Cách viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường ấn tượng
Bạn là một người vừa tốt nghiệp và muốn tìm một công việc giáo viên. Đối với những giáo viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc viết đơn xin việc là một yếu tố cần phải chú ý đề có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Vậy để có một đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường phải viết như thế nào?
1. Vai trò quan trọng của đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường
Dù bạn có là sinh viên mới ra trường hay là người đã từng làm việc lâu năm ở trong bất cứ một lĩnh vực nào thì từ xưa đến nay vai trò của một đơn xin việc chưa bao giờ thay đổi. Đơn xin việc luôn có ý nghĩa và có vai trò vô cùng to lớn trong việc góp phần làm tiền đề để ứng viên có cơ hội việc làm cho mình
Mẫu đơn xin việc trong hồ sơ còn là một tài liệu quan trọng không bao giờ có thể thiếu được trong bất cứ một bộ hồ sơ nào. Nghề giáo viên từ xưa đến nay luôn được coi trọng và là một nghề chưa bao giờ hết hot. Đối với những bạn sinh viên mới ra trường việc cần phải quan tâm đến việc viết đơn xin việc sao cho ấn tượng là điều cần được quan tâm hàng đầu.
Vai trò quan trọng của đơn xin việc giáo viên cho sinh viên mới ra trường
Do là mới ra trường nên trong CV giáo viên của ứng viên sẽ không có được thể hiện nhiều ở phần quỹ kinh nghiệm. Chính vì thế đối với đơn xin việc bạn cần phải thể hiện được mối quan tâm của mình dành cho công việc giáo viên thật ấn tượng. Với đơn xin việc giáo viên mới ra trường thì việc trau chuốt và chỉnh chu sẽ là một điểm cộng lớn của các nhà tuyển dụng dành cho ứng viên.
2. Mẹo viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường
Để có được những mẹo hay và hữu ích nhất khi viết mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường ngành nghề giáo viên thì đầu tiên bạn cần phải đảm bảo được các nội dung trong đơn xin việc của mình phải thật đầy đủ và trình bày theo đúng thứ tự. Để trình bày những nội dung này một cách hoàn hảo nhất thì bạn hãy tham khảo những phần trình bày ở dưới đây:
Mẹo viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường
Theo đuổi ngành giáo dục và đang ứng tuyển một vị trí vô cùng cao quý là giáo viên thì việc viết phần mở đầu của đơn xin việc phải không thể nào thiếu được tên quốc hiệu và tiêu ngữ. Đây là phần không thể thiếu khi bạn bắt đầu viết mẫu đơn xin việc làm. Sau đó cần phải viết tên “ĐƠN XIN VIỆC” được viết to, rõ ràng ở chính giữa trang giấy tiếp nối sau tên quốc hiệu tiêu ngữ.
Tiếp theo, là phần kính gửi. Ở phần kính gửi bạn cần ghi rõ chi tiết tên đơn vị và địa chỉ giảng dạy, trường học mà bạn muốn tham gia. Chẳng hạn như:
“Kính gửi: Ban giám hiệu trường THPT Chu Văn An
Địa chỉ: Số 10 Thụy Khuê, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội”
Ở những phần nội dung sau đó, bạn cần liệt kê những thông tin cơ bản của bản thân mình theo trình tự như sau: Họ và tên, giới tính, ngày/tháng/năm sinh, quê quán, địa chỉ hiện tại, số căn cước công dân, số điện thoại, email, trình độ văn hóa. Ở phần trình độ văn hóa trong đơn xin việc bạn cần phải ghi rõ trường tốt nghiệp, ngành theo học và xếp loại tốt nghiệp. Để có thể tăng sự tin tưởng đến những nhà tuyển dụng bạn nên thêm vào trong đó các chứng chỉ và bằng cấp liên quan về ngành sư phạm. Đây đều là những thông tin hữu ích và cùng là những điều kiện cần và đủ để nhà tuyển dụng lấy cơ sở đó để ứng tuyển bạn.
Viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường ấn tượng
Tiếp theo đó là phần trình bày về các kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp chuyên mon trong đơn xin việc. Bạn không nên trình bày những nội dung không liên quan vào trong phần nội dung này. Nội dung trình bày cần phải liên quan đến ngành nghề giáo viên. Việc đưa vào những thông tin ngoài lề vào trong đơn xin việc không những chẳng giúp ích được gì cho công cuộc ứng tuyển của bạn mà còn gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Cuối cùng, bạn không thể nào bỏ qua phần kết của đơn xin việc. Là một giáo viên mới ra trường thì bạn cần thể hiện để cho các nhà tuyển dụng thấy được rằng những mong muốn và nguyện vọng mà bạn muốn cống hiến hết mình với vị trí giáo viên mà mình đang ứng tuyển. Và đừng quên một lời cảm ơn đến những hội đồng tuyển dụng nhé!
Ví dụ:
“Tôi đã từng tốt nghiệp cử nhân ngành Sư phạm tiếng Pháp tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình học tập tại trường, ngoài những kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì tôi đã đạt được chứng nhận DELF.
Viết đơn xin việc giáo viên cho sinh viên mới ra trường
Trong quá trình tìm hiểu thông tin, tôi được biết rằng trường THPT Chu Văn An là một ngôi trường có tuổi đời vô cùng lâu năm và có truyền thống giáo dục lâu đời. Vì vậy, đây là một một trường phù hợp để tôi có thể cống hiến cho ngành giáo dục nước nhà và để phát triển bản thân mình.
Với mong muốn cống hiến những kiến thức tiếng Pháp của mình mang đến cho học sinh cùng với tình yêu với nghề giáo, tôi rất tự tin đảm nhiệm vị trí này. Hy vọng rằng nhà trường xem xét và tạo điều kiện cho tôi để có thể làm việc ở vị trí này.
Cảm ơn nhà trường đã xem xét và đọc đơn xin việc của tôi. Hy vọng rằng nhà trường sắp xếp cho tôi một buổi gặp gỡ phỏng vấn để tôi có thể bộc lộ hết năng lực của mình hơn.”
Bạn có thể tham khảo thêm: Bí quyết giúp cho đơn xin dự tuyển giáo viên của bạn chiếm được sự chú ý của nhà tuyển dụng
3. Lưu ý khi viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường
Nhìn chung, việc viết đơn xin việc giáo viên cho sinh viên mới ra trường là không hề khó mà chỉ cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận và có thể đã ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, với việc viết đơn xin việc vào ngành giáo dục thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
3.1. Về nội dung đơn xin việc giáo viên mới ra trường
Nội dung của đơn xin việc bạn cần phải thêm vào những thành tích đã đạt được để qua đó nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có năng lực và phù hợp với công việc hay không. Đặc biệt, những thành tích này mà bạn kể đến phải liên quan đến sư phạm và không nên trình bày quá dài dòng và lan man.
Lưu ý khi viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường
Không nên gửi một lá đơn xin việc quá ngắn và ít nôi dung cho dù bạn có là giáo viên mới ra trường. Bạn có thể linh hoạt để ứng biến các câu từ sao cho phù hợp để nội dung được đảm bảo và qua đó nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao bạn hơn.
3.2. Về mặt hình thức đơn xin việc giáo viên mới ra trường
Dù bạn làm đơn xin việc giáo viên viết tay hay đánh máy đơn xin việc thì điều bạn cần phải đảm bảo được trong đơn xin việc của mình phải có đầy đủ về mặt nội dung. Không được sử dụng đơn xin việc đánh máy và viết tay lẫn lộn nhau. Đây là lỗi thường xảy ra ở nhiều ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu và mất thiện cảm. Ngoài ra, bạn cần thống nhất việc chọn màu chữ và phải đều viết bằng một loại chữ.
Bên cạnh đó, cầm đảm bảo về mặt chính tả và cách xưng hô trong đơn xin việc. Để tránh trường hợp xảy ra lỗi chính tả thì sau khi viết xong đơn xin việc của mình bạn hãy soát lại nội dung để kịp thời sửa trước khi gửi nó đến nhà tuyển dụng.
3.3. Những lưu ý khác
Bên cạnh những lưu ý trên thì khi viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường thì bạn cần phải chú ý những điều sau:
Những lưu ý khi viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường
– Sự trung thực: Nhiều bạn sinh viên mới ra trường khi chưa có cho mình nhiều kinh nghiệm thì việc thành thật trong việc viết đơn xin việc là điều cần đề cao. Không nên quá ham muốn công việc mà nói sai sự thật. Việc nói sai sự thật trong đơn xin việc không chỉ khiến bạn mất đi cơ hội được làm giáo viên mà còn làm giảm phẩm chất của bản thân. Việc làm giáo viên là một nghề cao quý, việc nói dối chính là điều tối kỵ và không có phẩm chất đạo đức.
– Quá tự tin về bản thân: Rất nhiều bạn giáo viên mới ra trường tuy mặc dù không thực sự có nhiều sự giỏi giang nhưng khi viết đơn xin việc lại quá tự tin về bản thân mình mà không nêu ra được dẫn chứng để chứng minh những điều đó. Đây là điều khiến nhà tuyển dụng vô cùng khó chịu. Chính vì vậy, bằng năng lực của bản thân mình bạn hãy đưa ra những nội dung phù hợp để viết vào đơn xin việc nhé.
Vậy là hôm nay chúng ta đã cùng tìm hiểu về mẹo viết đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường thật chi tiết và ấn tượng. Hy vọng rằng với những bạn sinh viên sắp ra trường đang theo đuổi công việc giáo viên sẽ trang bị thật tốt kiến thức để chuẩn bị cho mình một đơn xin việc thật hoàn hảo để trao tay đến nhà tuyển dụng.