Cách ước tính cỡ mẫu trong đề tài nghiên cứu khoa học | Tạp chí 175

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM TRA TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA MẪU

Phạm SơnViện Khoa học Thống kê 

Hiện nay, trong công tác thống kê phương pháp điều tra chọn mẫu đang được áp dụng khá phổ biến và đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách cũng như các cơ quan nghiên cứu.

Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đặt ra là: mẫu được chọn có tính đại diện đến đâu. Thường câu hỏi này sau khi kết thúc điều tra mới được công bố, thậm chí nhiều cuộc điều tra do ngành Thống kê tiến hành cũng không đánh giá phạm vi sai số.

Do vậy một vấn đề đặt ra là bằng cách nào để trả lời hay nói một cách khác chúng ta khẳng định với các đơn vị tiến hành điều tra chọn mẫu rằng “Mẫu được chọn có khả năng đáp ứng được yêu cầu đặt ra”. Với mục đích đó, bài viết sẽ trình bầy một số suy nghĩ về kiểm tra tính đại diện trong quá trình xây dựng mẫu.

Tìm hiểu thêm từ tổng hợp tài liệu bên dưới.

Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong những ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao. Thực tế cho thấy, sinh viên khi bắt đầu làm luận văn tốt nghiệp và ngay cả những người mới ra trường làm việc trong các cơ quan nghiên cứu đòi hỏi phải có kiến thức và có phương pháp NCKH. Vì vậy, môn học phương pháp NCKH học là nền tảng để trang bị cho các sinh viên tiếp cận NCKH. 

Giáo trình “Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học” được biên soạn với nhiều nội dung cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản, các bước trong NCKH, những kỹ thuật cần thiết để tiếp cận phương pháp thí nghiệm và cách trình bày các kết quả NCKH. Hy vọng rằng giáo trình này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và những thông tin thiết thực cho sinh viên và những người bắt đầu làm công tác NCKH.