Cách viết mẫu CV xin việc chuẩn và đẹp – Nghị Phong
Cách viết CV xin việc đẹp, chuẩn
1. Điền đầy đủ thông tin cá nhân
Đây là bước cơ bản nhất mà bạn cần thực hiện khi viết một bản CV, và đặc biệt, đây là nơi bạn không được có bất kỳ lỗi chính tả hay lỗi đánh máy nào được xảy ra cả bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc công ty có thể liên hệ được bạn hay không. Cụ thể, phần thông tin cá nhân sẽ bao gồm các thông tin như sau.
– Thứ nhất, bạn cần điền họ và tên đầy đủ. Và trong trường hợp bạn đang ứng tuyển vào các doanh nghiệp nước ngoài, bạn có thể đính kèm phía sau tên thật bằng tên tiếng Anh của mình, chẳng hạn như Nguyễn Mỹ Lệ (Lani).
– Thứ hai, bạn cần điền thêm số điện thoại, địa chỉ, địa chỉ email. Đặc biệt, đối với email, bạn nên điền email nào mà bạn thường xuyên sử dụng nhất. Tránh trường hợp doanh nghiệp gửi thông tin đến bạn mà bạn không nhận được thông tin.
– Thứ ba, bạn bổ sung ảnh đại diện của bạn. Lưu ý, đây là phần mà bạn nên trau chuốt bởi vì một tấm ảnh đẹp, tràn đầy năng lượng sẽ thu hút được các nhà tuyển dụng lựa chọn để vào vị trí nhân viên kinh doanh.
– Thứ tư là vị trí ứng tuyển. Bạn có thể điền là nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên sales, và tốt nhất là hãy điền đúng theo mô tả công việc (Job Description) của công ty.
2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Trong CV của bạn, nếu như muốn được lọt vào tầm mắt của các nhà tuyển dụng thì cần thể hiện được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Cụ thể, bạn nghĩ mình sẽ cung cấp được giá trị gì cho công ty, đồng thời cải thiện được kỹ năng gì cho bản thân trong quá trình làm việc.
Một ví dụ bạn có thể tham khảo thêm khi viết về mục tiêu nghề nghiệp đó là:
– Mở rộng tìm kiếm được khách hàng tiềm năng mới, đạt và vượt được KPI công ty đã đề ra
– Cải thiện kỹ năng chốt đơn hàng, kỹ năng thuyết phục
– Sau 3 năm làm việc sẽ tiến tới vị trí leader
– Mở rộng các mạng lưới mối quan hệ của bản thân
3. Tóm tắt trình độ học vấn
Như đã đề cập ở trên, trình độ học vấn không phải là một yếu tố quá quan trọng trong quá trình xem xét tuyển dụng bởi vì trên thực tế, có những bạn chỉ mới tốt nghiệp THPT hay Trung cấp nhưng khả năng tư vấn khách của họ cực kỳ tốt, và yếu tố được những người trong ngành gọi là “cái duyên”.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên nhìn nhận việc có bằng cấp đại học sẽ là một điểm cộng bởi điều đó chứng tỏ rằng bạn có các kiến thức nền tảng về kinh doanh. Từ đó có thể giúp cho quá trình đào tạo được rút ngắn hơn, cũng như giúp bạn dễ thăng tiến hơn trong công việc. Dù bạn đang ở bất kỳ mức độ học vấn nào, bạn cũng cần đính kèm thông tin này vào trong CV nhân viên kinh doanh để giúp các nhà tuyển dụng xác định được rõ ràng được nền tảng kiến thức của bạn hiện đang ở mức nào.
4. Chia sẻ kinh nghiệm làm việc
– Những người chưa có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường
Đối với các bạn chưa từng có kinh nghiệm hay mới ra trường, đừng quá áp lực vì một số công ty sẽ sẵn sàng đào tạo nếu như bạn thể hiện được thiện chí của mình trong CV nhân viên kinh doanh.
5. Mô tả qua về sở thích, tính cách nổi bật
Trong phần nói về sở thích, tính cách của mình, bạn hãy cứ thoải mái viết ra những mình thật lòng, bởi chúng không có bất kỳ một khuôn khổ nào cả. Việc trình bày sở thích và tính cách sẽ giúp nhà tuyển dụng có một góc nhìn tổng quan hơn về ứng viên. Lưu ý, đặc điểm sở thích, tính cách của những người hướng ngoại sẽ thường được chú ý hơn những người hướng nội.