Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, ấn tượng mạnh

Bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp và đang phải làm CV để xin việc hay đi thực tập. Vậy thì bạn không nên bỏ qua bài viết sau đây. Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV chuẩn, đầy đủ các yếu tố cho sinh viên chưa tốt nghiệp giúp gây ấn tượng tốt và tạo được thiện cảm ban đầu với nhà tuyển dụng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, ấn tượng mạnh

I. Mục đích viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp

Với mong muốn được phát triển bản thân, nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã có mục tiêu sẽ xin việc làm thêm. Bên cạnh đó cũng có những sinh viên cần phải đi thực tập để hoàn thành quá trình học của mình. Điểm chung của tất cả là vẫn chưa tốt nghiệp. Do đó, việc viết CV sẽ gặp nhiều khó khăn vì sự hạn chế về trình độ, kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc.

Với mong muốn được phát triển bản thân, nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã có mục tiêu sẽ xin việc làm thêm. Bên cạnh đó cũng có những sinh viên cần phải đi thực tập để hoàn thành quá trình học của mình. Điểm chung của tất cả là vẫn chưa tốt nghiệp. Do đó, việc viết CV sẽ gặp nhiều khó khăn vì sự hạn chế về trình độ, kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc.

Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp, công ty hiện nay đều cần CV của ứng viên để nắm được thông tin sơ lược về người ứng tuyển nhanh chóng nhất. Thông qua CV, nhà tuyển dụng cũng có thể thấy được những tiềm năng, lợi thế của họ để tuyển dụng cho công việc. Một bản CV hoàn chỉnh còn được xem là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận được lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Vì vậy, dù là công việc làm thêm hay đi thực tập cũng rất cần một CV hoàn chỉnh và đầy đủ các thông tin.

II. Các phần không thể thiếu trong CV

được viết tắt từ cụm tiếng Anh Curriculum Vitae, đây là một dạng văn bản bao gồm các nội dung như: thông tin cá nhân, kinh nghiệm công việc, các thành tích đạt được,… để gửi đến nhà tuyển dụng. Đây được xem là một trong những “công cụ” giúp bạn đạt được công việc trong mơ của mình. Dưới đây là các yếu tố không thể thiếu trong một CV hoàn chỉnh, hãy cùng tìm hiểu nhé!CV được viết tắt từ cụm tiếng Anh Curriculum Vitae, đây là một dạng văn bản bao gồm các nội dung như: thông tin cá nhân, kinh nghiệm công việc, các thành tích đạt được,… để gửi đến nhà tuyển dụng. Đây được xem là một trong những “công cụ” giúp bạn đạt được công việc trong mơ của mình. Dưới đây là các yếu tố không thể thiếu trong một CV hoàn chỉnh, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Thiết kế đồ họa:

– Nhân viên Graphic Designer (phòng Marketing)

– UX/UI Designer (website TGDĐ/ĐMX)

1. Vị trí công việc ứng tuyển

Đầu tiên, bạn cần cho nhà tuyển dụng biết rằng mình mong muốn tham gia ứng tuyển vào vị trí nào trong công ty. Từ đó giúp họ dễ dàng lọc hồ sơ và chuyển bạn đến phòng ban phù hợp để xem xét. So với những CV không có mục Vị trí công việc ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ khó biết được bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nào và có thể bỏ qua CV của bạn.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Để nhà tuyển dụng thấy được những dự định trong tương lai của bạn, họ có thể đánh giá được bạn có phù hợp hay mong muốn gắn bó với công ty lâu dài hay không. Việc đầu tư cho mục tiêu nghề nghiệp, bạn vừa có được cái nhìn rõ hơn về tương lai vừa cho thấy được sự chuyên nghiệp của bản thân.

Ngoài ra, bạn cần xác định rõ đâu là mục tiêu ngắn hạn và đâu là mục tiêu dài hạn để có thể trang bị những kiến thức cần thiết cho công việc:

Mục tiêu ngắn hạn: Là những dự tính, kế hoạch cho công việc nằm trong khoảng thời gian xác định được (từ khoảng 3 – 6 tháng).

Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu có sức ảnh hưởng đến tương lai, mang tính quyết định cao và cần xây dựng kế hoạch rõ ràng hơn. Mục tiêu này được xác định cho từ khoảng 5 – 10 năm tiếp theo của bạn.

3. Trình độ học vấn

Vì đây là CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, nên bạn cần chỉ cần nêu đầy đủ các thông tin như: tên trường, ngành học, chuyên môn, khóa học, các đề tài nghiên cứu, dự án của đoàn khoa hay trường tổ chức mà bạn đã tham gia (các đề tài, dự án được nếu ra nên có sự liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển).

Vì đây là CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, nên bạn cần chỉ cần nêu đầy đủ các thông tin như: tên trường, ngành học, chuyên môn, khóa học, các đề tài nghiên cứu, dự án của đoàn khoa hay trường tổ chức mà bạn đã tham gia (các đề tài, dự án được nếu ra nên có sự liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển).

Đối với trình độ học vấn, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Vị trí đầu tiên nên để trình độ học vấn cao nhất.

– Nên liệt kê những thông tin từ bậc trung cấp, cao đẳng, đại học.

– Nên liệt kê những giải thưởng, thành tích nổi bật để có thể ghi thêm điểm từ nhà tuyển dụng.

– Đối với những thông tin về ngành học, chuyên môn không phù hợp với công việc ứng tuyển, bạn chỉ nên nêu những thông tin nổi bật để nhà tuyển dụng thấy tiềm năng từ bạn.

4. Kinh nghiệm làm việc

Khi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, không bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thêm mục này vào CV của mình để nhà tuyển dụng thấy được những bài học, kỹ năng mà bạn rút ra từ các hoạt động đã tham gia.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đó, bạn cần liệt kê từ công việc gần đây nhất của mình trở về trước. Cần trình bày ngắn gọn và tóm tắt những ý chính như vị trí, nhiệm vụ, những kỹ năng hay bài học có được khi làm công việc đó. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, chỉ cần liệt kê các hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng từng tham gia hay các công việc ngắn hạn đã từng làm như: phục vụ, giao hàng, phát tờ rơi,…

Bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhạy bén, cách nhìn nhận vấn đề của bạn khi rút ra những bài học, kỹ năng có được từ các hoạt động đó và những điều đó có ý nghĩa gì cho công việc bạn đang ứng tuyển.

5. Kỹ năng làm việc

Bạn cần phân biệt rõ giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, nên liệt kê những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển. Cho nhà tuyển dụng thấy được bạn chính là lựa chọn đúng đắn cho vị trí công việc đó.

Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp, kỹ năng trong CV chính là điểm sáng khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến bạn.Tuy nhiên, bạn chỉ nên liệt kê những kỹ năng mình có để khi được phỏng vấn bạn vẫn có đủ kiến thức để trả lời cho nhà tuyển dụng.

6. Hoạt động ngoại khóa

Đối với những động ngoại khóa từng tham gia, bạn nên liệt kê ngắn gọn những hoạt động có sự liên quan và ảnh hưởng đến công việc bạn ứng tuyển, cho nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn đối với công việc này.

7. Ưu điểm và nhược điểm

Thông qua ưu – nhược điểm của bạn, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn rõ hơn về cá tính, tiềm năng có thể khai thác ở bạn cũng như sự phù hợp với văn hóa của công ty.

Bạn cần nêu ra những điểm mạnh có thể phục vụ cho công việc ứng tuyển nhằm làm nổi bật CV của mình hơn những đối thủ khác. Tuy nhiên, vẫn nên khiêm tốn để tạo thiện cảm đối với nhà tuyển dụng nhé!

III. Một số mẫu CV có sẵn

1. Mẫu 1

Bạn có thể xem Mẫu 1

2. Mẫu 2

Bạn có thể xem Mẫu 2

3. Mẫu 3

Bạn có thể xem Mẫu 3

Xem thêm:

>> Top 4 cách xin việc khi chưa có kinh nghiệm làm việc

>>Top 10 tính cách giúp bạn sẽ “hạ gục” được nhà tuyển dụng

>> Cách trả lời email phỏng vấn chính xác, chuyên nghiệp, ấn tượng

Bạn vừa tìm hiểu xong cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp theo mẫu chuẩn, gây ấn tượng và tạo được thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé! Chúc bạn thành công!