Cách viết CV nhân viên chăm sóc khách hàng ấn tượng
Để có được cơ hội việc làm tốt, trước hết bạn cần một bản CV xin việc ấn tượng. Hãy đến với 123job.vn, chúng tôi sẽ giúp bạn thiết kế CV nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, độc đáo, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Nội Dung Chính
I. Khái quát về CV chăm sóc khách hàng
Khi bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng của một doanh nghiệp, bạn cần có một CV xin việc ấn tượng để đánh bật những ứng viên khác. Một mẫu CV chăm sóc khách hàng được gọi là chuyên nghiệp khi nó có đầy đủ các thông tin cá nhân của người ứng tuyển và làm nổi bật các kỹ năng về chuyên môn trong ngành. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm được nhân sự có những phẩm chất đặc biệt và tinh thần làm việc tích cực, vì vậy bạn hãy thu hút sự chú ý của họ bằng cách đưa ra những thông tin thật sự nổi bật về bản thân nhé. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo để có được bản CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, vừa ý mọi nhà tuyển dụng khó tính nhất.
II. Cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng thu hút nhà tuyển dụng
Một mẫu CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp phải đảm bảo được cấu trúc đầy đủ các phần sau đây: Thông tin liên hệ, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng… Và để mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng bạn chọn trở thành CV độc đáo thì bạn cần chú ý chăm chút phần nội dung bạn viết, trong đó có các lưu ý sau đây:
1. Thông tin liên lạc
Thông tin cá nhân là phần nổi bật nhất trong mẫu CV nhân viên chăm sóc khách hàng nói riêng và CV nói chung vì nó được nhìn thấy đầu tiên khi nhà tuyển dụng cầm đơn xin việc của bạn. Vì vậy bạn không được coi nhẹ phần này và đừng bỏ qua bất kỳ một thông tin nào sau đây: năm sinh, giới tính, số điện thoại cá nhân, địa chỉ email và địa chỉ nhà ở. Toàn bộ dữ liệu bạn trình bày sẽ là căn cứ để công ty liên lạc và thông báo trúng tuyển với bạn. Do đó, bạn nên sử dụng số điện thoại và email thường dùng để tránh lỡ mất cơ hội nhé.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Theo các mẫu CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và mẫu CV chăm sóc khách hàng mới nhất thì phần Mục tiêu nghề nghiệp cần cần đảm bảo 2 nội dung lớn là: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Cũng giống như hầu hết các ngành nghề khác, nhân viên chăm sóc khách hàng đưa ra mục tiêu của bản thân luôn phải “có tiếng nói chung với định hướng của doanh nghiệp” và thật cô đọng, súc tích, tránh dài dòng gây nhàm chán.
Các mục tiêu ngắn hạn trong mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng cần nêu rõ định hướng của bản thân trong thời gian từ 2 – 3 năm như cố gắng học hỏi thêm các kiến thức về kinh doanh hoặc trau dồi kỹ năng thuyết phục khách hàng chuyên nghiệp để mang lại những lợi ích thiết thực cho công ty.
Về mục tiêu dài hạn, bạn nên nhấn mạnh vào những mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty và định hướng thăng tiến rõ ràng trong từng giai đoạn như nhân viên lên chuyên viên và trở thành chuyên gia sau 7 năm làm việc. Việc bạn đưa các mục tiêu cụ thể vào CV xin việc chăm sóc khách hàng sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao tinh thần nỗ lực hết mình và ý chí phấn đấu cao của ứng viên tuyển dụng, tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho bạn trong thời gian tới.
3. Trình độ Học vấn
Trình độ Học vấn trong CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp chỉ cần làm nổi bật các thông tin sau: Trường đại học, cao đẳng bạn từng theo học, chuyên ngành bạn học, xếp loại bằng tốt nghiệp và một số văn bằng khác có liên quan như chứng chỉ ngoại ngữ, tin học văn phòng… Đừng quá dài dòng để tránh tình trạng sai sót thông tin.
4. Kỹ năng
Với CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, bạn cần nêu bật được một số kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và lắng nghe ý kiến khách hàng, thành thạo tin học văn phòng, tính kiên nhẫn cao, tinh thần lạc quan và xử lý tình huống linh hoạt… Bạn nên trình bày các kỹ năng dưới dạng liệt kê gạch đầu dòng, vừa tạo độ dãn dòng, thông thoáng cho CV vừa chứng tỏ rằng bạn là người làm việc logic, gọn gàng và để lại điểm cộng cho nhà tuyển dụng.
5. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc trông mẫu CV nhân viên chăm sóc khách hàng khác với trình độ học vấn ở chỗ nó là những trải nghiệm thực tế trong công việc bạn đã làm chứ không phải những thứ trên sách vở đã viết. Vì vậy đây là phần được xem xét và đánh giá chi tiết, buộc bạn phải trình bày cụ thể và trau chuốt hơn.
Vì đây được coi là tâm điểm chú ý của nhà tuyển dụng, cho nên khi viết CV xin việc chăm sóc khách hàng, bạn hãy viết ra những công việc từ khoảng thời gian gần nhất đến xa nhất và ưu tiên các công việc có liên quan nhiều nhất đến việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng. Cách trình bày trên để nhà tuyển dụng tiện theo dõi quá trình phấn đấu của bạn trong thời gian vừa qua.
6. Thông tin khác
Nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến ứng viên của mình qua trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc mà họ còn đánh giá phẩm chất con người bạn thông qua nguồn thông tin khác như sở thích, sở trường, tinh thần tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa… Vì vậy bên cạnh việc đưa vào CV chăm sóc khách hàng của bạn những thông tin cần thiết về chuyên môn thì bạn nên thêm các dữ liệu khác để vừa làm phong phú nội dung bản CV, vừa khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn khái quát nhất về tính cách của ứng viên mình chọn. Một số gợi ý cho bạn để có được CV chăm sóc khách hàng ấn tượng là:
- Sở thích: Đối với một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, việc bạn thích đọc sách, thích uống trà hay thích bất kỳ một công việc tỉ mỉ nào khác đều trở thành điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Để có thể chăm sóc được mọi khách hàng từ dễ tính đến khó tính, từ trẻ đến già thậm chí khách hàng ở mọi ngành nghề khác nhau thì bạn có thể có những sở thích đặc biệt như thích giao lưu cùng bạn bè tại các buổi hội thảo, thích được kết bạn với nhiều người hay thích tìm hiểu về một vài ngành nghề khác… Những sở thích trên sẽ giúp bạn tạo dấu ấn riêng với nhà tuyển dụng về một nhân viên hoạt bát, có kiến thức rộng về nhiều ngành nghề và có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh. Từ đó, cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ cao hơn người khác một bậc.
- Sở trường: Trong các mẫu CV chăm sóc khách hàng mới nhất thường xuất hiện một vài ý nhỏ về sở trường của ứng viên. Tuy nói là nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến việc nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn ra sao khi họ biết được bạn có sở trường thiên về lĩnh vực gì. Với một nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn nên có những sở trường đặc biệt như biết cách tư vấn tâm lý cho mọi người, biết ca hát hoặc vẽ tranh để ổn định tâm lý… Đó thực sự là những thông tin đắt giá khiến CV của bạn nổi bật hơn trong mắt người đọc.
- Hoạt động ngoại khóa: Đối với nhà tuyển dụng khó tính, họ luôn tìm kiếm một nhân viên chăm sóc khách hàng năng động, có nhiều kinh nghiêm trong việc giao lưu với mọi người và có khả năng làm việc nhạy bén. Tất cả những điều trên đều được tích lũy qua quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa với nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy, bạn nên đưa vào CV chăm sóc khách hàng của mình một vài hoạt động nổi bật mà bạn từng tham gia ở trường học hoặc ở các tổ chức xã hội khác như tham gia tọa đàm đọc hiểu tâm lý người đối diện, tham gia câu lạc bộ những người yêu thích Việt Nam…
Mẫu CV chăm sóc khách hàng mới nhất
III. Lỗi sai hay gặp khi viết CV chăm sóc khách hàng
1. Nội dung
Viết nội dung CV chung chung, không có điểm nhấn là cách viết mà nhiều ứng viên mắc phải, bạn hãy cố gắng cô đọng nhất toàn bộ thông tin bằng các từ khóa chính và đừng thêm những từ tượng hình gây khó hiểu cho người đọc.
2. Bố cục
Sắp xếp sai trật tự các mục thông tin thường là lỗi sai khi các bạn tự thiết kế CV mà không tham khảo các mẫu CV chăm sóc khách hàng đẹp, mẫu CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và mẫu CV chăm sóc khách hàng mới nhất. Đừng dại dột tự làm khó mình trong khi bạn có cơ hội để học tập những điều tốt đẹp sẵn có.
3. Lỗi ảnh và lỗi chính tả
Đây là 2 lỗi tuy nhỏ nhưng gây mất mỹ quan tổng thể của bản CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp vì vậy bạn hãy cố gắng đừng mắc phải những lỗi sai ngớ ngẩn này nhé. Bạn nên chọn ảnh đại diện có khuôn mặt cân đối, màu sắc tươi sáng và hình ảnh lịch sự để thể hiện tính chuyên nghiệp và nghiêm túc của bản thân. Một cách tốt nhất để tránh lỗi nhỏ nhặt này là bạn cần đọc đi đọc lại bản CV của mình ít nhất 3 lần và nhờ người có chuyên môn trong nghề chăm sóc khách hàng thẩm định giúp trước khi bạn gửi nó đến tay nhà tuyển dụng.
IV. Lưu ý khi chọn mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng
Có nhiều mẫu CV chăm sóc khách hàng mới nhất để bạn tham khảo trên mạng, tuy nhiên bạn hãy chú ý một vài chi tiết sau đây trước khi thiết kế CV riêng cho mình:
1. Màu sắc
Mẫu CV đẹp thường có màu sắc tươi sáng, hài hòa và trang nhã, điển hình là 3 màu xanh: xanh blue, xanh lá mạ và xanh lá cây hoặc xanh ngọc kết hợp màu trắng. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn các màu sắc tùy thuộc vào ý thích của bản thân hoặc hợp với logo chính của công ty bạn ứng tuyển để tạo dấu ấn với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên bạn nên tránh những màu sắc gây nóng và tối đậm để người đọc không bị đau mắt khi nhìn vào như đen, tím, đỏ thẫm…
2. Bố cục
Bạn hãy chọn một mẫu CV chăm sóc khách hàng có bố cục gọn gàng và khoa học với những lát cắt phân chia nội dung các phần hợp lý để đảm bảo CV không bị thừa hoặc thiếu diện tích cho các phần quan trọng. Khi bố cục CV của bạn được sắp xếp logic và thuận mắt thì việc nhà tuyển dụng yêu thích bạn sẽ là điều dễ đoán trước được.
3. Kết hợp kỹ năng
Với mỗi vị trí công việc khác nhau, nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu khác nhau và vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng cũng không ngoại lệ. Bạn cần tìm hiểu các tiêu chí cho vị trí bạn ứng tuyển sau đó lồng ghép nguồn lực mình có vào từng tiêu chí đó và đưa vào CV một cách khéo léo để nhà tuyển dụng nhận ra bạn chính là ứng viên mà họ đang tìm kiếm. Để bạn có được một bản CV ấn tượng, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài kỹ năng cần thiết cho một nhân viên chăm sóc khách hàng như kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, kỹ năng sắp xếp thời gian hợp lý, kỹ năng thấu hiểu tâm lý khách hàng…
4. Trung thực
Với mỗi con chữ bạn đưa vào CV chăm sóc khách hàng của mình, bạn đều phải chịu trách nhiệm với nó. Nhà tuyển dụng có thể gọi bạn đi phỏng vấn bất cứ lúc nào và họ sẽ hỏi bạn về những gì bạn viết trong CV, vậy nên bạn cần trung thực với toàn bộ thông tin cá nhân cũng như các dữ liệu khác trong bản CV của mình để không bị hớ khi được hỏi và cũng là để bạn có thể chứng minh năng lực bản thân một cách chính xác nhất.
5. Độ dài tối ưu
Bản CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp chỉ nên có độ dài từ 1 đến 2 trang A4, đó là độ dài hợp lý để bạn có thể trình bày một cách súc tích nhất và dễ hiểu nhất mọi thông tin bạn cần đưa tới cho nhà tuyển dụng đọc. Khi CV của bạn quá dài sẽ khiến người đọc mỏi mắt hoặc CV quá ngắn sẽ gây cảm giác hụt hẫng cho người theo dõi. Hãy là ứng viên thông minh khi thiết kế CV vừa vặn nhé.
V. Mẫu CV chăm sóc khách hàng ấn tượng
Có rất nhiều mẫu CV chăm sóc khách hàng đẹp mắt và ấn tượng được đăng tải miễn phí trên trang web tuyển dụng online 123job.vn, bạn có thể tham khảo các mẫu CV trên website và còn có cơ hội tìm được việc làm ưng ý. Các mẫu CV đa dạng từ CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp đến mẫu CV chăm sóc khách hàng cho người chưa có kinh nghiệm để cho bạn thoải mái lựa chọn. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một mẫu CV ưng ý và biến nó thành của mình bằng cách thay đổi thông tin của bạn vào những thiết kế có sẵn hoặc bạn muốn có một bản CV theo phong cách riêng, không trùng lặp cả về nội dung và hình thức thì bạn cũng có thể theo dõi các mẫu CV chăm sóc khách hàng mới nhất sau đó thiết kế theo ý thích nhé.
VI. Kết luận
Như vậy chúng ta vừa điểm qua những điểm nhấn quan trọng trong bản CV xin việc chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, qua đây đội ngũ 123job.vn hi vọng giúp cho bạn có thêm nhiều ý tưởng hay, độc đáo và cho ra đời bản CV ấn tượng của riêng mình nhé.