Cách tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn mới nhất
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn – Kê khai thuế
Chuyển nhượng vốn có phải nộp thuế không? Cách tính thuế TNDN chuyển nhượng vốn, thuế suất TNDN chuyển nhượng vốn, kê khai thuế TNDN chuyển nhượng vốn, thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN chuyển nhượng vốn …
Căn Theo điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 8 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về tính thuế TNDN chuyển nhượng vốn, cụ thể như sau:
1. Phạm vi áp dụng tính thuế TNDN chuyển nhượng vốn:
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ
chuyển nhượng một phần
hoặc
toàn bộ số vốn
của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác
(bao gồm cả trường hợp
bán doanh nghiệp
).
-> Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là
thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
Trường hợp doanh nghiệp
bán toàn bộ
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do tổ chức làm chủ sở hữu
dưới hình thức chuyển nhượng vốn
có gắn với bất động sản
thì kê khai và nộp thuế TNDN theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai theo tờ khai thuế TNDN (mẫu số 06/TNDN).
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…được xác định
theo giá bán của sản phẩm trên thị trường
tại thời điểm nhận tài sản.
– Tổ chức nước ngoài sản
xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
->
Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại đây.
——————————————————————–
2. Cách tính thuế TNDN chuyển nhượng vốn:
Thuế TNDN phải nộp
=
Thu nhập tính thuế
X
20%
Trong đó:
a)
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn
được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế
=
Giá chuyển nhượng
–
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng
–
Chi phí chuyển nhượng
Cách xác định như sau:
—————————————————————
– Giá chuyển nhượng
được xác định là
tổng giá trị thực tế
mà bên chuyển nhượng thu được
theo hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng
không bao gồm lãi
trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng
không quy định giá thanh toán
hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và
ấn định giá chuyển nhượng
. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế
được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp
tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế
không phù hợp
thì được căn cứ theo giá thẩm định của
các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền
xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định.
Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng
có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên
phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền
ấn định giá chuyển nhượng
.
Như vậy
:
Dù chuyển nhượng vốn cho Cá nhân hoặc Doanh nghiệp khác
=> Thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
—————————————————————-
– Giá mua của phần vốn chuyển nhượng
được xác định đối với từng trường hợp như sau:
+ Nếu là chuyển nhượng
vốn góp thành lập doanh nghiệp
là giá trị
phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn
trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
xác nhận
, hoặc
kết quả kiểm toán
của công ty kiểm toán độc lập đối với d
oanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Nếu là
phần vốn do mua lại
thì giá mua là
giá trị vốn tại thời điểm mua
. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chế độ kế toán có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ;
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm chuyển nhượn
———————————————————————-
– Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền).
Chi phí chuyển nhượng bao gồm:
Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;
Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng;
Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
Và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Ví dụ: Công ty kế toán Thiên Ưng góp 400 tỷ đồng gồm 320 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 80 tỷ đồng tiền mặt để thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất giấy vệ sinh.
– Sau đó Cty chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho doanh nghiệp B với giá là 550 tỷ đồng.
– Vốn góp của Cty tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kế toán là 400 tỷ đồng, chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng vốn là 70 tỷ đồng.
-> Thu nhập để tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong trường hợp này là: (550 – 400 – 70) = 80 tỷ đồng.
—————————————————————————
b) Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này
được xác định là khoản thu nhập khác
và
kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN.
Xem thêm:
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
————————————————————————–
c) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau:
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn
có trách nhiệm
xác định, kê khai, khấu trừ và
nộp thay
tổ chức nước ngoài số thuế TNDN phải nộp.
Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
——————————————————————–
Một số Công văn cần tham khảo:
Theo Công văn 1755/CT-TTHT ngày 14/01/2019 của Cục thuế TP. Hà Nội:
“- Trường hợp Công ty TNHH Công nghệ Bắc Hà phát sinh hoạt động nhận chuyển nhượng vốn góp của tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài (không cư trú tại Việt Nam) thì Công ty TNHH Công nghệ Bắc Hà
có trách nhiệm
kê khai, khấu trừ và
nộp thuế thay
tổ chức nước ngoài, cá nhân không cư trú.
Trường hợp giá thanh toán trên hợp đồng chuyển nhượng vốn không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền
ấn định
giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Về thuế TNDN: Công ty TNHH Công nghệ Bắc Hà xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế TNDN phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Khoản 7 Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC nêu trên.
– Về thuế TNCN: Công ty TNHH Công nghệ Bắc Hà thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế TNCN theo hướng dẫn tại Điều 11, Điều 20 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên.”
Xem thêm:
Cách tính thuế TNCN chuyển nhượng vốn
———————————————————————-
Chuyển nhượng vốn phải lập hóa đơn GTGT:
Theo Công văn 1457/CT-TTHT, ngày 21/02/2018 của cục thuế TP. HCM:
“Căn cứ văn bản số 189/TCT-CS ngày 11/01/2018 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm – Shangri-La.
Trường hợp Công ty theo trình bày: Ngày 03/03/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH Một thành viên số 0313675071 thành lập Công ty TNHH Hoa Lâm – Shangri-la 5 (Công ty Hoa Lâm – Shangri-la 5) do Công ty đứng tên chủ sở hữu với số vốn điều lệ là 122.246.953.712 đồng. Ngày 16/08/2016, Công ty ký Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số A0770873 (vào sổ số T02066/1a) do UBND TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 20/01/2009), thửa đất số 1-2, tờ bản đồ số 108 tại Phường Trị Đông, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, diện tích thửa đất là 12.314,84 m2 với mục đích sử dụng: xây dựng khu nhà ở, căn hộ phục vụ khu y tế kỹ thuật cao.
Ngày 22/05/2017, Công ty ký Hợp đồng
chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp
tại Công ty Hoa Lâm – Shangri-la 5 nêu trên cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Tiến Phát (Công ty Tiến Phát) để tiếp tục đầu tư dự án.
-> Khi chuyển nhượng vốn cho Công ty Tiến Phát, Công ty
lập hóa đơn GTGT
, dòng thuế suất và tiền thuế GTGT
gạch bỏ, không ghi.
Đồng thời kê khai Tờ khai thuế TNDN (mẫu số 06/TNDN) nộp cho cơ quan thuế.
– Việc xác định doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp bằng quyền sử dụng đất phải được tính và kê khai nộp thuế theo thu nhập chuyển nhượng bất động sản quy định tại Điều 2 Thông tư số 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
————————————————————————-
Theo Công văn 82847/CT-TTHT, ngày 27/12/2017 của Cục thuế TP. Hà Nội:
“Căn cứ Điểm 5 Điều 1 Giấy chứng nhận đầu tư số 011022000180 do UBND TP Hà Nội chứng nhận lần đầu ngày 02/10/2008 (tài liệu gửi kèm công văn) có nêu:
“5. Vốn điều lệ: 680.000.000.000 đồng, tương đương 42.500.000 USD, trong đó:
5.1. VINACONEX JSC
VINACONEX JSC góp 340.000.000.000 đồng, tương đương 21.250.000 USD, chiếm 50% vốn điều lệ của Công ty, trong đó:
+ Giá trị quyền phát triển Dự án của bên Việt Nam (Vinaconex JSC) trong Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh mà hai bên thỏa thuận là 192.000.000.000 đồng, tương đương 12.000.000 USD, được tính là một phần góp vốn điều lệ của Vinaconex JSC vào vốn điều lệ của Công ty (do Công ty Posco E&C góp thay);
+ Phần vốn góp còn lại sẽ được góp bằng tiền mặt là: 148.000.000.000 đồng, tương đương 9.250.000 USD.
5.2. Posco E&C
Posco E&C góp 340.000.000.000 đồng, tương đương 21.250.000 USD, chiếm 50% vốn điều lệ của Công ty;
– Ngoài ra, Posco E&C phải góp thêm Giá trị quyền phát triển Dự án của bên Việt Nam theo thỏa thuận là 192.000.000.000 đồng, tương đương 12.000.000 USD vào phần góp vốn điều lệ của Vinaconex JSC đối với Công ty.”
– Căn cứ Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 của Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh gửi Cục thuế TP Hà Nội ngày 18/4/2017 có nêu:
“Tại ngày 31 tháng 12 năm 2016, vốn điều lệ đã được các bên góp đủ như sau:
– Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam: số vốn đã góp tại ngày 31/12/2016 là 21.250.000 USD (50%)”
– Công ty TNHH Posco Engineering & Construction: số vốn đã góp tại ngày 31/12/2016 là 21.250.000 USD (50%) ”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty
mua lại phần vốn góp
tại Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (Liên doanh) của Công ty TNHH Posco Engineering & Construction (Công ty Posco E&C – là
nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thành lập Liên doanh
).
-> Thì Công ty
có trách nhiệm
xác định, kê khai, khấu trừ và
nộp thay
thuế TNDN cho Công ty Posco E&C theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là
giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn
.
Đối với khoản tiền Giá trị quyền phát triển Dự án, Posco
góp thay
cho Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) theo thỏa thuận là 192.000.000.000 đồng được tính vào giá trị phần vốn góp điều lệ của (Vinaconex) nên
không nằm trong giá mua phần vốn
chuyển nhượng của Công ty Posco E&C.”
————————————————————————
3. Cách kê khai thuế TNDN chuyển nhượng vốn:
Có
3 trường hợp
như sau:
1) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp
được coi là
một khoản thu nhập khác
, doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn
vào tờ khai quyết toán theo năm.
Theo Công văn số 9579/CTHN-TTHT ngày 31/3/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội
Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
– Trường hợp Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là
khoản thu nhập khác
và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN. Công ty có trách nhiệm xác định,
kê khai số thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn
vào tờ khai quyết toán thuế TNDN theo năm
và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Điều 8 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
– Đối với chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động chuyển nhượng vốn nếu Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Công văn số 8453/CT-TTHT ngày 6/3/2019 của Cục Thuế TP. Hà Nội:
Căn cứ các quy định nêu trên và nội dung công văn, hồ sơ của Công ty, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:
Trường hợp TWI chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH KYOTO BIKEN HÀ NỘI LABORATORIES cho Công ty KYOTO BIKEN LABORATORIES, INC thì:
– Hoạt động chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng
không chịu thuế GTGT
theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
-> Khi xuất hóa đơn, Công ty sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT
chỉ ghi dòng giá bán là
giá thanh toán
,
dòng thuế suất, số thuế GTGT
không ghi
và
gạch bỏ
.
– Trường hợp TWI phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN.
-> TWI có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn
vào tờ khai quyết toán theo năm
và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Điều 8 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
– Trường hợp cơ quan thuế có cơ sở xác định
giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường
, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và
ấn định giá chuyển nhượng
theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.
Công văn 2245/CT-TTHT ngày 15/3/2019 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh:
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp các cổ đông của Công ty Cổ phần Tiếp vận và Cảng Quốc tế Hoa Sen Gemadept trong năm 2017 ký hợp đồng chuyển nhượng
toàn bộ 100% cổ phần
cho Công ty TNHH Hyosung Việt Nam thì việc
kê khai nộp thuế từ chuyển nhượng vốn
như sau:
+) Trường hợp
cổ đông là các công ty
(Công ty Cổ phần Gemadept, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen) khi chuyển nhượng kê khai nộp thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn như sau:
– Áp dụng thuế suất thuế TNDN
20%
, căn cứ tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Điều 8 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên.
– Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn nêu trên được xác định
là khoản thu nhập khác
, Công ty
tạm nộp
số thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn
theo quý
, hết năm có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn
vào tờ khai quyết toán theo năm
.
+) Trường hợp
cổ đông là cá nhân
thì khi chuyển nhượng cá nhân phải kê khai nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ
chuyển nhượng chứng khoán
:
– Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán bằng (=) giá chuyển nhượng chứng khoán nhân (x) thuế suất
0,1%
, không phải quyết toán.
– Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán kê khai, nộp thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng chứng khoán theo quy định tại Điều 16, Khoản 6 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Như vậy
: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của DN là 1 khoản
thu nhập khác
-> DN sẽ
tạm nộp số thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn theo quý
-> Cuối năm
kê khai vào Tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm
.
Cách lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN
Xem thêm:
——————————————————————————————-
2, Trường hợp bán toàn bộ
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do tổ chức làm chủ sở hữu
dưới hình thức
chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản
thì nộp thuế
theo từng lần phát sinh:
– Kê khai theo mẫu 06/TNDN Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với hoạt động bán toàn bộ doanh nghiệp dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản) ban hành kem theo Thông tư 80/2021/TT-BTC và quyết toán năm tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế
chậm nhất là ngày thứ 10
kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
(Theo Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14)
Mẫu 06/TNDN này các bạn có làm trên phần mềm HTKK, rồi nộp qua mạng nhé.
—————————————————————–
3. Trường hợp
nhà thầu nước ngoài
chuyển nhượng vốn:
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP
Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước
khai theo từng lần phát sinh
, bao gồm:
o) Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài.
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
c) Hồ sơ khai thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn
của nhà thầu nước ngoà
i
tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nơi nhà thầu nước ngoài đầu tư vốn
(bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn khai thay cho nhà thầu nước ngoài và trường hợp tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi nhà thầu nước ngoài đầu tư vốn khai thay nếu tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn cũng là nhà thầu nước ngoài).
Hồ sơ khai thuế TNCN chuyển nhượng vốn:
– Mẫu 05/TNDN Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn) ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
->
Mẫu 05/TNDN này, hiện tại trên phần mềm HTKK chưa có nhé (Các bạn làm bản giấy để đi nộp trực tiếp nhé.)
– Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng.
-> Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu: Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng; thời gian chuyển nhượng; nội dung chuyển nhượng; quyền và nghĩa vụ của từng bên; giá trị của hợp đồng; thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.
– Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
– Bản chụp chứng nhận vốn góp;
– Chứng từ gốc của các khoản chi phí.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế
chậm nhất là ngày thứ 10
kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
(
Theo Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14
)
——————————————————————-
Kế toán Thiên Ưng chúc các bạn thành công!.
———————————————————————————-
———————————————————————————-
Xem thêm