Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh công ty mới thành lập

Bạn muốn thành lập công ty nhưng bạn không biết ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng, phải tra cứu mã ngành như thế nào, nếu bạn đăng ký sai thì hồ sơ của bạn sẽ bị trả lại, bạn phải sửa cho đúng rồi mới tiếp tục nộp vào cơ quan đăng ký.

 

Dưới đây, bạn sẽ được hướng dẫn 02 cách tra cứu ngành nghề công ty mới thành lập chắc chắn đúng.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh theo giấy phép kinh doanh hoặc mã số thuế

Bạn có thể mượn Giấy phép kinh doanh để viết lại ngành nghề? Cách này không được, vì hiện nay trên Giấy phép kinh doanh không ghi ngành nghề, vậy phải làm sao để biết công ty đang kinh doanh ngành nghề gì?

Cách đơn giản nhất, dễ nhất để tra cứu ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập công ty là tra cứu giấy phép kinh doanh công ty đã thành lập theo tên hoặc theo mã số thuế trên trang web của Chính phủ, đây là cách để biết 01 công ty đã đăng ký và hoạt động kinh doanh ngành nghề gì. 

Khi bạn biết được 01 công ty bạn tìm thấy có ngành nghề phù hợp với bạn. Khi đó bạn có thể viết theo ngành nghề, theo mã ngành nghề đã ghi trong giấy phép.

Để biết mã số thuế của công ty, tên công ty đã đăng ký có ngành nghề mà bạn muốn tham khảo, bạn vào google gõ cụm từ “Tra tên công ty” khi đó, có nhiều trang web hiện ra, bạn chọn trang web yêu thích hoặc có thể vào trực tiếp trang web masothue.com rồi nhập tên công ty vào ô tìm kiếm là bạn sẽ thấy được công ty muốn tìm. lúc đó bạn sẽ thấy được mã số thuế, bạn lấy mã số thuế vào trang web https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ và nhập mã số thuế, bạn sẽ tra được ngành nghề của công ty

Nên nhớ chỉ chọn những công ty có cùng tỉnh, thành phố với bạn muốn thành lập công ty sẽ dễ dàng được chấp thuận hơn.

Đây là cách tra ngành nghề mà bạn nên ưu tiên làm theo. Trường hợp còn thiếu bạn tiếp tục theo cách sau

Bạn xem thêm

Cách đặt tên Công ty chắc chắn không bị trùng.

Thành lập công ty TNHH tại Bình Thuận “nhanh, không chờ đợi”

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh năm 2022

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Trường hợp bạn không thích tra theo công ty có sẳn hoặc ngành nghề mà bạn muốn chưa có công ty nào đặt ví dụ: “nuôi ruồi, nuôi muỗi, nuôi kiến, trồng lúa công nghệ cao”, … vậy thì làm thế nào để viết cho đúng.

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh năm 2022 cũng như những năm trước, đều phải thực hiện tra cứu theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018, HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM của Thủ tướng chính phủ. Trong đó, có 01 danh mục ngành nghề sử dụng để tra cứu đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh.

Mỗi ngành trong hệ thống đều có 01 mã đi kèm theo, phân cấp từ cấp 1 đến cấp 5. Cấp 5 là chi tiết của cấp 4, khi đăng ký ngành nghề bạn phải đăng ký ngành nghề có mã cấp 4, nếu ngành nghề bạn muốn đăng ký nằm tại cấp 5 thì bạn phải ghi ngành nghề cấp 4 rồi thêm các cấp 5 vào, trường hợp không có ngành nghề trong danh sách thì bạn chọn cấp 4 tương ứng rồi thêm ngành nghề của bạn giống như thêm ngành cấp 5.

Hướng dẫn từng bước tra cứu ngành nghề kinh doanh

Có 2 cách để tra cứu ngành nghề kinh doanh là trực tuyến và offline, bạn có thể thực hiện cách nào cũng được miễn sao tìm được ngành nghề phù hợp.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh trực tuyến

Trước tiên bạn vào trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/NganhNghe.aspx, khi đó nó sẽ ra như hình dưới.

 Sau đó bạn có thể rà theo nhóm ngành từ trên xuống để xem lướt qua các ngành nghề được phép đăng ký và lựa chọn, bạn có thể nhập từ khóa bạn muốn tìm để lựa chọn nhanh hơn.

Tiếp theo bạn nhập ngành nghề bạn muốn tìm, ví dụ bạn tìm ngành nghề sản xuất thì hãy nhập từ “sản xuất” vào ô tìm kiếm rồi ấn nút, để nó lọc cho bạn để dễ lựa chọn,

Như kết quả bạn thấy, nó chỉ lọc ra những ngành nghề cấp 4, bạn có thể chọn ngành nghề này nếu phù hợp hoặc bạn dựa theo mã ngành cấp 4 này để tìm ngành tương tự bằng cách tìm tới mã cấp 3 của nó, ví dụ cấp 4 là 0141, thì mã cấp 3 là 014.

Tra cứu offline

Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có tải file excel/word/pdf để có thể tra offline.

Tải về file PDF

Tải về file Word

Tải về file Excel

Kiểm tra Ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Sau khi chọn xong ngành nghề bạn cần để ý xem nó có thuộc ngành nghề có điều kiện không.

Ngành nghề có điều kiện là ngành nghề nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Nhà nước, muốn kinh doanh ngành nghề này thì phải đáp ứng các điều kiện của nó mới được kinh doanh. 

 Chi tiết ngành nghề có điều kiện thuộc Lĩnh vực Xây dựng

Ví dụ Kinh doanh bất động sản thì góp vốn ít nhất 20 tỷ đồng, đây là điều kiện dễ thấy nhất, nếu không đăng ký đủ 20 tỷ thì sẽ không được cấp giấy phép. Bạn kinh doanh dược phẩm chữa bệnh thì bạn phải có bằng dược sĩ mới được hoạt động bán thuốc; bạn kinh doanh thuốc trừ sâu thì phải có giấy phép kinh doanh thuốc trừ sâu do ngành nông nghiệp cấp….

Khi đó ngành nghề cấp 5 bạn đăng ký là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải ghi thêm ngành nghề cấp 4 tương ứng.

Tổng kết

Như vậy, Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh công ty mới thành lập có thể tóm tắt như sau để tra cứu ngành nghề kinh doanh nhanh nhất thì tra theo tên công ty có địa chỉ thuộc tỉnh/thành bạn đăng ký.

Tra theo danh mục của Hệ thống ngành nghề kinh tế viêt thì bạn có thể mở rộng ngành nghề của bạn trong phạm vi cho phép đồng thời phải xem nó có phải ngành nghề có điều kiện không để trước khi kinh doanh cần phải đáp ứng điều kiện đấy và ghi ngành nghề cấp 5 theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Lưu ý: Mỗi ngành nghề đều có 01 mã ngành, bạn phải ghi chính xác tên ngành, và mã ngành cấp 4, không được ghi chung chung ngành nghề vd: Kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, Kinh doanh ngành nghề khác. Trong lúc khai báo bạn chi được đăng ký 01 ngành nghề chính.

 Hãy vào tra cứu thử https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/NganhNghe.aspx

Điện thoại tư vấn ☎️ 0933. 629. 087