Cách trang trí bàn thờ ngày Tết 2023 và những điều cấm kỵ
Trang trí bàn thờ ngày Tết là việc vô cùng quan trọng và linh thiên của mỗi người dân Việt. Là nơi con cháu thể hiện lòng biết ơn, sự thành kính và hiếu thảo với ông bà tổ tiên môi dịp Tết đến xuân về.
Vì bàn thờ là nơi đặt thần phật và ông bà tổ tiên đã khuất nên việc trang trí sẽ khó hơn rất nhiều. Nhưng đừng lo lắng, EnHome sẽ giúp bạn cách trang trí đúng và tránh được những điều cấm kỵ.
Nội Dung Chính
Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết
Khu vực bàn thờ là nơi vô cùng linh thiêng và trang trọng. Vì vậy, việc dọn dẹp và trang trí bàn thờ vào mỗi dịp tết thể hiện sự hiếu kính, biết ơn và tìm cảm của con cháu đến với ông bà. Bên cạnh đó, con cháu có thể khấn xin cho gia đình bình an, khỏe mạnh và nhiều điều may mắn cho năm mới.
Hằng năm, các gia đình chọn sau ngày 23 tháng Chạp hay là ngày “ông Công ông Táo về trời” để lau chùi và trang trí bàn thờ. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ cúng đón Tết sao cho đến đêm Giao thừa, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất ổn thỏa.
Công việc chủ yếu là lau chùi, quét dọn, hóa chân nhang (đốt các chân nhang cũ để tránh đầy bát hương), treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Tất cả đồ thờ tự như: Bài vị, bình hoa, chân đèn,… lúc này có thể hạ xuống để lau chùi và đánh bóng. Sau khi hoàn tất, bạn nấu nước thơm để lau lại bàn thờ một lần nữa cho sạch sẽ và thơm tho.
Trang trí bàn thờ ngày Tết cần chuẩn bị những gì?
Trước khi trang trí bàn thờ, gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm như bát hương, lư hương, chân nến, đài thờ, mâm bồng, lọ hoa…để việc trang trí bàn thờ được thuận tiện, tránh sự thiếu sót vật phẩm khi trang trí.
Các vật phẩm để trang trí bàn thờ
Công việc đầu tiên là chuẩn bị các vật phẩm để chuẩn bị trang trí bàn thờ ngày Tết. Bao gồm:
- Bát hương: Không chỉ là chiếc bát cắm hương và một vật rất linh thiêng và quan trọng. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm các vị tổ tiên và tỏ lòng thành kính vào cõi vô hình chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.
- Lư hương (hay đỉnh thờ): Là một vật quan trọng ngày lễ, Tết thể hiện tấm lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên, thánh thần. Có nhiều kích cỡ và chất liệu như đồng, gốm,…
- Chân nến: Đây là vật dụng để cắm hoặc cố định cây nến, cốc nến giúp thắp sáng bàn thờ và được đặt hai bên trái phải của lư hương. Gia chủ có thể thay thế bằng đèn dầu.
- Đài thờ (hay chóe thờ): Gồm 3 đài chứa gạo, muối, rượu. Với mong muốn sung túc, đầy đủ, gia đình anh em hòa thuận, yêu thương nhau.
- Mâm bồng: Cũng là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Có thể có 1, 2 hoặc 3 mâm bồng với mục đích đựng hoa quả, trầu cau, tiền vàng thể hiện sự biết ơn với những người đã khấu.
- Lọ hoa thờ: dùng để trưng bày và cắm hoa thờ cúng hàng ngày, hay cắm hoa vào các dịp lễ Tết. Có thể đặt hai lọ trên bàn thờ.
- Khay cốc thờ: Nó thường dùng để đựng nước sạch hoặc rượu thờ hàng ngày trên bàn thờ. Một bộ thường có một khay đi với 3 cốc hoặc 5 cốc, bởi theo quan niệm của ông bà ta số chẵn tượng trưng cho âm, số lẻ tượng trưng cho dương nên khi người sống cúng dâng cho người khuất (dương cúng cho âm) nên sử dụng số lẻ.
- Bộ bát cơm và đũa thờ: Thường thì những vật này sẽ được dùng cho việc cúng kiếng của con cháu vào mỗi mùng 1, 2, 3 và tới mùng 7 theo quan niệm của từng gia đình. Bát cơm và đũa thể hiện sự gắn kết và no ấm bình an như bữa cơm trong gia đình ngày Tết.
Tham khảo các mẫu bàn thờ phật tại nhà hợp phong thủy
Cách dọn dẹp bàn thờ
Bước tiếp theo, gia chủ nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ để năm mới nhận thêm nhiều tài lộc. Vì vậy, khi lau chùi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết, gia chủ cần lưu ý sau đây:
- Để thể hiện sự thành kính của mình, người thực hiện phải giữ cho thân thể được sạch sẽ và thơm tho trước khi tiến hành lau dọn.
- Người dọn dẹp cần thắp hương để xin ông bà tổ tiên rằng hôm nay sẽ làm công việc lau dọn, như vậy mới dời được những vật thờ cúng trên bàn thờ xuống để dọn dẹp. Lưu ý, chuẩn bị một chiếc bàn trải vải hoặc giấy để đặt các linh vị và vật phẩm thờ cúng và đợi tàn hương mới bắt đầu dọn dẹp.
- Lau chùi bàn thờ sạch sẽ, lau dọn từ bàn thờ của thần phật trước, sau đó với lau sau đó mới lau dọn bàn thờ tổ tiên. Sử dụng khăn lau, chổi lau riêng và sử dụng nguồn nước sạch để lau dọn cho cả quá trình.
- Lau chùi bài vị cũng thực hiện và sử dụng các vật dụng để lau cũng giống nhau.
Lau dọn các vật phẩm như lư đồng, mâm bồng, khay rượu,… sạch sẽ cũng là việc làm cần thiết. Các vật phẩm có chất liệu bằng đồng, thì sử dụng các chất làm sạch chuyên dịch hoặc có thể mang đến các nơi có dịch vụ đánh lư đồng uy tín.
Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp, chuẩn tâm linh
Cuối cùng, sau khi thực hiện lau dọn bàn thờ sạch sẽ là đến bước trang trí bàn thờ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp và chuẩn tâm linh nhé.
Sắp xếp các vật thờ cúng đúng vị trí
Đây là nơi kết nối con cháu với gia tiên đã khuất và cầu mong phước lộc, bình an và may mắn. Chính vì thế, việc sắp xếp bố trí các vật thờ cúng đúng vị trí theo phong thủy là một việc vô cùng quan trọng. Nhờ vào việc này mà ông bà và tổ tiên thấy được sự thành tâm của gia chủ. Vị vậy, hãy cân nhắc và cẩn trọng trước khi quyết định sắp xếp các vật phẩm lên bàn thờ.
Tìm hiểu thêm: Kích thước lỗ ban bàn thờ chuẩn phong thủy
Đảm bảo nguyên tắc bày bàn thờ ngày Tết
Trên bàn thờ ngày Tết gồm có đồ để thờ và đồ dùng để cúng. Đồ để thờ là những vật cố định trên bàn thờ và không được di chuyển, còn đồ để cúng sẽ được thay đổi thường xuyên như nước cúng, hoa, cơm cúng,…
Đối với mâm ngũ quả là trên mâm sẽ trang trí năm màu sắc khác nhau của mỗi loại trái cây, tượng trưng tương ứng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu khi muốn trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp, nó còn mang ý nghĩa sung túc, may mắn và tài lộc. Đối với đồ cúng ngày Tết, bạn phải chuẩn bị nước, nến, thức ăn chay, ly rượu. Đặc biệt, các loại đồ cúng cần được thay đổi mỗi ngày.
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết chuẩn tâm linh
Tùy thuộc vào mỗi vùng miền và điều kiện kinh tế của các gia đình mà chúng ta sẽ có cách bày trí cơ bản như sau:
- Bát hương: Đặt ngay trung tâm của bàn thờ và hơi gần hướng mép bàn. Ngay chính giữa bát hương sẽ cắm một cây nhang to và vòng tròn ngoài mép xung quanh sẽ cắm nhiều cây hương nhỏ.
- Đỉnh thờ: Được đặt sau lưng bát hương.
- Chân nến: Thường được đặt ở hai bên của bát hương, nếu có bát hương nhỏ thì bặt ở phía bên ngoài của hai bát hương nhỏ này.
- Hoa thờ: Lựa chọn những loại hoa tươi có màu sắc đỏ hoặc vàng như: Hoa cúc, hoa lay ơn, hoa đào,… để cắm trong dịp tết không chỉ giúp bàn thờ tươi sáng hơn còn mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình. Tránh dùng hoa giả để mất đi sự tôn nghiêm và kính trọng của gia chủ đối với những người đã khuất.
Mâm ngũ quả là một loại đồ cúng không thể thiếu và được sử dụng để đặt trước bát hương. Đối với miền Bắc, có các loại trái cây như: Chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa. Đối với miền Trung, thường là: Chuối, dưa hấu, thanh long, mãng cầu, cam, quýt, bưởi, sung. Còn đối với miền Nam: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
Chén trà, ly rượu sẽ được đặt phía trước mâm ngũ quả, nhưng lưu ý về việc đặt song song với nhau nhé. Những đồ cúng khác như vàng mã, áo giấy, bánh kẹo, rượu,… thì đặt xung quanh bàn thờ, không có nhiều lưu ý nhưng cần sự hài hòa và hợp lý.
Mâm cỗ bày cúng lên gia tiên đầy đủ các món như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, xôi, nem cuốn, cơm canh…Cúng tết thì gia đình cúng vào ngày tất niên, khi làm lễ, tàn nhang thì sẽ hạ xuống bày lên cho gia đình con cháu cùng nhau sum vầy thưởng thức. Đối với trái cây, hoa quả thì nên để 1-3 ngày mới được hạ xuống, không nên để bàn thờ trống.
Những điều lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Khi trang trí bàn thờ ngày Tết, bạn cần lưu ý đến các yếu tố như vị trí trang trí bàn thờ, bát hương, hoa, cách lau dọn bàn thờ,… để đảm bảo đúng phong thủy.
Đối với vị trí bàn thờ
Nên đặt chính giữa và dựa sát vào tường, không nên xê dịch lung tung. Bởi vì đây là nơi vững chắc và trang nghiêm nhất. Nên chọn vị trí cao và thông tháng để nhang khói không làm ảnh hưởng đến không gian trong ngôi nhà.
Không nên để bàn thờ đối diện với bếp và phòng ngủ và không sát bên nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, tránh đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây, Tây Nam nhìn hướng Đông Bắc, Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam. Không đặt bàn thờ ở lối đi lại, gây ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
Đối với bát hương bàn thờ ngày Tết
Bát hương được coi là tinh tú quan trọng trên bàn thờ, chính vì thế phải luôn được đặt chính giữa và tránh xê dịch có thể làm ảnh hưởng đến tổ tiên. Trên bát hương sẽ được cắm một cây trụ để có thể cắm hương vòng. Hương vòng sẽ được tượng trưng cho vũ trụ.
Đối với hoa trang trí trên bàn thờ
Hoa trang trí trên bàn thờ phải là hoa tươi, nên cắm hoa trong bình, không nên sử dụng chậu để cắm, gây mất thẩm mỹ và làm bẩn mặt bàn thờ. Đặc biệt, phải thường xuyên thay nước giữ hoa được tươi và chú ý không được để hoa héo úa, hư hỏng trên bàn thờ tổ tiên.
Đối với việc thắp hương trên bàn thờ ngày Tết
Việc thắp hương trên bàn thờ ngày Tết sẽ bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp. Gia chủ nên thắp vào buổi sáng và mỗi buổi tối. Việc thắp hương trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu.
Tìm hiểu: Thước lỗ ban bàn thờ là gì? Xem kích thước lỗ ban bàn thờ chuẩn phong thuỷ TẠI ĐÂY
Đối với việc lau dọn bàn thờ
Khi lau dọn bàn thờ nên dùng khăn và chổi quét bàn thờ riêng. Không được sử dụng chung với các vật dụng trong nhà, bởi vì bạn sẽ được xem là thiếu tôn trọng đối với những người đã khuất. Theo các chuyên gia phong thủy, nên dùng nước sạch đã đun sôi để nguội để lau dọn bàn thờ.
Đối với đồ cúng trên bàn thờ
Đồ cúng trên bàn thờ ngày Tết phải luôn được chuẩn bị đầy đủ tươm tất. Bạn cần phải chú ý đến số lượng đồ cúng như bao nhiêu chum rượu, bao nhiêu chum nước, bao nhiêu đèn dầu hay chân nến. Ngoài ra bạn cũng cần phải chuẩn bị giấy tờ vàng bạc theo từng mùng để dùng trong ngày Tết.
Những điều kiêng kỵ cần tránh khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Bên cạnh những điều cần lưu ý khi sắp xếp bàn thờ ngày Tết, thì bạn cần biết những điều cấm kỵ sau đây để tránh ảnh hưởng đến thần phật và ông bà gây nên những tai họa không mong muốn.
Tuyệt đối không lau chùi bàn thờ khi người đang bị bẩn hay lấm lem
Điều này được coi là đại bất kính khiến cho thần phật và ông bà tổ tiên dễ nổi giận. vậy nên người lau dọn cần tắm rửa thật sạch sẽ và thay một bộ quần áo gọn gàng trước khi tiến hành lau dọn và trang trí bàn thờ.
Không chọn những bông hoa đã nở để chưng bàn thờ ngày Tết
Lựa chọn hoa cúng phải thật kỹ lưỡng, không nên chọn những hoa đã nở to mà chỉ chọn những đóa còn nụ, mới chớm nở. Với mục đích hoa sẽ chưng lâu hơn, tránh được tình trạng héo úa so với những bông hoa đã nở rộ.
Ngày Tết không nên chưng hoa giả lên bàn thờ
Hoa dùng để thờ cúng không nên là hoa nhựa, hoa giả vì hoa không được tươi, kém trang nhã, thiếu tôn trọng các bậc tổ tiên.
Bát hương trên bàn thờ nên chọn chất liệu bằng sứ
Hiện nay, các gia đình Việt Nam thường lựa chọn bát hương bằng sứ để thờ cúng. Bát hương bằng sứ không chỉ mang ý nghĩa vật chất hay tinh thần mà còn có giá trị truyền thống cha truyền con nối, con cháu nhớ về tổ tiên và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Bố trí đồ trang trí hợp lý
Bố trí đồ trang trí bàn thờ hợp lý và tránh dư thừa không chỉ giúp gia chủ tiết kiệm ngân sách, tránh được những đồ trang trí đại kỵ kém may mắn mà còn đem đến vượng khí, tài lộc của gia tiên đem lại.
Có thể bạn quan tâm:
Lời kết
Trên đây là một số chia sẻ về cách trang trí bàn thờ ngày Tết chuẩn tâm linh và tránh được những điều cấm kỵ. Hy vọng qua bài viết các bạn có thể tham khảo và nắm được những cách trang trí cho bàn thờ gia tiên mang đến cho gia đình một cuộc sống ấm êm, thanh bình và hạnh phúc.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi! Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất đẹp, bắt kịp xu hướng mới nhất.