Cách xây dựng tầm nhìn sứ mệnh mục tiêu của doanh nghiệp
Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp là 3 yếu tố được doanh nghiệp nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đặc biệt là điều này gắn liền với tên tuổi của doanh nghiệp đó. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu xem 3 yếu tố này là gì và có vai trò to lớn như thế nào!
Nội Dung Chính
Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu doanh nghiệp là gì?
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, Startup lúng túng trong việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp. Đôi khi vì không hiểu rõ họ còn nhầm lẫn họ còn nhầm lẫn trong cách sử dụng những khái niệm này, đặc biệt là các Startup. Vì thế, qua nội dung dưới đây, quý độc giả hãy cùng tìm hiểu thêm một lần nữa nhé!
Tầm nhìn được coi như mục tiêu dài hạn của công ty, có thể được xác định trong 5 đến 10 năm. Tầm nhìn cũng sẽ quy định và chi phối rất nhiều trong các quyết sách, quyết định, mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai.
Sứ mệnh là lời đáp hợp lý cho câu hỏi: Doanh nghiệp tồn tại để làm gì? Sứ mệnh sẽ quyết định mục đích của doanh nghiệp, họ đang và sẽ có thể mang lại giá trị gì cho khách hàng. Sứ mệnh nên được miêu tả thật ngắn gọn, cô đọng, súc tích và mang hàm nghĩa lớn lao.
Còn mục tiêu là những đích đến mà doanh nghiệp đặt ra. Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn,… dành cho cá nhân, bộ phận, phòng ban, hay thậm chí là cho cả một tổ chức. Điều này sẽ chi phối lớn đến cách thức phân chia công việc của doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp cần định hướng rõ Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu ?
Tầm nhìn định hướng hành động cho lãnh đạo doanh nghiệp
Giống như con thuyền trên hành trình vươn ra biển lớn, nếu không có la bàn, kim chỉ nam thì không những không thể xác định được đích mà thậm chí còn có thể dẫn đến những sai lầm trong quyết định của người chỉ huy. Người lãnh đạo doanh nghiệp nhất định cần xác định tầm nhìn cho đơn vị mình để biết rằng phía trước có điều gì đang chờ đợi, khó khăn ra sao, thách thức thế nào, cơ hội ở đâu? Bên cạnh đó, tầm nhìn cho phép lãnh đạo quyết định hướng công ty theo hướng nào. Từ đó khi bắt đầu chuyến đi dài của mình, trước những thử thách có thể đến, doanh nghiệp có thể tuân theo một mục đích mà không sợ bị lạc hướng.
Sứ mệnh quy định những điều cá nhân nên làm cho tổ chức của họ
Sứ mệnh cho mọi người biết điều gì là mục đích tồn tại, phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mệnh tựa như một bản tuyên ngôn thể hiện mục đích phát triển, giá trị, ý nghĩa mà công ty mang đến cho khách hàng, cho xã hội.
Sứ mệnh của công ty nên được trình bày ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tiếp cận đến mọi đối tượng nằm trong phân khúc của công ty. Nó cũng góp phần cố định mục tiêu và cách thức tiếp cận mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp. Không dừng lại ở đó, sứ mệnh định hướng cho lãnh đạo hành động cần làm trong tương lai
Mục tiêu quyết định hiệu quả
Không chỉ là riêng doanh nghiệp, bất kỳ ai khi bắt đầu tiến hành một công việc gì cũng cần đặt ra mục tiêu cho mình. Mục tiêu sẽ giúp bạn nhìn rõ hướng mình phải đi, lựa chọn con đường hợp lý nhất để hướng tới đích. Mục tiêu cũng giúp doanh nghiệp tuân theo một quy tắc, làm việc theo hệ thống khoa học, nhất quán giữa cá nhân, phòng ban để hoàn thành chỉ tiêu. Bên cạnh đó khi có đích đến, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả lao động của nhân viên một cách chính xác hơn so với những cách thức định tính thông thường
Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu đặt trong mối quan hệ tương hỗ
Doanh nghiệp không thể tách rời một cách siêu hình 3 yếu tố này với nhau bởi giữa chúng có một mối liên kết vô hình nhưng vô cùng chặt chẽ.
Tầm nhìn sẽ quyết định hành động và lựa chọn trong tương lai (Sứ mệnh), quyết định điều doanh nghiệp phải làm để tồn tại trên thương trường. Và sứ mệnh này lại quy định mục tiêu, những yêu cầu tối thiểu để doanh nghiệp chinh phục đỉnh cao.
Thực tế khái niệm 3 yếu tố này là khác nhau, song đều tựu trung lại ở một điểm là nhất quán hoàn toàn trong nội bộ doanh nghiệp. Bất kỳ nhân viên nào cũng cần phải nắm vững 3 điều này để có thể trở thành một nhân viên tốt, xây dựng một tập thể vững mạnh.
Làm thế nào để định hướng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp ?
Nghiên cứu thị trường
Hãy bắt đầu ngay từ khi manh nha ý định thành lập công ty việc nghiên cứu thật kỹ càng thị trường mà doanh nghiệp bạn hướng đến.
Đầu tiên hãy thử đặt vị trí của bạn vào khách hàng để tự hỏi những câu hỏi sau:
– Sản phẩm này là gì, có phù hợp với “tôi” không?
– Sản phẩm phù hợp với nhu cầu nào của “tôi” ?
– Tại sao tôi nên chọn sản phẩm của công ty này mà không phải công ty khác? Họ mang đến điều gì cho tôi.
Việc nghiên cứu tính sôi động của thị trường, sự đa dạng, phác họa chân dung khách hàng và nhu cầu của họ sẽ là nền tảng vững chắc để đánh đúng, trúng tâm lý tiêu dùng, giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi của mình trong tương lai.
Điều này tuy không được viết và coi là sứ mệnh tuy nhiên sẽ là bước đầu tiên quan trọng để tiến hành xác định những yếu tố khác.
Xác định rõ giá trị của công ty đem lại cho khách hàng
Sau khi đã có những cái nhìn tổng quát thì lãnh đạo doanh nghiệp – những người hiểu rõ nhất về sản phẩm mình làm ra định hình những giá trị tốt nhất mình cung cấp cho khách hàng.
Khi nói về tầm nhìn, hãy cố gắng để phác họa bức tranh toàn cảnh trong thời gian nhất định, tầm 10 năm. Tầm nhìn có thể thay đổi thông qua những trải nghiệm và bài học trong thực tế, điều này lãnh đạo nên lưu ý.
Còn khi nói về sứ mệnh, tuy thể hiện thế mạnh nổi trội của doanh nghiệp nhưng cũng không nên quá khoe khoang. Khách hàng sẽ không có thiện cảm với những gì đó quá màu mè nhưng khi sử dụng lại không có gì khác biệt. Doanh nghiệp trẻ nên học cách khiêm tốn khi nói về bản thân đồng thời nỗ lực tìm kiếm sự mới mẻ trong chất lượng sản phẩm.
Vận dụng sáng tạo và đưa ra ý tưởng
Quá trình tạo nên 3 yếu tố cốt lõi này chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhất là doanh nghiệp trẻ. Song điều họ có lại chính là sự sáng tạo, những ý tưởng dồi dào và mới lạ. Các bạn hoàn toàn có thể vận dụng điều này khi nói về tầm nhìn và sứ mệnh, song hãy nhớ đảm bảo tính chỉn chu, chuyên nghiệp để giữ gìn hình ảnh cho doanh nghiệp.
Tiếp theo hãy nêu lên ý tưởng và trình bày nó rõ ràng, có lý giải cụ thể đến mọi người trong công ty, nhất là nhân viên của bạn. Họ sẽ là những người cần hiểu rõ nhất về tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu bởi chính họ sẽ là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi sau này.
Ban hành, lắng nghe và sửa đổi
Sau khi đã có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong công ty, nhất là ở những vị trí đầu não thì đã đến lúc doanh nghiệp công bố những thông tin trên với mọi người. Điều này được thực hiện dưới nhiều hình thức như thông qua báo chí, truyền thông, phổ biến nội bộ,… miễn sao để mọi người đều được nghe, biết và hiểu được những gì doanh nghiệp truyền tải.
Sau khi có thời gian cùng trải nghiệm với khách hàng thực tế, cũng như những góp ý từ những người tiếp nhận thì doanh nghiệp cũng nên có kế hoạch cân nhắc để điều chỉnh sao cho phù hợp, nhất là mục tiêu. Bởi lẽ đây là điều dễ thay đổi nhất do có liên quan mật thiết đến thực tế.
Mọi hành động trong một tập thể đều nên dựa trên nền tảng của sự lắng nghe, chia sẻ, phát triển trên tinh thần phản biện, tư duy đổi mới để có thể vững vàng hơn.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp cho các bạn về 3 trong số nhiều yếu tố cốt lõi làm nên một doanh nghiệp. Hy vọng rằng các bạn có thể đem về cho mình nhiều kinh nghiệm và lựa chọn hướng đi cho mình một cách đúng đắn!