Cách vẽ hình chiếu vật thể công nghệ 8

Ở chương trình công nghệ 8, chúng ta sẽ được làm quen với các chi tiết máy đơn giản. Cụ thể là việc thể hiện các hình chiếu của các vật thể đơn giản lên trên giấy. Vì mới tập quen với việc thể hiện chi tiết máy, không ít các bạn học sinh gặp khó khăn trong việc thể hiện các hình chiếu.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vẽ hình chiếu vật thể công nghệ 8 một cách đơn giản nhất.

Vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo.

Đầu tiền, trong không gian lấy ba mặt phẳng P1, P2 và P3 vuông góc với nhau:

– Mặt phẳng (P1) thẳng đứng (hình chiếu đứng).

– Mặt phẳng (P2) nằm ngang (hình chiếu bằng).

– Mặt phẳng (P3) nằm ở bên phải (hình chiếu cạnh).

Dễ dàng thấy rằng chiều cao và chiều dài của vật thể được thể hiện ở hình chiếu đứng, còn hình chiếu bằng cho biết chiều rộng và chiều dài. Ba hình chiếu này bổ sung cho nhau sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin vè hình dạng vật thể. Để các hình chiếu nằm gọn trên cùng một mặt phẳng, sau khi chiếu, người ta xoay mặt phẳng P2 quanh trục Ox, đưa về trùng với mặt phẳng P1. Xoay mặt phẳng P3 quanh trục Oz đưa P3 trùng với P1.

Cách vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo.

Cách vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo.

Vẽ hình chiếu trục đo từ hình chiếu cho trước

Trong không gian ta lấy một mặt phẳng P’ làm mặt phẳng hình chiếu và đường thẳng l không song song với mặt phẳng P’ làm đường chiếu. Gắn vào vật thể được biểu diễn hệ toạ độ vuông góc theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể và đặt vật thể sao cho phương chiếu l không song song với trục toạ độ nào của toạ độ. Sau đó chiếu vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc lên mặt phẳng P’ theo phương chiếu l, ta được hình biểu diễn của vật thể gọi là hình chiếu trục đo của vật thể.

Hình chiếu của ba trục toạ độ là o’x’, o’y’, và o’z’ gọi là các trục đo.

Cách vẽ hình chiếu vật thể từ trục đo cho trước.

Cách vẽ hình chiếu vật thể từ trục đo cho trước.

Theo tác giả biên dịch : Anh Thư – Nguồn Công nghê 8 (Bộ GD&ĐT) | Công nghệ tự động Wix