Cách viết tình hình nghiên cứu (Tổng quan tài liệu) hay nhất
5/5 – (9 bình chọn)
Việc tìm hiểu và viết tổng quan đề tình hình nghiên cứu đề tài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bài nghiên cứu khoa học, nó được xem như là bước đệm đầu, định hướng cho bài làm. Vì vậy, hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách viết tổng quan tài liệu nghiên cứu qua bài viết này nhé!
1. Khái niệm về tổng quan tình hình nghiên cứu (Tổng quan tài liệu)
Tổng quan tình hình nghiên cứu hay còn gọi là tổng quan tài liệu nghiên cứu là phần bài cho người đọc có cái nhìn bao quát về những công trình nghiên cứu đã có trước đó cũng như tập hợp, liệt kê và xem xét các thông tin có trong bài nghiên cứu.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu còn là phần thể hiện sự so sánh, phân tích và tổng hợp những vấn đề từ các tài liệu hiện có, liên quan với mục đích đề ra của đề tài hiện tại.
Thông qua phần tình hình nghiên cứu đề tài, người đọc sẽ biết rõ về mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp mà các bạn sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Thông thường, phần tổng quan tình hình nghiên cứu sẽ được thể hiện sau khi phần giới thiệu chung những nội dung liên quan đến chuyên ngành kết thúc như: Những khái niệm liên quan, những đề tài nghiên cứu được công bố trước đó.
Đối với một số đề tài riêng biệt, các bạn sẽ phải xây dựng tổng quan tài liệu nghiên cứu thành một chương riêng.
2. Mục đích viết tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tổng quan tài liệu là một phần không thể thiếu trong bài nghiên cứu nhằm giúp tác giả đạt các mục đích sau:
-
Thể hiện những kiến thức liên quan đến đề tài đã được công bố, xuất bản trước đó dưới nhiều hình thức khác nhau: sách báo, tạp chí, nền tảng xã hội,…
-
Phát hiện và chỉ ra những điểm nổi bật, giá trị của các bài nghiên cứu, tài liệu liên quan có từ trước.
-
Nắm được cơ bản khái niệm, vấn đề và phương pháp thực hiện nghiên cứu.
-
Tìm ra ưu điểm và hạn chế của các bài nghiên cứu trước đó.
-
Xác định các vấn đề còn tồn tại, chưa được giải quyết trong các đề tài nghiên cứu hiện có.
-
Hình thành ý tưởng và hướng phát triển, đưa ra phương pháp giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
3. Yếu tố quyết định tổng quan tài liệu tốt
Để viết được phần tổng quan tài liệu tốt, các bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
-
Lựa chọn xây dựng theo một trình tự hợp lý, cụ thể:
-
Những khái niệm, định nghĩa liên quan
-
Những lý thuyết cơ bản của đề tài
-
Các bài nghiên cứu thực nghiệm đã được công bố
-
Kết quả thu được từ các đề tài nghiên cứu
-
Rút ra vấn đề còn tồn tại và kinh nghiệm nghiên cứu
-
Xác định các thông tin, dữ liệu có thể sử dụng và căn cứ theo để giải quyết đề tài nghiên cứu của bạn.
-
Nghiên cứu và xác định các phương pháp thực hiện nghiên cứu đề tài như: Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, phân tích, tổng hợp,…
-
Thu thập đầy đủ các thông tin cơ bản để hình thành phiếu khảo sát cho đề tài.
-
Từ đó phân tích vấn đề và tìm ra phương pháp giải quyết, hình thành hướng phát triển cho bài nghiên cứu.
Lưu ý khi viết tổng quan nghiên cứu:
-
Tổng quan
tình hình nghiên cứu đề tài
không phải là nêu lại các đề tài nghiên cứu trước đó.
-
Cần tổng hợp các thông tin quan trọng, có giá trị với đề tài nghiên cứu của bản thân.
4. Nội dung tổng quan tài liệu nghiên cứu đề tài
Tổng quan tình hình nghiên cứu được xem như một bản kế hoạch mang tính định hướng cho sự phát triển và hình thành của đề tài nghiên cứu và thường cần có các nội dung sau:
4.1. Trường phái lý thuyết nào là cơ sở lý luận nghiên cứu
Các bạn cần đọc và tìm hiểu xem các bài nghiên cứu trước đó đã từng áp dụng các trường phái lý thuyết của ai? Có nội dung cụ thể như thế nào? Từ đó mà nghiên cứu, đúc kết ra những ý chính, có giá trị với đề tài.
Phần trường phái lý thuyết của tổng quan tài liệu nghiên cứu thường bao gồm:
-
Cách thức tiếp cận đạt hiệu quả
-
Cách thức tiếp cận phụ thuộc vào năng lực
-
Cách thức tiếp cận về thể chế
4.2. Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính
Các bạn cần xác định được bố cảnh của các đề tài nghiên cứu trước đó, đây là một vấn đề vô cùng cần thiết bởi nếu bài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh khác nhau thì sẽ thu được những số liệu, thông tin khác nhau.
Bối cảnh nghiên cứu thường là:
-
Quốc gia, lãnh thổ
-
Vùng miền, địa phương
-
Lĩnh vực
-
Ngành,…
Hiểu một cách đơn giản thì trong phần này, tác giả sẽ chỉ ra được những loại, nhóm nhân tố tác động đến quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Đó có thể là nhân tố kết quả, điều tiết hoặc trung gian.
4.3. Phương pháp nghiên cứu chính
Tác giả sẽ nêu ra những phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Tùy thuộc vào bối cảnh và mô hình mà xem xét nên vận dụng hay thay đổi phương pháp của các bài nghiên cứu trước đây.
Việc tìm hiểu, xem xét sẽ giúp cho tác giả dễ dàng thực hiện phần bàn luận vấn đề của bài nghiên cứu hiện tại.
4.4. Kết quả nghiên cứu chính
Khi thực hiện tổng quan về đề tài nghiên cứu, các tác giả cần chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua kết quả nghiên cứu. Chủ yếu là các vấn đề sau:
-
Kết quả giống nhau của các đề tài nghiên cứu trước đó
-
Kết quả khác nhau, đối nghịch nhau giữa các bài nghiên cứu
-
Những tác động dẫn đến sự khác nhau và giống nhau của các kết quả nghiên cứu.
4.5. Hạn chế và khoảng trống của nghiên cứu
Đối với nội dung này, các bạn cần xác định được những đóng góp cũng như những “khoảng trống kiến thức” của các bài nghiên cứu trước đây.
Dựa trên những vấn đề còn tồn tại của các đề tài, tác giả hãy đúc kết và đưa ra hướng giải quyết thuộc đề tài nghiên cứu mới. Có thể đề xuất cách giải quyết dưới hình thức như:
-
Một đề tài mới
-
Một câu hỏi mở
-
Đưa ra một bối cảnh khác
-
Xây dựng mô hình mới
-
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu khác,…
5. Cách viết tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tùy thuộc vào các đề tài nghiên cứu khác nhau mà cách viết tổng quan đề tài cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Các bạn có thể tham khảo cách thức thực hiện dưới đây.
5.1. Thu thập tài liệu
Việc thu thập tài liệu, thông tin nghiên cứu vô cùng quan trọng, ở trong phần này, các bạn cần thực hiện những điều sau:
-
Tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
-
Nghiên cứu và đưa ra đánh giá các nguồn tài liệu
-
Lựa chọn các nguồn tài liệu uy tín, đảm bảo độ xác thực
5.2. Quản lý tài liệu
Đối với bước quản lý tài liệu, bạn nên:
-
Ghi nhận những tài liệu đã thu thập được
-
Lên danh sách các tài liệu có giá trị vận dụng nghiên cứu
-
Ghi chép và đánh dấu lại các phần mà các bạn cho là quan trọng và cần thiết cho hoạt động nghiên cứu.
5.3. Đọc lý thuyết nghiên cứu cùng chủ đề
Đây là bước quan trọng thứ ba trong cách viết tổng quan tài liệu nghiên cứu, các bạn cần chú ý:
-
Lựa chọn những tài liệu lý thuyết có chung chủ đề
-
Tiến hành nghiên cứu và tổng hợp những lý luận khoa học có tính phản biện, tranh luận.
-
Phân tích các lý luận khoa học đó và đưa ra nhận xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
-
Ghi chép lại những lý luận đó.
5.4. Viết tổng quan
Đây là bước cuối cùng để hoàn thành tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. Đối với bước này, tác giả cần hiểu rõ việc rằng sẽ viết ra những nhận xét, đánh giá từ quan điểm cá nhân chứ không phải chép lại tóm tắt nội dung các tài liệu.
Tổng quan ở đây tức là tổng quan về các bài nghiên cứu, các chủ đề, bài báo, bài viết mang tính chất phê bình, lý luận, so sánh. Từ đó, tổng kết các vấn đề và đề xuất hướng phát triển cho đề tài.
6. Bài mẫu về tổng quan tài liệu trong nghiên cứu
Dưới đây là một mẫu tổng quan tài liệu nghiên cứu của đề tài khoa học “Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội ” mà các bạn có thể tham khảo qua link:
Mẫu tổng quan tài liệu nghiên cứu – Luận Văn Việt.docx
Thông tin và cách viết tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài đã được Luận Văn Việt thể hiện toàn bộ thông qua bài viết trên. Nếu quý bạn còn có những thắc mắc liên quan thì đừng ngần ngại kết nối với chúng tôi qua SĐT: 0915 686 999 hoặc cũng có thể qua gmail: [email protected]. Xin cảm ơn và chúc các bạn thành công với nghiên cứu của mình.
Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.
Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!