Cách trang trí bàn thờ ngày Tết theo “chuẩn” phong thủy
Đúng như câu nói: “Có thờ có thiêng”, gia chủ cần phải chú ý đến cách trang trí bàn thờ ngày tết sao cho thể hiện tấm lòng dành cho tổ tiên và thần linh. Đồng thời, bàn thờ cũng cần được bài trí sao cho thu hút vượng khí nhằm mang đến cho gia đình một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Nội Dung Chính
Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết
Từ lâu việc dọn dẹp bàn thờ vào thời điểm cận kề Tết đã trở thành phong tục của người Việt. Sau những tháng ngày tất bật mưu sinh, các thành viên tụ họp để cùng nhau quét dọn nhà cửa và lau chùi bàn thờ gia tiên. Những hành động như dọn bàn thờ, lau lư đèn, hóa chân nhanh,… giúp bàn thờ được “làm mới” để trở nên gọn gàng và có tính thẩm mỹ hơn.
Ngoài dọn dẹp, nhiều gia đình còn quyết định thể hiện lòng thành kính bằng thông qua cách trang trí bàn thờ ngày tết đẹp. Hành động này thể hiện sự thành tâm dành cho thần linh và tổ tiên. Bên cạnh đó, một bàn thờ được bố trí hài hòa hợp lễ nghi còn tạo điểm nhấn, giúp không gian sống của gia đình trở nên ấm cúng hơn.
Những việc cần làm trước khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Trước khi đi vào hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày tết, hai việc quan trọng nhất cần thực hiện đó là dọn dẹp bàn thờ và chuẩn bị các vật phẩm cần thiết để phục vụ cho việc thờ cúng.
Dọn dẹp bàn thờ
Trong quá trình dọn dẹp bàn thờ, gia đình cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bước đầu tiên cần làm là thắp hương để xin phép tổ tiên được mang những lễ vật trên bàn thờ xuống để bắt tay vào dọn dẹp.
- Hướng dọn dẹp đúng là từ phía trên xuống dưới để tránh bụi bẩn bám vào những chi tiết đã được lau chùi.
- Không rút tất cả chân nhang mà nên để lại một ít. Những chân nhang được rút ra nên được đốt hoàn toàn chứ không nên cho trực tiếp vào túi rác.
- Sử dụng bông gòn thấm nước sạch hoặc rượu để lau những vết bám bẩn trên bàn thờ.
Chuẩn bị vật trang trí
Gia chủ có thể mua hoặc áp dụng cách làm đồ trang trí bàn thờ ngày Tết. Dù chọn phương án nào, khu vực bàn thờ cũng cần được bố trí đầy đủ những vật phẩm cần thiết. Cụ thể, những vật trang trí cần có trên bàn thờ bao gồm:
- Bát hương: Nơi để thắp nén nhang tưởng nhớ người đã khuất hoặc cầu mong bình an cho gia đình. Đây chắc chắn là vật trang trí không thể thiếu trên bàn thờ dù vào ngày thường hay lễ Tết.
- Lư hương: Vật trang trí sử dụng để tạo điểm nhấn giúp không gian thờ cúng trở nên trang trọng và thiêng liêng hơn.
- Đèn dầu: Vật dụng được bố trí thành cặp hai bên lư hương trên bàn thờ. Chúng tượng trưng cho ánh sáng và năng lượng tích cực có khả năng xua đuổi tà ma. Ngoài đèn dầu, lựa chọn khác dành cho gia chủ đó là chân nến.
- Đài thờ: Bao gồm ba lọ để chứa gạo, muối và rượu để chuẩn bị cho nghi lễ thờ cúng.
- Lọ hoa: Dùng để cắm hoa cúng nhằm thể hiện tấm lòng thành kính dành cho tổ tiên hoặc thần linh. nên bố trí lọ hoa ở hai bên lưu hương để thể hiện sự trọn vẹn.
- Mâm bồng: Vật dụng được sử dụng để bố trí ngũ quả theo đúng “chuẩn” phong thủy.
- Bộ bát cơm thờ: Bát và đũa ăn cơm thường được bố trí trên bàn thờ gia tiên vào những ngày giỗ. Chúng tượng trưng cho sự đủ đầy và ấm no của gia đình.
Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày tết đẹp đúng chuẩn
Cách trang trí bàn thờ đẹp ngày Tết không hề đơn giản. Một bàn thờ đúng “chuẩn cần có đầy đủ vật dụng và lễ vật. Đồng thời, chúng cũng cần được bố trí một cách gọn gàng.
Sắp xếp vật thờ cúng
Khi trang trí bàn thờ ngày Tết cần phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất quán. Các vật sử dụng để thờ cúng đều được quy định vị trí rõ ràng. Khi bài trí, gia chủ cần chú ý vị trí của những vật dụng sau:
- Bát hương: Được đặt ở chính giữa và cách mép bàn thờ một khoảng nhất định để tránh tình trạng rơi vỡ. Phía trước bát hương là các chum nước được sử dụng trong quá trình thờ cúng.
- Lư hương: Vật dụng được đặt ngay phía sau và cao hơn so với bát hương.
- Ngai thờ: Vật trưng bày được đặt phía sau cùng trên cao để không bị che khuất bởi vật dụng khác.
- Đèn dầu: Vật dụng trang trí này nên được đặt ở bên ngoài cùng phần rìa bàn thờ.
- Lọ hoa: Có thế bố trí một bên hoặc cả hai bên bàn thờ để tạo điểm nhấn thu hút.
- Mâm bồng: Vật dụng được đặt phía trước lư hương để trưng bày mâm ngũ quả.
- Bộ bát cơm: Bát và đũa ăn cơm được đặt ở phía trước, bên trái lư hương.
Trên đây là vị trí của những vật dụng được dụng được dùng phổ biến. Dù áp dụng cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết như thế nào, chúng là những món đồ không thể thiếu tạo nên một không gian thờ cúng hoàn thiện.
Bày bàn thờ
Trên đây là cách sắp xếp và trang trí bàn thờ phù hợp với các nguyên tắc thờ cúng của người Việt. Vây cách bày trang trí bàn thờ ngày Tết này có thể thay đổi không? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần nắm rõ cách phân loại vật dụng trên bàn thờ.
Theo chuyên gia, những vật được bài trí trên bàn thờ được chia làm đồ để thờ và đồ để cúng. Trong đó, đồ để thề không thể thay đổi và có vị trí cố định. Mặt khác, những món đồ để cúng có thể được lựa chọn một cách linh hoạt.
Trong các món đồ cúng, mâm ngũ quả là món đồ cần được đầu tư nhất. Các loại trái cây trưng bày nên được chọn sao cho hài hòa về mặt phong thủy ngũ hành. Bên cạnh đó, những vật như chân nến, ly rượu, món cúng,… cũng cần được chuẩn bị chu đáo. Bên cạnh đó, nên thường xuyên thay mới đồ cúng để thể hiện sự quan tâm và lòng thành kính dành cho ông bà.
Trang trí bàn thờ
Cần chú ý đến cách trang trí hoa bàn thờ ngày Tết. Hãy chọn những loại hoa tươi đại diện cho mùa xuân để trang trí nhằm mang đến không khí tươi mới cho khu vực này. Những loại hoa sử dụng để trưng bày bao gồm: hoa đồng tiền, hoa mai, hoa đào, hoa cúc vàng,… Nên ưu tiên chọn hoa trưng Tết có màu hồng hoặc vàng để mang đến may mắn, thịnh vượng cho gia đình.
Bên cạnh hoa, trái cây cũng cần được quan tâm khi trang trí bàn thờ. Một mâm ngũ quả ở miền Nam bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Mặt khác, mâm ngũ quả ở miền Bắc bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Tùy vào phong tục địa phương đang sinh sống, bạn tìm mua loại trái cây phù hợp để hoàn thiện mâm ngũ quả.
Cuối cùng, khi nói về cách trang trí bàn thờ tổ tiên ngày Tết, sẽ thật thiếu sót nếu không nói đến bánh chưng. Dù là ở vùng miền nào, một dĩa bánh trưng đặt trên bàn thờ cũng giúp cái Tết của gia đình trở nên trọn vẹn.
Lưu ý cần nắm khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Để đảm bảo rằng bàn thờ được trang trí đẹp mắt và chỉn chu nhất, gia chủ cần lưu ý những điều sau:
Vị trí bàn thờ
Trong trường hợp cần bố trí lại bàn thờ, cần lưu ý rằng vị trí lắp đặt không nên đối diện với phòng ngủ hay phòng bếp. Đồng thời, chuyên gia còn khuyên rằng nên đặt bàn thờ sát tường ở nơi thông thoáng để giúp năng lượng tích cực có thể lưu thông trong nhà.
Bát hương
Khi mua bát hương bố trí bàn thờ, hãy chọn sản phẩm làm bằng chất liệu đồng hoặc gốm sứ. Bát hương nên là loại có tay cầm vừa sang trọng, vừa dễ bài trí. Nên đặt bát hương giữa bàn ở vị trí cố định không bị xê dịch quá nhiều.
Hoa trang trí
Để trang trí bàn thờ, tốt nhất là nên mua hoa tươi chứ không nên mua sản phẩm làm bằng nhựa thiếu trang trọng. Hoa nên được cắm vào lọ thay vì trồng trong chậu để giữ bàn thờ luôn sạch sẽ.
Đồ cúng
Để phục vụ quá trình thờ cúng, nên chuẩn bị đầy đủ mâm bồng, chum rượu,, chân nến và nhiều món khác. Bên cạnh đó, gia chủ có thể mua thêm giấy tiền, vàng mã để hóa vàng vào những ngày giỗ hoặc lễ tết trong năm.
Việc thắp hương
Khi thắp hương, thời điểm là một trong những yếu tố cần được quan tâm. Cụ thể, việc thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối được cho là tốt theo phong thủy. Bên cạnh đó, thắp hương khói bay thẳng được xem là dấu hiệu tốt cho thấy căn nhà đang thu hút nguồn năng lượng tích cực.
Việc lau dọn
Nói về lau dọn bàn thờ, không nên tùy tiện sử dụng chổi quét và khăn lau chung. Bởi vì, hành động này thể hiện sự bất kinh đối với bề trên. Gia chủ nên mua riêng một bộ dụng cụ dành cho việc lau dọn bàn thờ.
Điều cần kiêng kị khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Bạn đã biết cách trang trí bàn thờ Tết đẹp và sau đây là những lưu ý quan trọng cần biết trong quá trình bố trí bàn thờ.
Vị trí chọn bàn thờ
Chuyên gia khuyên rằng không nên bố trí phòng thờ,bàn thờ ở nơi mà người ngoài dễ dàng nhìn vào. Bên cạnh đó, vị trí bàn thờ cũng không nên đối diện với phòng tắm hay phòng ăn. Bởi vì, những vị trí này gây ảnh hưởng đến quá trình thờ cúng.
Đối với bát hương
Cần tránh bố trí bát hương thờ thần trên bàn thờ tổ tiên và ngược lại. Cách phân biệt giữa hai loại bát hương này đó là loại dùng để thờ cúng tổ tiên thường có thêm tay cầm. Ngược lại, loại dùng để thờ phụng thần linh không có tay cầm.
Đối với hoa trang trí
Chuyên gia khuyên rằng không nên trang trí hoa giả trên bàn thờ. Bên cạnh đó, chậu cây cảnh cũng không phải là lựa chọn phù hợp với bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ thần linh.
Đối với việc thắp hương
Việc thắp hương số lẻ phạm phải điều cấm kỵ làm cho gia đạo đi xuống và vận may suy giảm. Do đó, dù là thắp hương ngày Tết hay vào ngày giỗ, người thực hiện cũng cần đếm kỹ số nhang được cắm.
Đối với việc lau dọn bàn thờ
Không nên xê dịch bát hương khi lau dọn. Ngoài ra, khi dọn chân hương, không nên rút hết mà cần để lại khoảng 9 cái. Số đã rút ra nên được hóa vàng và rải xuống sông.
Đối với đồ cúng trên bàn thờ ngày Tết
Các lễ vật được bày trên bàn thờ không nên chọn đồ giả vì hành động này được xem là bất kính. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý việc dọn xuống những món lễ vật đã được cúng. Tránh để nguyên đồ hỏng mà không dọn dêp.
Nhìn chung, cách trang trí bàn thờ ngày tết không quá phức tạp. Chỉ cần tham khảo gợi ý từ Nội Thất Điểm Nhấn và thực hiện đúng là sẽ có được một bàn thờ đẹp hợp phong thủy. Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất phòng thờ để trở nên đẹp và độc đáo hơn thì có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 094 182 3322 để được tư vấn cụ thể nhé!
Có thể bạn quan tâm: Ý tưởng trang trí tết 2023 đẹp mà đơn giản dễ làm