Cách xây dựng kèm mẫu bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp hiệu quả
Xây dựng tốt bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp không chỉ giúp các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc kỷ luật, minh bạch, gắn kết, mà còn giúp công ty tránh được các rủi ro không đáng có. Các doanh nghiệp thành công đều sở hữu bộ quy tắc ứng xử chuẩn chỉnh và được nhân viên hưởng ứng nhiệt tình. Một trong các phương pháp giúp doanh nghiệp nhanh chóng gây dựng môi trường làm việc số hiệu quả, gắn kết đấy là ứng dụng các phần mềm công nghệ.
Vậy quy tắc ứng xử của doanh nghiệp là gì? Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng FastWork đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp là gì?
Quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp là những kỳ vọng, nguyên tắc và tiêu chuẩn hành vi chung được thiết lập nhằm đảm bảo hiệu suất công việc và hài hòa giữa các mối quan hệ. Đây được xem là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Bộ quy tắc ứng xử giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Một bộ quy tắc ứng xử được xây dựng tốt sẽ cho thấy những giá trị cốt lõi, sứ mệnh có thể định hướng trong việc ra quyết định, thúc đẩy tinh thần làm việc trách nhiệm. Đồng thời truyền đạt tốt thông điệp của ban lãnh đạo, xác định rõ khuôn khổ pháp lý và đạo đức trong công việc.
Tất cả nội dung có trong bộ quy tắc ứng xử này đều áp dụng trên tinh thần tự nguyện. Tuy không mang tính ràng buộc về pháp lý nhưng các doanh nghiệp đều luôn muốn cố gắng tuân thủ, hoàn thiện các nội dung quan trọng có trong bộ quy tắc.
Tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử là nền tảng giúp các công ty đạt được mục tiêu tầm nhìn. Chân dung văn hoá của một doanh nghiệp, đến cuối cùng sẽ hiện diện thật nhất ở chính niềm tin và hành vi của những con người trong doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững sẽ cần có cho riêng mình một bộ quy tắc ứng xử vì những lý do chính sau:
Nội Dung Chính
1. Tăng động lực làm việc, giữ chân nhân tài
Bộ quy tắc ứng xử xây dựng niềm tin cho nhân viên khi thấy được những cam kết kinh doanh đầy trách nhiệm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, khi nhân viên biết được các tiêu chuẩn và kỳ vọng từ lãnh đạo sẽ có thêm động lực, mục tiêu phát triển trong công việc.
Ngoài ra, một doanh nghiệp xây dựng được văn hóa tốt sẽ thu hút và giữ chân nhiều nhân tài. Doanh nghiệp đừng quên tham khảo thêm bài viết Hiền tài là nguyên khí của doanh nghiệp: Chiến lược giữ chân nhân viên
2. Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp được xây dựng liên kết với các văn bản pháp lý, hợp đồng có các khoản thưởng phạt rõ ràng. Điều này giúp nhân viên hạn chế những hành vi sai trái gây tổn thất tài chính hay ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty. Đồng thời giảm thiểu sự tham ô, tư lợi từ nhân viên đến các cấp quản lý.
3. Đảm bảo tính kỷ luật
Bất kể bạn đến từ đâu, đảm nhiệm vai trò, vị trí nào cũng đều phải thực hiện và thích nghi với những quy tắc ứng xử khi làm chung trong một doanh nghiệp. Ở trong môi trường có tính kỷ luật cũng sẽ giúp nhân viên làm việc nghiêm túc và trách nhiệm hơn.
4. Thu hút và giữ chân khách hàng
Khách hàng sẽ có xu hướng đánh giá cao những công ty xem trọng quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp. Bởi nó mang lại ấn tượng tốt cho doanh nghiệp về tính trách nhiệm, chuyên nghiệp và minh bạch khi hợp tác làm việc. Điều này cũng giúp doanh nghiệp gia tăng uy tín và danh tiếng trên thị trường.
Bộ quy tắc ứng xử là linh hồn của doanh nghiệp
Cách xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa doanh nghiệp
Về tổng thể, nhà điều hành nên nhìn nhận bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong doanh nghiệp một cách linh hoạt. Đồng thời, liên tục cải thiện, liên tục tối ưu bộ quy tắc để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Với 5 bước dưới đây, doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa phù hợp một cách bài bản, chính xác và hiệu quả.
5 bước xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa doanh nghiệp
Bước 1: Hiểu về doanh nghiệp, về con người
Một bộ quy tắc ứng xử văn hóa phù hợp phải xuất phát từ chính tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Đây là “kim chỉ nam” quan trọng để xác định hướng đi đúng trong quá trình xây dựng bộ quy tắc.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự quan sát, phân tích những hạn chế, thách thức hiện tại, sai lầm trước đây. Từ đó xây dựng nội dung phù hợp để góp phần khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp.
Đặc biệt, bộ quy tắc ứng xử chỉ hiệu quả khi được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu về bản ngã và hành vi của con người. Đây được xem như “ADN” của văn hóa doanh nghiệp.
Bước 2: Nghiên cứu, tham khảo các mẫu quy tắc
Để dễ hình dung và tiết kiệm thời gian, bộ phận xây dựng quy tắc có thể tham khảo và nghiên cứu các mẫu từ những doanh nghiệp có nét tương đồng. Sau đó điều chỉnh và phát triển cho phù hợp mới mục tiêu của công ty mình.
Bước 3: Thống nhất ý kiến từ lãnh đạo đến nhân viên
Bộ quy tắc ứng xử văn hóa doanh nghiệp trước và sau khi triển khai phải có sự xem xét, góp ý từ ban lãnh đạo. Đồng thời để hài hòa được lợi ích, đảm bảo tính công bằng, thì việc lấy ý kiến từ toàn thể nhân viên trong công ty cũng rất quan trọng. Điều này giúp các chủ thể văn hóa cảm thấy thoải mái và tự giác thực hiện khi bộ quy tắc chính thức được áp dụng.
Bước 4: Triển khai và hỗ trợ thực hiện
Giai đoạn đầu triển khai bộ quy tắc, những người thực hiện sẽ có khó khăn, thắc mắc nhất định. Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi phổ biến, hướng dẫn nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về những quy tắc văn hóa ứng xử chung đó.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả, cải thiện
Viết ra bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp rồi triển khai áp dụng là chưa đủ. Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi sát sao, đo lường hiệu quả và liên tục ghi nhận ý kiến phản hồi để có giải pháp cải thiện, chỉnh sửa phù hợp.
Mẫu bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Trên thực tế, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy tắc ứng xử thường tồn tại ở dạng “không thành văn”. Ngược lại, nó được văn bản hóa tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như Google, Coca Cola, Vinamilk, Petrolimex…
Gợi ý doanh nghiệp tham khảo mẫu bộ quy tắc ứng xử của Vinamilk
Một số nội dung có trong Bộ quy tắc ứng xử của Vinamilk
- Giá trị cốt lõi
- Cam kết
- Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Công ty với Nhân viên
- Công ty với bên ngoài
- Nhân viên với công ty
- Nhân viên với nhân viên
- Bản thân và hoạt động ngoài công ty
- Nội dung khác
Tham khảo Bộ quy tắc ứng xử của Bolloré
Đề xuất doanh nghiệp Tải xuống: 25 Tài liệu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hy vọng những kiến thức FastWork chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng nên một bộ quy tắc phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra, gợi ý doanh nghiệp 4.0 tham khảo bộ ứng dụng hỗ trợ quản trị và vận hành toàn diện – FastWork Platform, quản lý tập trung, số hóa hoạt động quản trị nội bộ, nhân sự.