Cách xin visa doanh nghiệp (DN) cho người nước ngoài

Cách xin visa doanh nghiệp (DN) cho người nước ngoài

Nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, cùng với đó người nước ngoài đến Việt Nam với mục đích hợp tác kinh doanh, chào bán dịch vụ, xác lập hiện diện thương mại ngày càng nhiều. Để thực hiện các hoạt động này, người nước ngoài phải xin visa doanh nghiệp Việt Nam, ký hiệu DN1, DN2.

Vậy xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài thực hiện như thế nào? Hãy cùng dịch vụ visa Việt Nam TinLaw tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Visa doanh nghiệp Việt Nam là gì?

Visa doanh nghiệp hay còn gọi là visa business được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam với mục đích làm việc với các doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh như chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, hội họp, ký kết hợp đồng kinh doanh…

Các loại visa doanh nghiệp cho người nước ngoài

Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, visa business cho người nước ngoài gồm 2 loại sau:

  • DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thời hạn của visa doanh nghiệp DN1, DN2

Visa doanh nghiệp cho người nước ngoài ký hiệu DN1, DN2 có thời hạn không quá 12 tháng.

Tuy nhiên trong thực tế thì chỉ được cấp visa từ 1 tháng đến 3 tháng (nhập cảnh 1 lần hoặc nhiều lần). Loại visa thương mại 1 năm nhiều lần dành cho khách quốc tịch Hoa Kỳ hiện nay chưa được cấp lại.

Visa donah nghiệp cho người nước ngoài có ký hiệu DN1, DN2
Visa doanh nghiệp cho người nước ngoài có ký hiệu DN1, DN2

Điều kiện cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài

Để xin visa doanh nghiệp Việt Nam, người nước ngoài phải đảm bảo đầy đủ tất cả các yêu cầu sau:

  • Có hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng và còn ít nhất 2 trang trống;
  • Người nước ngoài là đối tác với các công việc tại Việt Nam (cá nhân hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân Việt Nam hoặc nước ngoài)
  • Người nước ngoài không thuộc trường hợp bị cấm nhập cảnh
  • Có cơ quan ở Việt Nam bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh;

Hồ sơ, giấy tờ xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài

  • Hộ chiếu gốc của người nước ngoài;
  • Tờ khai đề nghị xin cấp visa, gia hạn tạm trú (Mẫu NA5);
  • Công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam phê duyệt cho phép người nước ngoài nhập cảnh và nhận visa;
  • Giấy phép lao động đối với trường hợp người nước ngoài buộc phải xin cấp giấy phép lao động. Trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động thì phải cung cấp giấy xác nhận miễn lao động;

Ngoài ra, tùy vào đối tượng xin cấp visa doanh nghiệp thì phải cung cấp những tài liệu sau:

  • Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện,…
  • Giấy chứng nhận hoặc thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Văn bản giới thiệu có chữ ký, con dấu của người có thẩm quyền tại doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh cho người lao động nước ngoài.

Lưu ý:

  • Nếu là người Trung Quốc, Đài Loan thì cần chuẩn bị thêm 01 ảnh kích thước 3×4 cm
  • Người nước ngoài hộ chiếu hết trang để dán visa hoặc đóng dấu tạm trú thì cần chuẩn bị thêm 01 ảnh kích thước 3×4 cm để làm thị thực rời.

Cách xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài

Có 3 cách xin visa DN1, DN2 cho người nước ngoài, đó là:

  • Xin visa tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài
  • Xin visa doanh nghiệp lấy tại sân bay,
  • Xin visa doanh nghiệp điện tử (evisa)

Sau đây, hãy cùng TinLaw tìm hiểu chi tiết từng cách xin thị thực doanh nghiệp cho người nước ngoài nhé!

Cách xin visa doanh nghiệp tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài

Khi xin visa doanh nghiệp Việt Nam theo cách này, người nước ngoài cần đến văn phòng Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam để được dán tem visa.

Quy trình được thực hiện như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp bảo lãnh xin Công văn nhập cảnh

Công ty bảo lãnh tại Việt Nam chuẩn bị các giấy tờ bên dưới và nộp lên Cục xuất nhập cảnh Việt Nam để xin công văn bảo lãnh nhập cảnh:

  • Bản photo hộ chiếu của người nước ngoài đang cần xin visa,
  • Bản sao y Đăng ký kinh doanh của Công ty bảo lãnh
  • Mẫu Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài NA2
  • Mẫu đăng ký mẫu dấu, chữ ký – Mẫu NA16
  • Và các giấy tờ khác theo yêu cầu của Cục xuất nhập cảnh.

Thời gian xét duyệt và cấp công văn nhập cảnh là khoảng 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nếu đơn xin công văn nhập cảnh được chấp thuận, Cục xuất nhập cảnh Việt Nam sẽ:

  • Cấp cho công ty bảo lãnh Công văn nhập cảnh, đồng thời
  • Fax công văn yêu cầu dán tem visa tới văn phòng Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán đã đăng ký.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để dán tem visa doanh nghiệp

Công ty bảo lãnh sẽ gửi công văn nhập cảnh cho người nước ngoài. Sau đó, người nước ngoài sẽ in công văn đó ra, đồng thời chuẩn bị các giấy tờ sau để xin dán tem visa:

  • Tờ khai xin cấp visa theo yêu cầu;
  • Hộ chiếu gốc
  • Ảnh chân dung
  • Phí dán tem visa (tùy thuộc vào từng Đại sứ quán/tổng lãnh sự quán),
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Đại sứ quán/tổng lãnh sự quán.

Bước 3: Dán tem visa

Người nước ngoài sẽ nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện các hồ sơ theo yêu cầu đến văn phòng Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán đã đăng ký, tùy theo quy định của nơi nhận.

Khi được cấp visa, người nước ngoài sẽ được dán tem visa lên hộ chiếu. Như vậy, người nước ngoài đã có thể sử dụng tem visa đó để nhập cảnh và làm việc tại công ty bảo lãnh tại Việt Nam.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam chỉ làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần
Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam chỉ làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần

Cách xin visa thương mại cấp tại sân bay Việt Nam

Quy trinh xin visa doanh nghiệp cấp tại sân bay cũng tương tự như quy trình xin visa doanh nghiệp tại Đại sứ quán/lãnh sự quán. Tuy nhiên, thay vì dán tem visa tại Đại sứ quán/lãnh sự quán, người nước ngoài sẽ dán tem visa tại sân bay Việt Nam khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Quy trình thực hiện bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Xin công văn bảo lãnh nhập cảnh

Công ty bảo lãnh tại Việt Nam sẽ nộp hồ sơ xin công văn bảo lãnh nhập cảnh tại Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam, và gửi kết quả là file .pdf tới cho người nước ngoài chuẩn bị nhập cảnh.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để dán tem thị thực

Người nước ngoài sẽ cần chuẩn bị:

  • Bản in tờ công văn bảo lãnh nhập cảnh
  • Tờ khai xin cấp visa đã điền đầy đủ thông tin, ký tên và dán ảnh theo quy định
  • Hộ chiếu gốc,
  • Phí dán tem:
    • 25 USD đối với visa nhập cảnh 1 lần, và
    • 50 USD đối với visa nhập cảnh nhiều lần có thời hạn tối đa 3 tháng.

Bước 3: Dán tem visa tại sân bay Việt Nam

Khi đến sân bay Việt Nam, người nước ngoài sẽ đi đến bục Visa sân bay, xuất trình các loại giấy tờ theo yêu cầu cho Cán bộ Xuất nhập cảnh, nộp phí dán tem để dán tem visa DN1/DN2 vào hộ chiếu, và hoàn thành các thủ tục để nhập cảnh Việt Nam.

Cách xin visa doanh nghiệp điện tử qua mạng

Visa điện tử chỉ cấp cho công dân của 80 quốc gia. Xem chi tiết tại đây: Danh sách 80 quốc gia được cấp visa điện tử Việt Nam

Cần lưu ý, e-visa Việt Nam ký hiệu DN1, DN2 chỉ có hiệu lực trong 30 ngày, nhập cảnh 1 lần và không thể gia hạn. Nếu muốn ở Việt Nam với thời hạn dài hơn thì người nước ngoài phải xuất cảnh khỏi Việt Nam sau đó quay trở lại với visa mới. Bên cạnh đó, visa điện tử cũng chưa cho phép người nước ngoài chuyển đổi sang thẻ tạm trú.

Nhìn chung, cách xin visa này sẽ không phù hợp với người nước ngoài muốn làm việc lâu dài tại Việt Nam.

Người nước ngoài có thể tự xin evisa doanh nghiệp, hoặc công ty bảo lãnh cũng có thể xin và gửi cho người nước ngoài để sử dụng nhập cảnh Việt Nam.

Các bước thực hiện cụ thể như sau:

*Trường hợp người nước ngoài tự xin evisa doanh nghiệp Việt Nam

Để xin evisa doanh nghiệp qua mạng, người nước ngoài sẽ hoàn thành đơn đăng ký tại Cổng thị thực điện tử của Cục xuất nhập cảnh Việt Nam, chọn ngôn ngữ Tiếng Anh để dễ dàng thao tác. Và khi đến phần Mục đích thì chọn “Business Activities”.

Sau đó, người nước ngoài cần tải ảnh hộ chiếu và chân dung rõ ràng, không bị bóng lên hệ thống, thanh toán phí visa 25 USD và chờ đến khi có kết quả.

Nếu đơn đăng ký được chấp thuận, người nước ngoài có thể vào mục tra cứu hồ sơ visa để tải visa về và sử dụng để nhập cảnh Việt Nam.

*Trường hợp đơn vị mời/bảo lãnh xin evisa doanh nghiệp cho người nước ngoài

Nếu công ty mời/bảo lãnh là người xin thị thực doanh nghiệp điện tử cho công dân nước ngoài, thì đơn vị mời/bảo lãnh sẽ cần đăng ký tài khoản trên Cổng thị thực điện tử theo quy định.

Sau đó, công ty sẽ hoàn thành tờ khai, tải ảnh chân dung và ảnh hộ chiếu của người nước ngoài lên theo đúng quy định.

Nếu visa được cấp, công ty sẽ tải visa xuống và gửi cho người nước ngoài để in ra và nhập cảnh Việt Nam.

Thời gian xử lý đơn yêu cầu cấp visa điện tử thường mất khoảng 3 ngày làm việc, hoặc lâu hơn tùy thuộc vào lượng đơn đăng ký gửi tới Cục xuất nhập cảnh.

Trên đây là tất cả những thông tin cực kỳ quan trọng về việc xin visa doanh nghiệp cho người nước ngoài nhập cảnh vào việt Nam. Nếu Quý khách thấy quy trình xin visa doanh nghiệp phức tạp, hoặc cần gấp, hãy liên hệ ngay với TinLaw. Chúng tôi có thể giúp Quý khách lấy visa nhanh chóng!

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  [email protected]

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw