Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV xin việc dễ “đậu” nhất

Điểm mạnh điểm yếu của bản thân sẽ là một trong những vấn đề bạn cần thể hiện trong CV xin việc của mình. Đây cũng có thể là một trong những câu hỏi sẽ được nhà tuyển dụng lựa chọn để phỏng vấn bạn. Nếu bạn đang chưa biết nên viết điểm mạnh điểm yếu trong CV, hãy theo dõi bài hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Ngày nay, hầu hết các công ty đều tuyển dụng và nhận hồ sơ ứng viên trực tuyến cho nên CV là hồ sơ đặc biệt cần thiết để giới thiệu về bản thân ứng viên với nhà tuyển dụng. Chính vì thế, để “bước khởi đầu” của bạn thành công rực rỡ, việc bạn cần làm trước tiên là chọn cho mình mẫu CV và tìm hiểu về cách viết CV xin việc.

Trong một CV, ngoài các nội dung về thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, bạn cần trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV một cách ấn tượng nhất để nhà tuyển dụng thấy được điểm nổi bật của bạn so với những ứng viên khác.

diem-manh-diem-yeu-trong-cv-1-1661273252.jpg
Điểm mạnh điểm yếu trong CV xin việc

Điểm mạnh của bản thân là gì?

Điểm mạnh (Strengths) là những thế mạnh của bạn về tố chất, kỹ năng và kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn nổi trội trong đời sống cũng như công việc của bản thân.

Mỗi người trong chúng ta đều có các điểm mạnh khác nhau, nhưng về cơ bản điểm mạnh thường sẽ bao gồm:

  • Trình độ chuyên môn giỏi
  • Đáng tin cậy và có tính trung thực cao
  • Có trách nhiệm, tận tâm và niềm đam mê công việc
  • Trình độ ngoại ngữ tốt (như giỏi Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung… chẳng hạn)
  • Sự nhiệt tình và hăng hái trong công việc
  • Sự sáng tạo
  • Có tính kỷ luật cao và đạo đức nghề nghiệp
  • Sự kiên nhẫn
  • Sự tôn trọng và thân thiện với mọi người xung quanh
  • Tính trung thực
  • Tính linh hoạt, nhạy bén, hăng hái, nhiệt huyết với công việc
  • Có kỹ năng mềm và kỹ năng giao tiếp tốt
  • Chăm chỉ trong công việc
  • Sự nghiêm túc
  • Làm việc có nguyên tắc, đúng giờ và chuyên nghiệp
  • Sự năng động
  • Kỹ năng lên kế hoạch, giải quyết vấn đề tốt
  • Thành thạo kỹ năng tin học
  • Có năng khiếu về văn nghệ, nghệ thuật (như biết ca hát, làm MC, chơi đàn, chơi sáo,..)

Trên đây là danh sách các điểm mạnh khác nhau, nếu như bạn có những điểm mạnh đó thì thật may mắn, chúng sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công hơn trong tương lai.

Điểm yếu của bạn là gì?

Điểm yếu (Weaknesses) là những điểm của bản thân mà bạn thấy không tự tin hay không phải thế mạnh của bạn.

Điểm yếu thường sẽ bao gồm:

  • Kỹ năng/trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa tốt
  • Thiếu sự định hướng, không có mục tiêu trong công việc
  • Trình độ ngoại ngữ (như đọc, viết, giao tiếp, nghe) chưa tốt
  • Các kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt
  • Kỹ năng giao tiếp: không tự tin khi trình bày trước đám đông
  • Ngại giao tiếp
  • Sống ích kỷ
  • Mối quan hệ với bạn bè và gia đình hạn chế
  • Có những thói quen tiêu cực

Sau đây là những hướng dẫn về cách viết điểm mạnh điểm yếu của bản thân bạn trong CV xin việc.

Hướng dẫn trình bày điểm mạnh của bản thân trong CV

diem-manh-diem-yeu-trong-cv-2-1661273252.jpg
Hướng dẫn trình bày điểm mạnh của bản thân trong CV

Điểm mạnh trong bản CV của bạn sẽ cần được làm nổi bật, bạn nên đưa nội dung điểm mạnh lên trước điểm yếu để giúp CV được logic và để lại ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Với việc trình bày điểm mạnh trong CV, bạn có thể tìm hiểu được rất nhiều điểm mạnh để ghi vào bản CV của mình qua internet. Tuy vậy, với sự khắt khe ngày càng cao trong vấn đề tuyển dụng, những điểm mạnh đấy có thể sẽ không quá phù hợp ở thời điểm hiện tại.

Vì vậy, để phần CV của bạn được hiệu quả và ấn tượng hơn, bạn có thể trình bày các điểm mạnh như sau:

+ Điểm mạnh về chuyên môn: Cần nhấn mạnh về các kỹ năng mà bạn có để phục vụ công việc của mình được tốt hơn. Ví dụ với vị trí Content Marketing, bạn sẽ có các điểm mạnh như văn phong linh hoạt, đa dạng, có thể sử dụng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh cơ bản, khả năng tổng hợp thông tin tốt…

+ Điểm mạnh về kỹ năng mềm: Chẳng hạn như bạn là người có khả năng lắng nghe, phân tích và giao tiếp tốt. Bạn cũng có thể ghi điểm mạnh là người biết sắp xếp công việc, thời gian và cân bằng các yếu tố liên quan.

+ Điểm mạnh liên quan đến tính cách: Lưu ý, bạn chỉ nên nêu những tính cách thực sự phù hợp với công việc. Ví dụ như đối với nhân viên kinh doanh, bạn có thể ghi điểm mạnh tính cách là sự hòa đồng, hăng hái và nhiệt tình trong công việc,…

Hướng dẫn trình bày điểm yếu của bản thân trong CV

Tương tự với điểm mạnh, để phần điểm yếu của bạn có thể tạo sự độc đáo nhưng vẫn đảm bảo được tính trung thực, bạn có thể tham khảo nội dung sau:

  • Điểm yếu về chuyên môn: Ví dụ kinh nghiệm làm việc chưa thực sự nhiều, một số công cụ có ích cho công việc chưa thực sự thành thạo, một số kiến thức chuyên môn chưa thực sự quá sâu sắc,… Bạn có thể đưa ra thang chấm điểm cho những điểm yếu này để được thực tế hơn.
  • Điểm yếu về kỹ năng: Khả năng giao tiếp hay sự khéo léo trong công việc chưa tốt, hoặc nếu gặp công việc quá áp lực có thể dẫn đến thiếu kiên nhẫn và thiếu tự tin, hoặc khả năng sắp xếp công việc, thời gian làm việc chưa thực sự hiệu quả…
  • Đối với điểm yếu về tính cách: Bạn có thể đưa ra các điểm yếu như trong một số trường hợp có thể bị thiếu kiên nhẫn, trong quá trình làm việc có thể hơi nóng tính nếu bị người khác làm phiền, ảnh hưởng đến công việc của bạn,..

Lưu ý về điểm mạnh điểm yếu trong CV

diem-manh-diem-yeu-trong-cv-3-1661273252.jpg

Bên cạnh việc trình bày nội dung về điểm mạnh điểm yếu trong CV. Nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi liên quan đến điểm mạnh điểm yếu của bạn trong buổi phỏng vấn. Do vậy bạn cần lưu ý những vấn đề khác sau đây.

Lưu ý khi trình bày trong CV

Ngoài những nội dung trên, bạn nên lưu ý thêm các vấn đề sau:

  • Cần kiểm tra lại về ngữ pháp, lỗi chính tả trước khi gửi CV đến nhà tuyển dụng.
  • Tuy là một nội dung nhỏ, nhưng điểm mạnh điểm yếu của bạn vẫn được nhà tuyển dụng quan tâm, vì nó sẽ thể hiện một phần năng lực, tính cách của bạn có phù hợp với doanh nghiệp không.
  • Với mỗi điểm mạnh điểm yếu của bản thân, bạn chỉ nên lựa chọn từ 3 đến 5 điểm/khía cạnh mà bạn cảm thấy phù hợp với vị trí ứng tuyển. Không nên cho quá nhiều điểm mạnh điểm yếu trong CV xin việc, có thể khiến cho bản CV của bạn bị dài và nhàm chán.
  • Không nên đưa ra các điểm mạnh điểm yếu của bản thân quá chung chung, bạn nên tìm hiểu kỹ để trình bày chính xác, trung thực hơn.
  • Lưu ý về bố cục của phần điểm mạnh, điểm yếu khi trình bày trong CV xin việc: Bạn chỉ nên dành 2 – 4 dòng để nói về vấn đề này, tránh làm bản CV quá dài và thừa những nội dung không cần thiết.

Lưu ý khi trả lời phỏng vấn

diem-manh-diem-yeu-trong-cv-4-1661273252.jpg

Bạn cần chắc chắn rằng những câu trả lời về điểm mạnh điểm yếu của bản thân phải trùng khớp với các thông tin trình bày trong CV. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn bạn cần lưu ý:

  • Trả lời với thái độ tự tin nhưng thể hiện được sự khiêm tốn.
  • Trung thực trong các câu trả lời của mình.
  • Luôn lắng nghe khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi, sau khi họ đã đặt câu hỏi xong, bạn mới nên trả lời.
  • Không cắt ngang khi nhà tuyển dụng đang nói hoặc đặt câu hỏi.
  • Khi trả lời câu hỏi có liên quan đến điểm yếu, hãy thêm nội dung bạn sẽ khắc phục những điểm yếu đó như thế nào.
  • Với những câu trả lời về điểm mạnh, bạn cũng không nên thể hiện thái độ quá tự cao, thay vào đó hãy trả lời khiêm tốn và đưa thêm nội dung bạn vẫn đang học hỏi, thực hiện những công việc khác để giúp điểm mạnh được phát huy tốt hơn.

Hy vọng sau bài viết này bạn đã tự tin hơn và biết về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Tất nhiên nếu như bạn có nhiều điểm yếu bạn phải luôn chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn vượt qua chúng như thế.

Bạn hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn quyết tâm, không ngại khó khăn, luôn luôn vươn lên và cải thiện những mặt yếu của mình hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn biến điểm yếu trở thành điểm mạnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng và nó sẽ giúp bạn ghi điểm trước các nhà tuyển dụng khi đánh giá ứng viên.