Cách xác định và lập kế hoạch hoàn thành mục tiêu cá nhân

Tạo thói quen đặt mục tiêu mỗi ngày là một trong những bí quyết đạt được thành công, được nhiều doanh nhân thành đạt và người nổi tiếng áp dụng. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định mục tiêu phù hợp là điều không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, Prudential sẽ chia sẻ đến bạn cách thiết lập kế hoạch để dễ kiểm soát và rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu của bản thân. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Bạn có biết vì sao mỗi người cần có mục tiêu trong cuộc sống?

“Xác định được mục đích là khởi đầu của mọi thành tựu” – W. Clement Stone. Trong cuộc sống, muốn đạt được điều mình mong muốn đối với bất kỳ công việc gì, mỗi người cần đề ra mục tiêu của bản thân. Những mục tiêu đó có thể là: Tốt nghiệp đại học loại giỏi, giành được học bổng du học, lấy được chứng chỉ IELTS 7.0…

Bằng những mục tiêu rõ ràng và thông minh, bạn không chỉ xác định được phương hướng để đạt tới đích, nguồn động lực thúc đẩy bản thân trên suốt cuộc hành trình, mà còn đem lại những lợi ích to lớn như:

  • Giúp bạn nhận biết được điều gì thực sự quan trọng và cần ưu tiên, dễ dàng kiểm soát cuộc sống của chính mình hơn.

  • Sắp xếp thời gian hiệu quả và tận dụng mọi nguồn lực một cách triệt để.

  • Mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết sâu cũng như tăng khả năng tập trung vào công việc.

  • Củng cố thêm niềm tin, ý chí, giúp bạn luôn lạc quan và sẵn sàng đối mặt với thử thách.

  • Cơ hội để nhìn nhận khả năng và dõi theo sự tiến bộ chính mình, từ đó rèn giũa để đạt được nhiều mục tiêu của bản thân trong tương lai.

2. Bí quyết thiết lập và hoàn thành mục tiêu của bản thân

Vạch ra “lộ trình” rõ ràng và liệt kê các bước thực hiện là cách giúp mục tiêu của bản thân sớm đạt được trong thời gian ngắn. Vậy hãy bắt đầu từ bây giờ! Chọn cho bạn mục tiêu phù hợp và lập một kế hoạch để đạt được mục tiêu ấy với 7 bước dưới đây.

2.1. Xác định mong muốn của bản thân

Để có cái nhìn toàn diện và đưa ra quyết định chính xác hơn khi giải quyết vấn đề, bước đầu tiên là lên ý tưởng cho mục tiêu của bản thân. Bằng cách đặt ra các câu hỏi và tự trả lời ở 5 lĩnh vực chủ chốt trong cuộc sống:

  • Học tập: Lĩnh vực học tập nào mà bạn đam mê và muốn theo đuổi lâu dài? Bạn muốn trang bị cho mình những kỹ năng mềm nào?

  • Sự nghiệp: Bạn muốn có được vị trí công việc gì? Bạn muốn sự nghiệp mình thăng tiến như thế nào sau 3 – 5 năm nữa, kể từ bây giờ?

  • Gia đình: Bạn muốn ngôi nhà của mình trông ra sao? Bạn có muốn trở thành cha mẹ không? Hay bạn muốn con mình học tại trường công lập hay quốc tế?

  • Sức khỏe: Bạn có đặt mục tiêu sở hữu một vóc dáng lý tưởng không? Những hoạt động rèn luyện sức khỏe nào bạn muốn mình thuần thục (đá bóng, bơi lội, boxing, võ…)?

  • Tích lũy: Bạn muốn tiết kiệm và tích lũy được bao nhiêu tiền trong quá trình làm việc? Bạn có muốn thử sức kinh doanh hay đầu tư vào lĩnh vực nào đó để gia tăng tài sản không?

Ngoài ra, bạn có thể thử phương pháp 3 mục tiêu. Trong gần 30 giây, hãy viết thật nhanh 3 mục tiêu quan trọng nhất của đời bạn. Dù câu trả lời của bạn với phương pháp liệt kê “mì ăn liền” này là gì, thì đó có thể là bức tranh chính xác về những điều bạn thực sự mong muốn.

2.2. Lập mục tiêu rõ ràng: ngắn hạn & dài hạn

Tiếp theo, hãy tạo ra cho mình một kế hoạch ngắn hạn & dài hạn, đây là cách giúp bạn xác định rõ những định hướng công việc và tạo ra động lực để đạt được mục tiêu của bản thân hiệu quả. Ví dụ, ước mơ của bạn là trở thành bác sĩ (mục tiêu dài hạn). Nhưng, trước khi “chạm tới”, có một số mục tiêu ngắn hạn bạn cần phải vượt qua như đạt thành tích tốt trong các kỳ thi tuyển sinh, hoàn thành chương trình học tập ngành y và cuối cùng là cư trú.

Tốt nhất, khi đã hình thành được một bức tranh lớn, bạn hãy bắt đầu suy nghĩ về những mục tiêu nhỏ hơn để đạt được chúng. Mục tiêu ngắn hạn nên được xếp từ danh sách những việc cần làm trong ngày, sau đó là mục tiêu của bản thân nhất định hoàn thành mỗi tuần/tháng. Tăng dần lên những mục tiêu một năm, mục tiêu trung hạn từ 2 – 3 năm và mục tiêu dài hạn từ 3 – 5 năm.

2.3. Xác định những việc cần làm

“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”, con người muốn có được thành công thì phải bắt đầu hành động từ những bước đi đầu tiên. Chính vì thế, để mục tiêu có tính khả thi hơn, bạn cần đưa ra được danh sách tất cả những việc cần làm và sắp xếp chúng theo 2 hình thức: Thứ tự và Ưu tiên.

  • Thứ tự – việc gì bạn phải làm trước để có thể làm tiếp những việc khác.

  • Ưu tiên – việc gì quan trọng hơn và ít quan trọng hơn.

 

>>> Có thể bạn quan tâm: Để thành công đừng nhầm lẫn giữa “khẩn cấp” và “quan trọng”

2.4. Xác định những trở ngại phải vượt qua

Theo nguyên lý của sự ràng buộc, sẽ luôn có một yếu tố giới hạn gây cản trở tốc độ để bạn đạt được mục tiêu của bản thân. Sự ràng buộc hoạt động theo quy luật 80/20, nghĩa là 20% nguyên nhân do tác động từ bên ngoài và 80% còn lại là xuất phát từ bên trong, bao gồm việc thiếu một kỹ năng, một phẩm chất hay một bộ phận kiến thức nào đó.

Chính vì thế, khi đã xác định được những trở ngại phải vượt qua, bạn nên tìm cách khắc phục bằng cách tập trung vào việc rèn luyện những kỹ năng còn yếu của bản thân, thay vì chỉ chăm chăm phát triển những kỹ năng hiện tại đã tốt của mình.

2.5. Đặt ra thời hạn cụ thể

Ngay từ ban đầu, bạn nên đưa ra từng thời hạn cụ thể và chính xác ngày tháng năm cho mỗi đề mục công việc. Nếu mục tiêu của bạn khá lớn, hãy đặt ra các tiểu thời hạn. Nhưng quan trọng là, cần thực hiện đúng hoặc trước thời hạn đã đặt ra, từ đó dễ dàng kiểm soát thành quả đã đạt được và những việc mình cần cố gắng hơn trong thời gian tới.

2.6. Xây dựng tính kỷ luật

Bí quyết giúp tối ưu hóa thời gian hoàn thành mục tiêu là rèn luyện tính kỷ luật mỗi ngày. Điều này có nghĩa, khi đã quyết định được nhiệm vụ quan trọng nhất với mình, bạn cần tránh mọi sự phân tán và tập trung toàn bộ tâm trí vào nó cho tới khi hoàn thành 100%.

Theo đó, nhiều người muốn đạt được mục tiêu tự do tài chính trong vòng 10 – 20 năm tới. Tuy nhiên, trong suốt quá trình đó, họ rất dễ bị những cám dỗ bên ngoài, dẫn đến tiêu xài phung phí làm ảnh hưởng đến kế hoạch. Song, ngày nay, bằng việc “đầu tư” vào bảo hiểm nhân thọ từ sớm, mỗi người có thể đảm bảo hoàn thành được mục tiêu đề ra, thậm chí là rút ngắn hơn.

Các sản phẩm bảo hiểm không chỉ mang lại quyền lợi bảo vệ tài chính trước rủi ro bất ngờ, mà còn là một giải pháp tiết kiệm – đầu tư hiệu quả để người tham gia quản lý nguồn tiền có kỷ luật. Hơn nữa bằng việc tích lũy, khi đáo hạn, bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn có được một khoản tiền khá lớn, giúp bạn dễ dàng thực hiện các dự định tương lai.

>>> Tìm hiểu thêm về PRU-Chủ Động Cuộc Sống – Giải pháp tối ưu giúp tích lũy và lập kế hoạch tài chính cho những mục tiêu quan trọng của cuộc sống

2.7. Đánh giá lại các mục tiêu

Song song tận hưởng những thành quả đạt được, bạn cũng nên đánh giá lại mức độ hoàn thành cũng như xem xét liệu mục tiêu đặt ra có đúng như mình mong muốn hay không.

  • Nếu mục tiêu đã đạt quá dễ dàng, hãy tăng độ khó của mục tiêu tiếp theo.

  • Nếu bạn đạt được mục tiêu một cách gian khổ, hãy xem lại quá trình làm việc của mình và đề ra mục tiêu khác nhẹ nhàng hơn.

  • Nếu thấy một số mục tiêu không còn thú vị nữa, hãy cân nhắc thay thế chúng bằng một mục tiêu mới.

Có thể nói, để đạt được mục tiêu của bản thân, điều quan trọng là kế hoạch đặt ra cần khả thi, càng cụ thể càng tốt. Đặc biệt là các bạn trẻ, dù ở độ tuổi nào cũng cần nuôi dưỡng bên trong mình một mục tiêu để tạo động lực phấn đấu mỗi ngày. Tốt nhất, hãy quyết định chính xác về điều bạn muốn, viết ra, lên kế hoạch và làm việc với nó mỗi ngày, bạn sẽ hoàn thiện được nhiều mục tiêu hơn trong tuần và những tháng tiếp theo.

>>> Xem thêm: