Cách viết thư xin việc ấn tượng – Mẫu thư xin việc chuẩn nhất
Làm sao để có được một là thư xin việc gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng? Có bao nhiêu loại thư xin việc?
Bạn đang cảm thấy chán ngấy với việc ngồi trước màn hình máy tính mỗi ngày và thậm chí nản lòng vì dù đã gửi hàng tá CV hay đơn xin đi việc đi khắp nơi mà không nhận được hồi đáp dù chỉ là một thông tin ít ỏi từ bất cứ nhà tuyển dụng nào. Hay có những lúc ngồi ôm đầu mặt thừ ra, vì chưa thực sự tìm được một công việc phù hợp cho bản thân mặc dù ngày ngày tìm kiếm trên mạng xã hội từ các trang tuyển dụng.
Những rắc rối đó đôi khi khiến bạn phát điên lên và muốn quẳng hết mọi thứ đi. Nhưng đừng vội lo lắng và buông bỏ tất cả như vậy! Chuyện gì cũng sẽ có cách giải quyết bằng cách bỏ ra vài giây để suy xét lại. Đừng quyết định trong khi đang nóng vội bạn nhé!
Vẫn còn có những sự trợ giúp như phao cứu sinh dành cho bạn đây! Và nếu bạn biết cách sử dụng nó một cách triệt để thì việc có được một công việc phù hợp cho sự nghiệp sau này là điều không khó gì.
Một lá thư xin việc gây ấn tượng! Đương nhiên sẽ mang lại những lợi ích mà bạn không thể ngờ tới. Vậy chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu và phân tích xem lá thư xin việc gây được ấn tượng là một lá thư như thế nào nhé?!
1. Một lá thư xin việc gây ấn tượng là gì?
Ở đây ta có thể hiểu thư xin việc được tạo ra với mục đích là trình bày mong muốn cũng như mục đích của bạn tại sao bạn lại muốn được làm việc tại công ty với vị trí mà công ty yêu cầu, mà bạn có thể bắt kịp để trở nên phù hợp với công việc đó bằng các kỹ năng sẵn có của bản thân.
1.1. Phân biệt thư xin việc gây ấn tượng và thư xin việc với nội dung bao hàm
Đôi khi có những người nhầm lẫn hai khái niệm là thư xin việc gây ấn tượng và thư xin việc với nội dung bao hàm.
Đừng nhầm lẫn hai khái niệm này nhé! Bởi trên thực tế chúng có điểm giống nhau và khác nhau nhất định cụ thể như sau: hai loại thứ này đều có thể được dùng để xin việc. Tuy nhiên thư xin việc gây ấn tượng chính là một phiên bản mới dựa trên nền tảng từ chính thư xin việc với nội dung bao hàm.
chúng ta hãy cùng đi phân tích sâu hơn để làm rõ sự khác nhau đối với từng loại thư xin việc dưới đây.
1.1.1. khái niệm thư xin việc với nội dung bao hàm là gì?
Thư xin việc với nội dung bao hàm là những bức thư mà trong đó có nêu lên được tóm tắt những thông tin nổi bật nhất về bạn bạn. Và bức thư này chỉ được viết khi mà bạn được yêu cầu từ nhà tuyển dụng vào một thời điểm nhất định với khi bạn có được một cơ hội cho một vị trí nào đó. Đây chính là nền tảng để tạo nên các loại thư xin việc khác như: thư xin việc gây ấn tượng, thư vấn đáp và thư kết nối trực tuyến.
Hơn nữa không có một dạng thư xin việc với nội dung báo hàm cho tất cả các công việc khác nhau nào cả. Chính vì vậy mà có rất nhiều các loại thư sử dụng với mục đích và công việc khác nhau. Ví dụ khi bạn muốn xin một công việc toàn thời gian, bán thời gian hay cách bạn gửi thư như thế nào?
1.1.2. khi nào bạn cần viết thư xin việc với nội dung bao hàm
các trường hợp mà bạn cần để viết một bức thư xin việc với nội dung bao hàm có 12 trường hợp sau đây:
-
Khi bạn cần một lá thư tóm tắt với nội dung bao hàm cho một công việc làm bán thời gian
-
Khi bạn vừa mới tốt nghiệp
-
Khi bạn được chuyển tiếp một công việc từ người chủ cũ và chủ cũ của bạn muốn chuyển bạn đến một nơi làm việc mới
-
Khi bạn nhận được một cuộc gọi không mong đợi( từ một công ty bất kỳ)
-
Khi bạn cần gửi thư đệ trình
-
Cho một nhà tuyển dụng
-
Khi bạn thay đổi một công việc
-
Khi bạn cần một lá thư bao hàm theo hướng học thuật
-
Khi bạn cần đi thực tập hay du học nước ngoài hay trong nước
-
Khi bạn nhận được yêu cầu từ một thư trwucj tuyến của nhà tuyển dụng
-
Khi bạn phản hồi lại một bài quảng cáo
-
Khi bạn thất nghiệp
1.1.3. các loại thư xin việc với nội dung bao hàm
Vậy có bao nhiêu loại thư xin việc với nội dung bao hàm?
thông thường chúng ta có thể chia ra làm 3 loại sau đây?
– Thư xin việc: khi mà bạn phản hồi lại thư của nhà tuyển dụng để biết được chính xác vị trí công việc mình cần làm là gì?
– Thư vấn đáp: khi mà bạn muốn biết thêm thông tin từ nhà tuyển dụng về vị trí công việc mà chưa được phổ biến một cách cụ thể trước đó
– Thư kết nối mạng trực tuyến: khi mà được yêu cầu để có thêm thông tin và hỗ trợ trong việc nghiên cứu công việc phục vụ cho mục đích kinh doanh xây dựng mối quan hệ và có được những mối làm ăn hay công việc mới.
1.1.4. Phân biệt thư xin việc với nội dung bao hàm và bản tóm tắt sơ yếu lý lịch
– Đây là hai thực thể có thể giống nhau một phần về nội dung như là hai thực thể hoàn toàn khác nhau về mặt chức năng.
– Chúng đều bổ trợ cho nhau và luôn đi kèm với nhau trong việc giúp các nhà tuyển dụng hiểu rõ về các ứng viên hay không và đưa ra quyết định có chọn ứng viên đó hay không.
– Khác nhau về mặt hình thức trình bày và cách trình bày, cùng cách thức gửi đến nhà tuyển dụng.
Còn thư xin việc gây ấn tượng bạn có thể gửi đi vào bất kỳ thời điểm nào thậm chí ngay cả khi mà chẳng có công ty nào tuyển dụng một cách tích cực và thậm chí không phản hồi lại những thông tin về một vị trí công việc một cách chi tiết, cụ thể.
Tuy nhiên đây là một cách nhanh nhất để bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách thể hiện được đúng quan điểm nghề nghiệp của mình với mục tiêu và mong muốn trong quan điểm của bạn đối với vị trí trong công ty đó.
1.2. So sánh thư xin việc gây ấn tượng và thư vấn đáp
Một điểm chung là cả hai loại thư này đều thuộc và được tạo ra dựa trên nền tảng thư xin việc với nội dung bao hàm.
Hãy cùng so sánh tiếp khái niệm thư xin việc gây ấn tượng và thư vấn đáp( trong trường hợp bạn vẫn còn mơ hồ về công việc, hay đang chưa nắm rõ được vị trí mình làm bao gồm việc làm những công việc như thế nào, hay cũng đang chưa hiểu hết về công ty,..) xem hai dạng thư này có điểm gì khác nhau không nhé.
Thư vấn đáp có thể xảy ra trong hai trường hợp trước và sau khi bạn được nhà tuyển dụng chọn. Trước đó, khi đọc được thông tin tuyển dụng và vẫn còn thắc mắc liệu rằng công việc này mình có thể làm được không và nó có phù hợp với các kỹ năng của mình hay không? Ngay sau đó bạn có thể sử dụng loại thư vấn đáp kết hợp với thư thư xin việc gây ấn tượng (những câu hỏi có bao hàm trong nội dung của thư xin việc gây ấn tượng) này để hỏi về những thắc mắc của mình.
Điều này có nghĩa thư vấn đáp lúc này như một tập tin nằm trong một thư mục lớn – thư xin việc gây ấn tượng và nhắn làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc này. Đó cũng là một cách hiệu quả để gây sự chú ý nhất định đối với nhà tuyển dụng đó
Còn trong trường hợp thứ hai là khi bạn đã được chọn vào vị trí của công ty sau khi đã gửi thư xin việc gây ấn tượng trước đó rồi. Trong khi đó bạn vẫn còn những thắc mắc về một số vấn đề trong công việc hay đối với các quy định, chế độ công ty thì bạn cũng có thể viết một bức thư vấn đáp riêng biệt để yêu cầu được những giải đáp, phản hồi lại những thắc mắc của bạn.
Sau khi đã phân được được các khái niệm trên một cách rõ ràng rồi, giờ hãy cùng bắt đầu để tạo ra một bức thư xin việc gây ấn tượng thôi nào!
2. Làm sao để viết được một bức thư xin việc gây ấn tượng một cách chuyên nghiệp
Để viết được một bức thư xin việc chẳng có gì khó khăn cả nhưng làm sao để qua bức thư đó bạn có thể cho các nhà tuyển dụng tiềm năng thấy được những điểm tốt nhất đối với khả năng làm việc của bạn mà bức thư đó được đánh giá cao và thể hiện được sự khéo léo của bạn.
2.1. Đầu tư về mặt thời gian hiệu quả
Hãy dành thời gian để nghiên cứu kỹ đối với từng nội dung khi mà bạn áp dụng cho chính một bức thư của mình. Thư phải thể hiện được sự khéo léo cũng như điểm nổi bật nhất của cá nhân bạn vào trong đó hay nói cách khác dễ hiểu hơn đó chính là xây dựng thương hiệu cá nhân. Trong một đám đông ai ai cũng giống nhau cả thì chính bạn phải là người tạo ra được sự khác biệt đó bằng cách làm nổi bật nên những điều làm nên một thương hiệu mang tính cá nhân của bản thân trong đó.
2.2. Tránh đặt những câu hỏi mơ hồ không rõ nghĩa
Đừng “cố tỏ ra nguy hiểm” bằng cách đặt hàng tá những câu hỏi cho nhà tuyển dụng bằng những câu hỏi chung chung, mơ hồ, không rõ nghĩa, không mang tính chất công việc cao, hay không liên quan gì đến vị trí công việc mà bạn đang hướng tới như: Bạn thấy tôi thế nào? Bạn có thích tôi không? Bạn có cần tôi không? Những câu hỏi dạng như này không đáng để đọc chữ đừng nói đến việc phản hồi lại thư của bạn.
Thay vì cố gắng đặt thật nhiều câu hỏi vô nghĩa thì hãy dành nhiều thời gian đầu tư cho những câu hỏi mà bạn có thể nhận được những câu trả lời mang tính giá trị cao.
Bởi thay vì đặt ra các câu hỏi dạng khẳng định hay phủ định thì thay vào đó bạn có thể đưa ra những câu hỏi để lấy thông tin nhiều hơn. và tốt hơn hết đừng cho những câu hỏi tu từ vào trong bức thư của bạn.
2.3. “Đo ly đóng giày” cho bức thư xin việc gây ấn tượng của bạn
“Đo ly đóng giày” cho bức thư xin việc của bạn đồng nghĩa với việc viết một bức thư với nội dung bên trong đó giống như việc như một chiếc áo để mặc lên người bạn vậy. mọi thứ phải vừa vặn với bạn nhát có thể.
Khái niệm này khác với phương pháp “tùy cơ ứng biến” trong một buổi phỏng vấn xin việc đấy nhé! Nên hãy cẩn trọng trong việc phân biệt hai khái niệm này với nhau để từ đó có sự chuẩn bị sao cho đúng, chuẩn xác nhất có thể.
Bởi trong thực tế, khi bạn nói thì bạn có thể ứng biến linh hoạt được còn khi viết và gửi đi rồi bạn không thể sửa lại được.
Vậy việc bạn cần làm là gì:
– Tìm hiểu kỹ cơ hội của mình đối với việc mà công ty đang tìm kiếm là gì và khả năng cống hiến của bản thân bạn đối với công việc đó
– Tìm hiểu thật kỹ xem các đối tượng nào mà nhà tuyển dụng đang cần đến hay bạn phải làm gì để trở thành người mà họ muốn thuê bạn làm việc cho vị trí đó
– Những phẩm chất/yếu tố gì bạn cần đáp ứng được cho công việc đó( ngoại ngữ, kỹ năng, tin học, kiến thức,..
Tuy nhiên để gây được ấn tượng mạnh hơn thì hãy đổi mới sáng tạo hơn thay vì “ đi theo những lối mòn”, hãy sáng tạo.
3. Nghiên cứu sâu tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn chọn
Trong thực tế đây giống như việc đi truy lùng kho báu vật vậy. Một biển trời thông tin thông tin của các công ty luôn tràn đầy để bạn có thể “nghiền ngẫm” và chọn lọc trong sự đa dạng thông qua các trang trên facebook, trang riêng của công ty, trên các trang đọc trực tuyến, hay qua chi tiết miêu tả công việc. Chính vì vậy để tìm hiểu thông tin không khó những để chắt lọc được thông tin chính xác một cách chính thống nhất thì không hề dễ.
3.1. Việc bạn cần tìm hiểu ở đây là gì?
– Quá trình thành lập, hình thành và phát triển của công ty
– Ai là người điều hành, quản lý, đứng đầu và chịu trách nhiệm cho toàn bộ công ty
– Lĩnh vực hoạt động của công ty đó là gì?
– Sản phẩm họ bán ra là gì hay sản phẩm họ làm ra phục vụ cho đối tượng và quảng bá như thế nào?
3.2. Cố gắng để trở thành người mà họ mong muốn bạn trở thành để phù hợp với vị trí công việc
Sau khi đào sâu chi tiết vào trong vấn đề ta có thể đưa ra một kết luận là hãy hoàn thiện bản thân để cố gắng thích nghi với công việc bằng cách làm cho bản thân trở nên hay đạt được những mục tiêu đề ra cho vị trí công việc đó
– Xem những tư liệu thực tế về quá trình làm việc của công ty thông qua các bài phỏng vấn trực tiếp về người lao động, hay nhân viên trong công ty đó
– Những phẩm chất cần có đối với họ(nhân viên trong công ty) là gì?
– Các kỹ năng mà họ cần có và đã có được trong quá trình làm việc
3.3. Áp dụng phương pháp tùy cơ ứng biến đến việc làm
– Làm nổi bật những kỹ năng và khả năng của bạn trong bức thư gây ấn tượng và sử dụng những dẫn chứng cụ thể cho các kỹ năng hay khả năng của bạn
– Nếu bạn chưa thật sự có những phẩm chất đó một cách đầy đủ thì việc cố gắng phấn đấu để hoàn thành mục tiêu là câu luôn được đánh giá cao trong các loại thư xin việc.
4. Hình thức cho một bức thư xin việc gây ấn tượng như thế nào?
Một bức thư hoàn chỉnh và đầy đủ cần đáp ứng được các nội dung cơ bản (mở bài, thân bài, kết bài) và trả lời được cho những câu hỏi sau đây.
4.1. Mở bài
– Thông tin cá nhân, bạn là ai? Bạn đến từ đâu? Địa chỉ liên lạc của bạn là gì?( số điện thoại, hòm thư, trang cá nhân)
– Thời gian viết thư
– Địa chỉ gửi và nhận hay hòm thư liên lạc của công ty( bạn gửi thư đến ai, bộ phận nào của công ty? Mà cụ thể ở đây chính là bộ phần nhân sự, bạn nên viết địa chỉ đến người gửi một cách rõ ràng họ và tên,bộ phận của người mà bạn muốn gửi thư đến
4.2. Thân bài
Là đoạn để bạn có thể viết các nội dung liên quan đến phẩm chất để làm công việc này và kinh nghiệm làm việc đã có:
– Đoạn thân đoạn 1: Bài mở đầu Giới thiệu khái quát về bản thân và ý mà bạn đang muốn nói tới
– Thân bài đoạn 2: Đoạn tiếp theo bạn sẽ tiếp tục triển khai ý và tập trung bào hai ý chính sau đây để làm nổi bật lên được mục đích của bạn trong việc viết là thư này là gì: Giá trị của bạn hay khả năng của bạn là điều đầu tiên, thứ hai là phẩm chất của bạn( liệt kê từ hai đến 3 phẩm chất mà bạn có và lấy những ví dụ thực tế cho phẩm chất này)
Thân bài đoạn 3: Hãy viết và liệt kê các kinh nghiệm cùng công việc mà bạn đã từng làm một cách ngắn gọn nhất có thể, và đặc biệt là chọn lọc những công việc có liên quan đến vị trí tương đương, không nên liệt kê một cách “tràng giang đại hải” về các công việc không liên quan.
4.3. Kết bài
– Viết lời cảm ơn của bạn đối với công ty và đề nghị để biết thêm thông tin về buổi phỏng vấn(nếu có)
– Hỏi thêm về những thông tin về buổi phỏng vấn cần chuẩn bị những gì thời gian địa điểm nơi chốn, hình thức phỏng vấn như thế nào, và nếu được mong nhận được phản hồi sớm từ phía công ty.
– Nói nên mong muốn của mình được làm việc ở vị trí này – cơ hội cho bạn được làm việc với đúng môi trường và đồng nghiệp tốt để học hỏi kinh nghiệm từ họ
– Phát huy năng lực cá nhân để tỏa sáng trong công việc phục cho công việc chung
Cuối cùng phần này cũng khá quan trọng trong khi bạn viết một bức thư đó chính là:
– Ký và ghi rõ họ tên trước đó là phần kính thư với những từ như: Trân trọng, thân mến, thân ái, kính mến, chân thành…(tùy vào đối tượng được – người mà bạn gửi đi là ai mà bạn có thể chọn lời kết(kính thư) phù hợp.
5. Các lỗi thường gặp trong khi viết thư xin việc gây ấn tượng là gì?
– Bạn không hoàn toàn gửi đi một bức thư xin việc gây ấn tượng mà thay vào đó có thể là một bức thư mang tính chất bao hàm nội dung
– Gửi thư với tựa đề rất chung chung không làm nổi bật được mục đích cũng như điểm sáng trong bức thư của bạn
– Bạn chỉ đề cập đến vấn đề về lợi ích công ty mang lại cho mình, mà lại quên đi việc cho họ thấy được bạn có thể làm những gì cho công ty
– Bạn không tạo được điểm nhấn cho lá thư của bạn bằng việc không mang lại những thông tin phù hợp giữa yêu cầu và khả năng cá nhân cho vị trí công việc đó
– Một bức thư với nội dung nhàm chán, quá dài, quá cẩu thả, không theo sát vấn đề và không làm rõ được ý chính về mục tiêu, khả năng, phẩm chất của bạn với công việc.
6. Những yêu cầu cần thiết cho một lá thư xin việc ấn tượng hoàn hảo
– Đáp ứng đầy đủ về cả mặt nội dung và hình thức
– Nội dung đủ trình bày đẹp
– Theo sát vấn đề phù hợp với mục tiêu của công ty
– Viết theo một hướng tích cực
7. Kết luận
Từ thông tin thư xin việc với nội dung bao hàm – nền tảng để tạo nên các loại thư xin việc khác (trong đó có thư xin việc gây ấn tượng) thông qua các khái niệm, loại thư, thời điểm cần viết thư,… Từ đó ta có cái nhìn cụ thể hơn qua một khía cạnh khác là thư xin việc gây ấn tượng như đã trình bày cụ thể trong bài viết trên. Vậy để đổi mới tư duy, sáng tạo hơn trong cách trình bày nội dung để thu nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì việc tạo cho mình một thư xin việc gây ấn tượng là điều vô cùng quan trọng.
Từ việc tìm hiểu để làm sao viết được một bức thư với đầy đủ thông tin đáp ứng được về cả mặt nội dung, hấp dẫn về mặt hình thức là không hề khó nếu bạn theo dõi hết toàn bộ nội dung của bài viết này.
Sau khi đọc bài viết xong, tôi hy vọng bạn có thể giơ tay lên và hét toáng lên vì sung sướng bởi đã tìm ra “vị cứu tinh” thay vì “phát điên lên” bởi mớ hỗn độn thông tin trên mạng xã hội mà không biết sắp xếp thế nào cho hợp lý. Hãy bắt tay ngay để viết một bức thư xin việc gây ấn tượng ngay thôi nào!
Chúc bạn thành công!!!