Cách viết đơn xin việc ngành xây dựng đạt hiệu quả cao
Bạn mong muốn trở thành kỹ sư xây dựng hoặc một vị trí nào đó trong ngành xây dựng thế nhưng đã nhiều lần ứng tuyển và đều bị từ chối. Nguyên nhân có thể do bạn chưa biết cách viết đơn xin việc ngành xây dựng ấn tượng và hiệu quả. Vậy để tìm lại cơ hội cho chính mình, hãy chuẩn bị cho mình mẫu đơn xin việc thật chất lượng, dùng nó để chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính nhất.
1. Tìm hiểu vai trò của đơn xin việc ngành xây dựng
Đơn xin việc ngành xây dựng là sự kết nối hiệu quả nhất giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Bên cạnh những thông tin khô khan, thiếu cảm xúc ở Sơ yếu lý lịch và CV xin việc thì chắc chắn nhà tuyển dụng cảm thấy hứng thú hơn với mẫu đơn xin việc ngành xây dựng chuẩn chỉnh của bạn.
Nếu so sánh về độ dài thì đương nhiên mẫu đơn xin việc ngành xây dựng không thể đọ được với 2 mẫu giấy tờ còn lại, tuy nhiên xét về độ hữu ích thì bạn nhất định không được coi thường nó bởi vì nó có thể khiến bạn chiếm được thiện cảm từ phía nhà tuyển dụng trong khi các giấy tờ khác không thể.
Đơn xin việc ngành xây dựng có vai trò gì?
Qua lá đơn xin việc, các ứng viên ngành xây dựng không chỉ được giới thiệu bản thân, bạn còn được dịp PR bản thân với những ưu điểm vượt trội. Ngoài ra, thể hiện mong muốn cũng như nguyện vọng của mình đối với công việc hiện tại. Miễn sao tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác tin tưởng và muốn khám phá nhiều hơn về bạn là được.
Một lá đơn xin việc kèm theo nhiều lợi ích như vậy thì các ứng viên ngành xây dựng cũng không được phép quên hay bỏ qua khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Cơ hội được chấp nhận sẽ gia tăng nhiều hơn từ đó bạn cũng sớm tìm được công việc mà mình yêu thích.
2. Cách viết đơn xin việc ngành xây dựng chuẩn mẫu
Đơn xin việc kỹ sư xây dựng hay các vị trí khác trong ngành xây dựng sẽ được viết ra sao luôn là nỗi lo lắng của nhiều ứng viên ngành này. Để sở hữu một lá đơn xin việc hoàn chỉnh thì chắc chắn bạn phải đảm bảo các tiêu chí được chia sẻ dưới đây.
2.1. Nắm bắt nội dung có trong đơn xin việc ngành xây dựng
Không một ai có thể sở hữu mẫu đơn xin việc ngành xây dựng chuẩn ngay ở lần đặt bút đầu tiên khi chưa nắm được bố cục của nó. Vậy nên bạn tuyệt đối đừng bao giờ nghĩ rằng mình sẽ rút ngắn được công đoạn khi trình bày.
Thực tế cho thấy rằng, muốn có một văn bản hoàn chỉnh thì bạn cần phải lên dàn y, trình bày nội dung với các ý chính nhất sau đó mới chỉnh sửa để hoàn thiện. Vậy các ứng viên xây dựng nên biết mình cần phải làm gì để có lá đơn xin việc chuẩn mẫu nhé.
Nắm rõ bố cục đơn xin việc ngành xây dựng
Đơn xin việc ngành xây dựng thường chứa các nội dung cơ bản như sau: Thông tin ứng viên, các mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn và kinh nghiệm thực tế của ứng viên xây dựng.
Tuy có 4 nội dung chính tuy nhiên mẫu đơn xin việc ngành xây dựng chỉ có cấu tạo 3 phần rõ rệt đó là phần Mở đầu, phần Thân và phần Kết đơn.
Khi đã nắm được dàn ý cơ bản thì bạn có thể gạch ra các ý quan trọng phù hợp với công việc, sau đó viết vào đơn xin việc ngành xây dựng của mình nhé.
2.2. Chi tiết cách viết đơn xin việc ngành xây dựng cho người mới
Với mẫu đơn xin việc xây dựng, bạn có thể sử dụng nhiều hình thức chẳng hạn viết tay, đánh máy, miễn sao đảm bảo được vấn đề trọng yếu liên quan tới nhu cầu của bản thân.
2.2.1. Cách viết Mở đầu đơn xin việc ngành xây dựng
Khi viết đơn nói chung, đơn xin việc ngành xây dựng nói riêng thì chi tiết đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến đó chính là Quốc hiệu – Tiêu ngữ. Đây là thành phần không thể thiếu được căn đều giữa dòng phía trên cùng.
Tiếp đến là tên đơn xin việc, ứng viên ngành xây dựng có thể viết tên đơn xin việc gắn liền với vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, khi viết hãy để tên đơn ở giữa dòng, viết in hoa toàn bộ để nó được nổi bật hơn.
Cách viết Mở đầu đơn xin việc ngành xây dựng
Ví dụ:
ĐƠN XIN VIỆC KỸ SƯ XÂY DỰNG
ĐƠN XIN VIỆC KỸ SƯ CẤP THOÁT NƯỚC
Bạn nhất định không được quên lời chào đến nhà tuyển dụng bởi đó là phép lịch sự tối thiểu mà bất cứ ai cũng phải có.
Nếu không biết rõ tên người tuyển dụng thì hãy sử dụng cách gọi lịch sự nhất như Quý Ông, Quý Bà, Quý Công ty hay Quý Anh/Chị,… Cách xưng hô này cũng sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với ban tuyển dụng nhé.
Bên dưới sẽ là phần giới thiệu tên, tuổi, quê quán, giới tính, nơi ở hiện tại. Bạn không cần giới thiệu quá nhiều hay quá chi tiết về mình bởi vì thực chất thứ mà nhà tuyển dụng quan tâm nó nằm ở phần sau cơ.
2.2.2. Nội dung đơn xin việc ngành xây dựng được thực hiện như thế nào?
Có vô vàn cách mở đầu cho nội dung chính chỉ là bạn sẽ lựa chọn cách nào để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.
Ứng viên ngành xây dựng nhất định phải có màn PR xuất sắc nhất khi viết đơn xin việc, nếu không khả năng được lựa chọn của bạn rất thấp.
Với chuyên ngành xây dựng, bạn đang sở hữu những ưu điểm gì, bạn có những kinh nghiệm cũng như kỹ năng gì phù hợp với công việc mình ứng tuyển. Tất cả đều phải làm rõ để chứng minh bạn là người có năng lực.
Cách viết nội dung chính trong đơn xin việc ngành xây dựng
Ví dụ:
“Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư xây dựng tại Đại học Xây dựng, tôi đã sở hữu tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi và đã tham gia công tác tại công ty Cổ phần Xây dựng ABC được 3 năm. Trong suốt quãng thời gian học tập và làm việc thực tế, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, điều đó khiến tôi rất tự tin khi tham gia ứng tuyển vào vị trí kỹ sư xây dựng mà Quý công ty đang tuyển dụng.
Được biết, Quý công ty còn tìm kiếm kỹ sư xây dựng có khả năng quản lý và lãnh đạo, đúng lúc tôi vừa hoàn thành khóa học nâng cao kỹ năng tại Trung tâm XYZ. Vậy nên tôi thấy đây là một công việc hoàn toàn phù hợp với bản thân, và tôi sẽ cố gắng học hỏi thêm để hoàn thành nhiệm vụ theo chỉ thị của cấp trên ”
Bạn có thể trình bày theo cách khác, miễn sao thể hiện càng chi tiết ưu điểm của bản thân liên quan tới việc làm thì càng tốt.
2.2.3. Ứng viên xây dựng nên để lại cái kết ấn tượng khi viết đơn xin việc
Ở phần kết đơn, ứng viên ngành xây dựng nên nhắc lại mong muốn của mình về cuộc phỏng vấn gần nhất. Nói rằng khi đó bạn sẽ có dịp chứng minh tất cả những gì đã ghi trong đơn xin việc ngành xây dựng này để nhà tuyển dụng hiểu rõ.
Kết đơn xin việc ngành xây dựng
Sau đó để lại lời cảm ơn tới họ vì đã dành nhiều thời gian cho quá trình tìm hiểu về bạn, tuyệt đối không được quên điều này nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ thấy hồi âm từ phía nhà tuyển dụng đâu.
Ký và ghi rõ họ tên vào mục dành cho Người viết đơn chính là thao tác cuối cùng mà bạn cần thực hiện khi viết đơn xin việc ngành xây dựng này. Bởi vậy trước khi đặt bút ký thì hãy kiểm tra toàn bộ thông tin bên trên để xem chúng đã đúng và chính xác hay chưa nhé.
3. Những lưu ý khi viết đơn xin việc xây dựng không nên bỏ qua
Như đã nói, đơn xin việc xây dựng có nhiều hình thức trình bày khác nhau. Nếu sử dụng đơn xin việc viết tay ngành xây dựng thì cần chú ý tới nét chữ viết, bạn chắc chắn sẽ bị loại nếu chữ viết quá xấu, nguệch ngoạc khiến nhà tuyển dụng không đọc được.
Tiếp theo, đối với các hình thức thì ứng viên cần chú ý tới lỗi chính tả. Kỹ sư xây dựng là vị trí thuộc tầng lớp tri thức cho nên những lỗi cơ bản này không nên xuất hiện, nó có thể làm cản trở cơ hội đến với bạn.
Cần lưu ý gì khi viết đơn xin việc ngành xây dựng?
Những việc làm ngành xây dựng thuộc tầng lớp lao động phổ thông như công nhân xây dựng, phụ hồ,… thì đơn xin việc có thể sơ sài tuy nhiên đối với các vị trí yêu cầu trình độ học vấn, chuyên môn cao thì nhất định bạn không được trình bày qua loa.
Hy vọng những chia sẻ về đơn xin việc ngành xây dựng vừa rồi sẽ là những thông tin hữu ích đối với ứng viên ngành xây dựng. Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp, đúng chuyên môn của mình.