây tro. Thay vì lấy tro mang về nhà hoặc về quê thì đem ra sông rải xuống.