Cách viết tuyên bố sứ mệnh chuẩn nhất dành cho Doanh nghiệp
Nắm được cách viết tuyên bố sứ mệnh có ý nghĩa rất quan trọng với Doanh nghiệp. Đây là hoạt động nhằm hoàn thiện việc định hình Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố này còn góp phần thể hiện tầm nhìn của CEO và sứ mệnh mong muốn phục vụ thị trường theo cách nào. Có thể thấy, đây là nhân tố không chỉ giúp công ty đi đúng đường mà còn là điểm tựa cho các nhân viên đối chiếu theo mục tiêu. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây của Fastdo để cập nhập kiến thức chuẩn nhất về nội dung này nhé!
fWork – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click ngay vào ảnh để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:
Nội Dung Chính
1. Tuyên bố sứ mệnh là gì?
Tuyên bố sứ mệnh là văn bản khẳng định lý do tồn tại cũng như thể hiện sự quyết tâm thực hiện những mục tiêu của một tổ chức. Khác với tuyên bố tầm nhìn, tuyên bố sứ mệnh phản ánh tất cả các khía cạnh của công ty từ nhân viên, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, chất lượng, vị trí Doanh nghiệp trên thị trường và sự sống còn của tổ chức.
Một tuyên bố sứ mệnh nên được được soạn thảo theo cách trả lời cho những câu hỏi cụ thể như: Chúng ta làm gì? Tại sao phải làm? Chúng ta làm như thế nào?
Tuyên bố sứ mệnh chính là mục đích cốt lõi của công ty và đại diện cho tổ chức trước công chúng. Do đó, bản tuyên bố phải rõ ràng, đầy đủ và đảm bảo gợi nhớ trong tâm trí của mọi người. Tuyên bố được phát triển dành cho cổ đông, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, đối tác và cả chủ nợ.
>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo của Bill Gates và 14 đặc điểm tạo nên thành công
2. Phân biệt tuyên bố sứ mệnh và các tài liệu Doanh nghiệp khác
Bên cạnh tuyên bố sứ mệnh, Doanh nghiệp còn phải xây dựng và sở hữu nhiều văn bản quan trọng khác. Sau đây, Fastdo sẽ giải thích đến bạn đọc cách để phân biệt tuyên bố sứ mệnh với các tài liệu quan trọng của tổ chức:
Tầm nhìn chiến lược
Trong một số trường hợp nhất định, mọi người vẫn thường hiểu nhầm hai vấn đề này. Thứ nhất, tầm nhìn chiến lược chủ yếu tập trung vào việc thể hiện những mong muốn trong tương lai. Các vấn đề sẽ được vạch ra một cách cụ thể để cho thấy cố gắng và nỗ lực đạt được của công ty. Ngược lại, tuyên bố sứ mệnh lại nhằm khẳng định lý do Doanh nghiệp hình thành và tồn tại trên thị trường để làm gì.
Khẩu hiệu công ty
Khẩu hiệu và sứ mệnh đóng vai trò tiếp thị cho Doanh nghiệp ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, tuyên bố sứ mệnh cung cấp cái nhìn rõ ràng, đi sâu vào thực tế các mục tiêu và cấu trúc của công ty.
Kế hoạch kinh doanh
Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực và những hoàn cảnh hoạt động cụ thể của Doanh nghiệp mà nhà lãnh đạo có thể đề cập nội dung của bản tuyên bố sứ mệnh trong kế hoạch kinh doanh đang được thực thi. Tuy nhiên, các bạn không được hiểu nhầm rằng hai vấn đề này có thể thay thế cho nhau.
Kế hoạch kinh doanh là một bản tài liệu tổng quan dài từ 8-12 trang chứa đầy đủ các thông tin về công ty từ các dự báo tài chính cũng như những dữ liệu nghiên cứu thị trường quan trọng khác. Tài liệu này chỉ được lưu hành nội bộ còn sứ mệnh được công bố trên các phương tiện truyền thông.
>>> XEM THÊM: 4 phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp phổ biến hiện nay
3. Cách viết tuyên bố sứ mệnh chi tiết, đơn giản
Việc mà Doanh nghiệp thể hiện sứ mệnh là bước đầu tiên khẳng định hình ảnh giá trị của thương hiệu. Do vậy, Fastdo mong muốn rằng hướng dẫn dưới đây sẽ giúp ích được cho nhà quản trị. Hy vọng qua đây các bạn có thể thành lập được một văn bản hoàn chỉnh nhất.
3.1 Bước 1: Tập hợp tất cả nhân viên các cấp để thảo luận
Một tuyên bố sứ mệnh cần được phổ biến rộng rãi trong công ty từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Sự tham gia của toàn thể nhân viên tạo nên sự cam kết mạnh mẽ hơn giữa họ với công ty. Nhà quản trị cần phải tạo một cuộc họp để thu thập ý kiến của tất cả mọi người. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp hiểu rõ được cách suy nghĩ của từng cá nhân.
Hơn nữa, việc tham gia xây dựng tuyên bố sứ mệnh sẽ khiến nhân sự có trách nhiệm hơn. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng để hỗ trợ cho sứ mệnh của tổ chức.
>>> THAM KHẢO NGAY: Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh mà nhà quản lý cần biết
3.2 Bước 2: Trả lời 9 câu hỏi cho bản tuyên bố sứ mệnh
Thông thường, trong cách viết sứ mệnh Doanh nghiệp cần trả lời cụ thể 9 câu hỏi. Việc hoàn tất các câu trả lời có thể chiếm nhiều thời gian của bạn. Tuy nhiên, cách này sẽ mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp như xác định chính xác khách hàng mục tiêu, hiểu rõ sản phẩm dịch vụ của mình, thị trường mục tiêu mà công ty hướng đến,… 9 vấn đề công ty cần giải quyết cụ thể là:
- Khách hàng của Doanh nghiệp là ai? Làm thế nào để mang lại lợi ích cho khách hàng của bạn?
- Các sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà Doanh nghiệp cung cấp là gì? Sự độc đáo là gì?
- Doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường địa lý nào?
- Công nghệ cơ bản của Doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp có cam kết tăng trưởng và vững mạnh tài chính?
- Những niềm tin, giá trị và triết lý cơ bản hướng dẫn hoạt động của Doanh nghiệp là gì?
- Các điểm mạnh, năng lực hoặc lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường?
- Doanh nghiệp đối xử với nhân viên của mình như thế nào?
>>> ĐỌC NGAY: Nguyên tắc là gì? 14 Nguyên tắc quản lý của Henry Fayol
3.3 Bước 3: Viết nháp bản tuyên bố sứ mệnh
Sau khi làm rõ và xác định chính xác những nội dung nào cần đưa vào bản tuyên bố, bạn có thể bắt đầu viết nháp nội dung theo những công thức được nêu dưới đây:
- Để [đóng góp/mục tiêu] nên [tác động].
- Nhiệm vụ của Doanh nghiệp là [đóng góp/mục tiêu] bằng [những gì bạn cung cấp/cách bạn thực hiện] cho [đối tượng mục tiêu] để [tác động].
- Để xây dựng/cung cấp [những gì bạn mang đến/cách bạn thực hiện] cho [đối tượng mục tiêu] về [đóng góp/mục tiêu] và [tác động].
Ví dụ: Nếu bạn làm việc cho một công ty Content marketing, bản nháp đầu tiên của bạn có thể trông như thế này:
- Để tăng giá trị và khả năng hiển thị của nội dung, các công ty có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt với công chúng.
- Nhiệm vụ của Doanh nghiệp là nâng cao giá trị và khả năng hiển thị của nội dung bằng cách cung cấp các dịch vụ Content marketing cho các công ty để có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ Content marketing cho các công ty để tăng giá trị và khả năng hiển thị nội dung và giúp Danh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
>>> XEM NGAY: Work From Home là gì? Những gợi ý để WFH hiệu quả
3.4 Bước 4: Tham khảo ý kiến nhiều người
Tuyên bố sứ mệnh áp dụng cho tất cả mọi người. Hãy dùng một số bản thảo về tuyên bố sứ mệnh để tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp của bạn. Tuy các lập luận của cấp quản lý sẽ có trọng lượng hơn một chút, nhưng đối với một tài liệu mang tính phổ quát như Tuyên bố sứ mệnh, sẽ rất hữu ích nếu bạn đưa tất cả mọi người vào quá trình phản hồi.
Bạn không nên vội vàng trong quá trình viết. Hãy dành thời gian để cộng tác với đội nhóm bằng cách tổ chức những phiên thảo luận, Q&A hoặc gửi các cuộc khảo sát để tìm ra phiên bản Sứ mệnh phù hợp với đại đa số mọi người. Bằng cách đó, khi hoàn thành tuyên bố, mọi người sẽ tự hào vì đây là thành quả đến từ nỗ lực của tập thể.
>>> XEM THÊM: Bộ trắc nghiệm xác định chỉ số EQ trung bình chính xác năm 2022
3.5 Bước 5: Đánh giá và công bố bản sứ mệnh
Sau khi thu thập phản hồi, bạn hãy sửa đổi tuyên bố sứ mệnh nếu cần. Sau đó, hãy hoàn thiện và chia sẻ văn bản với phần còn lại của tổ chức của bạn thông qua trang web doanh nghiệp hoặc bản kế hoạch kinh doanh. Với bộ giải pháp phần mềm quản trị Fastdo, bạn hoàn toàn có thể công bố tuyên bố sứ mệnh một cách minh bạch với toàn tổ chức. Tất cả nhân sự đều có thể dễ dàng xem và nắm bắt được toàn bộ giá trị mà tổ chức muốn truyền tải qua sự hỗ trợ của phần mềm quản trị Fastdo.
Với nhiệm vụ giải thích hoạt động kinh doanh, bản tuyên bố sứ mệnh giúp những người làm việc tại chính tổ chức, các bên liên quan, khách hàng hoặc đối tác, đối tượng mang lại lợi nhuận Doanh nghiệp có thể hiểu rõ về lý do tồn tại của công ty. Ngoài ra, bạn không nên tạo ra văn bản này để phục vụ mục đích bán hàng, nhưng đó là điều bạn nên tự hào và có thể sẽ muốn công bố.
>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo của Jack Ma – Tỷ phú người Trung Quốc
4. Ví dụ về sứ mệnh của các công ty ở Việt Nam và thế giới
Để tất cả mọi người cùng hiểu rõ hơn về một bản tuyên bố sứ mệnh, nội dung dưới đây sẽ trình bày những ví dụ về mẫu Tuyên bố sứ mệnh của những công ty nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
4.1 Sứ mệnh của Vinamilk
Vinamik là công ty hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe. Sản phẩm của công ty gồm các mặt hàng như sữa tươi, sữa dinh dưỡng, sữa chua, sữa chua uống, bột ăn dặm, sữa đặc, sữa thực vật, nước giải khát,…
Doanh nghiệp ra đời với sứ mệnh:
Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
Vinamilk cam kết bằng cả trái tim và niềm tin mãnh liệt rằng tất cả sản phẩm của công ty chắc chắn sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng có giá trị và đưa sản phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất. Qua đó, cho thấy bản thân công ty phải có trách nhiệm thật sự đối với chính mình, với xã hội và với con người mới có thể thực hiện được tuyên bố này.
>>> ĐỌC NGAY: Văn hóa doanh nghiệp Vinamilk có đặc điểm gì? Cách xây dựng
4.2 Sứ mệnh của Techcombank
Ngân hàng Techcombank được thành lập vào năm 1993. Đây là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam và là một trong những ngân hàng hàng đầu tại khu vực châu Á. Hiện tại, ngân hàng có hai văn phòng đại diện và 311 chi nhánh và văn phòng đại diện trên toàn quốc. Ngân hàng cung cấp các sản phẩm liên qua đến thẻ, tài khoản thanh khoản, tiết kiệm, đầu tư, cho vay, bảo hiểm, ngân hàng điện tử.
Sứ mệnh của ngân hàng là:
Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.
Là một ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Techcombank luôn nổ lực hết mình trở thành người tiên phong trong hành trình số hóa ngành tài chính. Với hơn 9.000 nhân sự xuất sắc, Techcombank tự tin có thể tạo động lực để các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển một cách bền vững và bức phá hơn trong tương lai.
>>> XEM THÊM: Phong cách lãnh đạo của Tim Cook và 14 Bài học tuyệt vời
4.3 Tuyên bố sứ mệnh của FedEx
FedEx là công ty chuyên cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới. FedEx xây dựng hệ thống giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy cho Hoa Kỳ và hơn 220 quốc gia trên toàn thế giới. Công ty luôn đưa ra các phương án vận chuyển tốt nhất từ những gói hàng nhỏ, tài liệu bảo mật hay các lô hàng quốc tế. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng hóa như đóng gói theo yêu cầu, trợ giúp làm thủ tục hải quan,…
FedEx mang đến sứ mệnh:
Kết nối con người với hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng sẽ tạo ra các cơ hội và cải thiện cuộc sống. FedEx tin rằng thế giới tốt đẹp hơn chính là thế giới của kết nối và niềm tin đó soi đường chỉ lối cho chúng tôi trong mọi công việc.
Với sứ mệnh kết nối con người với hàng hóa và dịch vụ xuất phát từ niềm tin sự kết nối sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. FedEx tạo ra cơ hội để khách hàng có thể mua sắm hàng hóa và nhận hàng một cách nhanh chóng đến mọi địa chỉ tại Hoa Kỳ và cho 220 quốc gia khác trên toàn thế giới.
>>> XEM THÊM: Phương pháp KonMari và 5 nguyên tắc áp dụng đặc trưng
4.4 Tuyên bố sứ mệnh của Intel
Intel là thương hiệu cung cấp hệ thống máy tính và thiết bị như máy tính để bàn, máy trạm, máy tính sách tay, bộ xử lý, sản phẩm máy chủ và các sản phẩm khác như FPGA, ASIC, chip, bộ xử lý đồ họa,….
Sứ mệnh của Intel là:
To do a great job for our customers, employees and stockholders by being the preeminent building block supplier to the worldwide Internet economy
Bản tuyên bố sứ mệnh thể hiện rõ mong muốn của Intel. Công ty không ngừng nỗ lực vì khách hàng, nhân viên và các cổ đông của mình bằng việc trở thành một nhà cung cấp thiết bị điện tử cho công nghệ Internet thế giới.
4.5 Tuyên bố sứ mệnh của Hyundai
Hyundai Motor Company trực thuộc Hyundai Kia Automotive Group. Đây là hãng sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc và đứng thứ 5 thế giới về doanh số bán ô tô mỗi năm. Công ty có trụ sở chính tại thủ đô Seoul. Công ty kinh doanh các dòng sản phẩm xe SUV như Kona, Santafe, Creta,…. Ngoài ra, còn có các dòng sản phẩm khác như xe chuyên dụng, xe tải nhẹ, xe thương mại, xe du lịch.
Sứ mệnh của công ty là:
To create exceptional automotive value for our customers by harmoniously blending safety, quality, and efficiency. With our diverse team, we will provide responsible stewardship to our community and environment while achieving stability and security now and for future generations.
Hyundai sản xuất ô tô với phương châm kết hợp hoàn hảo giữa 3 yếu tố cốt lõi là an toàn, chất lượng và hiệu quả đảm bảo khách hàng có những tải nghiệm tốt nhất và đáng tin cậy nhất. Với đội ngũ đa dạng của mình, Hyundai sẽ cung cấp quyền quản lý có trách nhiệm cho cộng đồng và môi trường của họ đồng thời đảm bảo sự ổn định và an ninh ngay bây giờ và cho các thế hệ tương lai.
6. Sự khác nhau giữa tầm nhìn và tuyên bố sứ mệnh
Để phân biệt tầm nhìn và tuyên bố sự mệnh mọi người có thể tham kháo nội dung qua bảng dưới đây:
Tầm nhìn
Sứ mệnh
Mục đích
Thể hiện những điều tổ chức nhằm đạt được.
Xác định những gì Doanh nghiệp hiện đang làm.
Câu hỏi cần trả lời
Doanh nghiệp muốn trở thành gì?
Doanh nghiệp làm gì?
Thành phần
-
-
Mục tiêu
-
Giá trị
-
-
-
Khách hàng
-
Sản phẩm và dịch vụ
-
Thị trường
-
Công nghệ
-
Sự tồn tại
-
Triết lý
-
Quan niệm của cá nhân Doanh nghiệp
-
Yếu tố công cộng
-
Nhân viên
-
Tương lai hay hiện tại?
Đề cập đến tương lai
Trình bày về hiện tại
Được xây dựng dành cho ai?
Nhân viên của Doanh nghiệp
Nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối tác và cộng đồng
Nội dung nào được tạo trước?
Được hình thành trước
Chỉ được triển khai khi có tầm nhìn
Nội dung có hay thay đổi không?
Hầu như không thay đổi vì phải mất nhiều năm để đạt được đa số các mục tiêu
Thường thay đổi mỗi khi Doanh nghiệp quyết định mạo hiểm vào thị trường mới, hay phát triển sản phẩm mới, …
Trên đây là tất cả nội dung về chủ đề “cách viết tuyên bố sứ mệnh cho Doanh nghiệp”. Hy vọng rằng qua những chia sẻ vừa rồi, tất cả mọi người đã có thêm kiến thức cần thiết để xây dựng nội dung phù hợp nhất dành cho Doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan tới các hoạt động quản trị, hãy liên hệ ngay với Fastdo để được giải đáp nhé!
>>> ĐỌC CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
Tuyên bố sứ mệnh là gì?
Tuyên bố sứ mệnh là văn bản khẳng định lý do tồn tại cũng như thể hiện sự quyết tâm thực hiện những mục tiêu của một tổ chức.
Quy trình viết tuyên bố sứ mệnh như thế nào?
Bước 1: Tập hợp tất cả nhân viên các cấp để thảo luận; Bước 2: Trả lời 9 câu hỏi cho bản tuyên bố sứ mệnh; Bước 3: Viết nháp bản tuyên bố sứ mệnh; Bước 4: Tham khảo ý kiến nhiều người; Bước 5: Đánh giá và công bố bản sứ mệnh.
Tuyên bố sứ mệnh của Vinamilk thể hiện điều gì?
Vinamilk cam kết bằng cả trái tim và niềm tin mãnh liệt rằng tất cả sản phẩm của công ty chắc chắn sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng có giá trị và đưa sản phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất. Qua đó, cho thấy bản thân công ty phải có trách nhiệm thật sự đối với chính mình, với xã hội và với con người mới có thể thực hiện được tuyên bố này.
5/5 – (1 bình chọn)