Cách xếp mâm ngũ quả ngày Tết Nhâm Dần 2022 cho từng vùng miền

Theo phong tục trang trí bàn thờ ngày Tết của người Việt, mâm ngũ quả luôn đóng vai trò không thể thiếu. Có rất nhiều cách biến tấu để mâm ngũ quả của gia đình bạn trở nên bắt mắt nhưng mỗi cách lại có ý nghĩa tâm linh quan trọng mà bạn cần lưu ý. Mỗi vùng miền lại có cách xếp mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau, cùng tìm hiểu nhé!

Mâm ngũ quả bao gôm 5 loại trái cây khác nhau được bài trí trên bàn thờ tổ tiên của người Việt mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Bên cạnh việc dùng để trang trí, các loại trái cây được sử dụng để nói lên ước nguyên của gia chủ về những điều muốn gặt hái trong năm mới.

mâm ngũ quả đón tết

Theo kinh Vu Lan Bồn, 5 loại quả tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn:

  • Phú: Giàu có, nhiều của cải
  • Quý: Phẩm chất sang trọng
  • Thọ: Sống lâu trăm tuổi
  • Khang: Có nhiều sức khỏe
  • Ninh: Cuộc sống bình an

Theo Phật Giáo, 5 loại hoa quả này lại tượng trưng cho ngũ thiên căn:

  • Tín căn: lòng tin
  • Tấn căn: sự kiên trì
  • Niệm căn: ghi nhớ
  • Định căn: tâm không loạn
  • Huệ căn: sự sáng suốt

Chào đón xuân Nhâm Dần 2022 bằng món ăn truyền thống Tết Việt Nam cách điệu siêu bắt mắt

Chính vì vậy, người Việt cũng thường chọn các loại quả có ý nghĩa tốt để thờ cúng tổ tiên:

  • Bưởi hoặc dưa hấu: đủ đầy, may mắn
  • Hồng, quýt: năm mơi rực rõ và gặp nhiều may mắn
  • Lê: suôn sẻ, thuận lợi
  • Đào: thăng quan, tiến chức
  • Lựu: đông con nhiều cháu
  • Trứng gà: lộc trời may mắn
  • Táo: phú quý
  • Thanh long: tượng trưng cho rồng
  • Đu đủ: đủ đầy, ấm no

Miền Bắc

Theo quan niệm của người xưa, mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc đẹp nhất là khi có đủ 5 màu, đảm bảo theo ngũ hành:

  • Kim – màu trắng (mãng cầu)
  • Mộc – màu xanh lá (chuối xanh – sum vầy)
  • Thủy – màu đen
  • Hỏa – màu đỏ (quất, hồng, ớt đỏ – may mắn, thành đạt)
  • Thổ – màu vàng (bưởi, phật thủ – giàu sang, may mắn)
  • Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.

mâm ngũ quả miền bắc

Cách bày truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới, đỡ lấy các loại quả khác, bưởi, phật thủ hoặc mãng cầu đặt ở giữa. Các loại quả như táo, quýt, hồng thì xếp xung quanh. Quất và ớt để xen kẽ vào các khỏang trống.

Miền Trung

Mâm ngũ quả của người miền Trung khá đơn giản và không câu nệ, có gì cúng nấy, chỉ cần gia chủ thành tâm. Các loại quả thường được sử dụng là: thanh long, quýt, cam, dưa hấu, sung, dứa,…

mâm ngũ quả miền trung

Miền Nam

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam lại gắn với quan niệm “Cầu sung dừa đủ xoài”, tương ứng với 5 loại quả là: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Khác với người Bắc, người miền Nam lại tránh thờ cúng các loại quả như chuối (chui lủi, khó phất), lê (lê lết, thất bại), cam, quýt (quýt làm cam chịu),…

mâm ngũ quả miền nam

Cách bài trí truyền thống như sau: Các loại loại quả có dáng to, nặng đặt ở dưới rồi mới xếp các loại quả khác lên trên.

7 món ăn hấp dẫn cho thực đơn Tất niên cuối năm 2021

Tham khảo 1 số mâm ngũ quả ngày Tết đẹp

Tham khảo 1 số mâm ngũ quả ngày Tết đẹp

Tham khảo 1 số mâm ngũ quả ngày Tết đẹp

Tham khảo 1 số mâm ngũ quả ngày Tết đẹp

Tham khảo 1 số mâm ngũ quả ngày Tết đẹp

Tham khảo 1 số mâm ngũ quả ngày Tết đẹp

Chúc các bạn có một mâm ngũ quả thờ gia tiên đẹp mắt  trong dịp Tết Nhâm Dần này!

2