Cách thực hiện lễ cúng đầy tháng theo phong tục miền Trung | Đồ Cúng Tâm Linh

Cúng đầy tháng là một phong tục có truyền thống và là quan niệm lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Tuy là một nghi lễ rất phổ biến nhưng vẫn còn nhiều bạn gặp phải thắc mắc về lễ cúng đầy tháng miền Trung, miền Bắc và miền Nam khác gì nhau, chuẩn bị như thế nào.Vì vậy, bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn biết về mâm lễ cúng đầy tháng miền Trung một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất.Cúng đầy tháng được hiểu rằng khi bé tròn 1 tháng tuổi (tùy vào giới tính của trẻ để chọn chính xác ngày cúng), thì gia đình chuẩn bị các lễ vật để cầu chúc cho bé nhiều may mắn, hạnh phúc, cảm ơn việc mẹ tròn con vuông.

Cúng đầy tháng đã và đang trở thành một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Bất cứ gia đình nào khi có trẻ nhỏ mới sinh ra đều phải thực hiện lễ cúng đầy tháng này để cầu mong bình an, sức khỏe và may mắn cho đứa trẻ.

Cúng đầy tháng cho bé còn đối với mục đích đó là đánh dấu cho sự ra đời và phát triển của một đứa bé. Bên cạnh đó, lễ cúng đầy tháng cho bé cũng là dịp để bố, mẹ và gia đình đứa bé tạ ơn với các vị thần và mong muốn thần linh luôn phù hộ cho bé ngoan khỏe, gặp được nhiều điều tốt lành trong cuộc sống.

Lễ cúng đầy tháng còn được gọi với cái tên khác đó là cúng Mụ đây là phong tục mang nặng yếu tố tâm linh từ ngàn đời của dân tộc ta.

Chính vì thế nên các lễ vật cúng trong lễ cúng đầu tháng đều là những đồ lễ rất gần gũi, quen thuộc với nền văn minh lúa nước và có thể được tìm khá dễ dàng, đây cũng được coi là một nét đẹp văn hóa của chúng ta.

lễ cúng đầy tháng miền trungMâm lễ cúng đầy tháng miền Trung  

Vì sao phải làm mâm cỗ cúng đầy tháng?

Theo quan niệm dân gian, ông bà ta cho rằng mỗi đứa trẻ sinh được sinh ra đều do 12 Bà Mụ nặn ra. Trong các lễ cúng đầy tháng của trẻ con ở miền Trung nói riêng hay của người Việt Nam nói chung thì vật cúng 12 bà Mụ đó bao gồm:

  • Mụ bà Trần Tứ Nương coi sóc việc sinh nở.
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén.
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai.
  • Mụ bà Lưu Thất Nương là người nặn ra hình hài nam nữ cho đứa bé.
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai.
  • Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ.
  • Mụ bà Hứa Đại Nương là người coi việc khai hoa nở chụy.
  • Mụ bà Cao Tứ Nương người coi việc ở cữ.
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương là người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ.
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương là người coi việc giữ trẻ.
  • Nguyễn Tam Nương là người chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền trungMâm cúng đầy tháng để thể hiện sự tạ ơn.  

Chính vì thế, mỗi bà Mụ đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, phù hộ cho mẹ tròn con vuông. Ngoài các bà Mụ và 3 đức thầy ra theo truyền thuyết dân gian thì còn có thêm 1 bà Chúa và Đức Ông đây là những vị thần linh luôn giúp đỡ, bảo vệ, che chở cho bé và mẹ mình. Trong suốt thời gian dài mang thai sản và sinh nở thì mẹ và bé có được bình an hay không đều là nhờ các vị thần này.

Chính vì vậy, tục lệ cúng đầy tháng theo quan niệm, phong tục dân gian miền trung đã ra đời như là một ngày lễ cúng 12 bà Mụ và 3 đức thầy, bà Chúa và Đức Ông đã chở che và mang đứa trẻ đến với gia đình, dòng họ.

Đặc biệt là quá trình các vị thần đã bảo vệ, phù hộ cho mẹ và bé cũng như là mong muốn đứa trẻ sau này lớn lên gặp được nhiều điều tốt lành trong cuộc sống.

Đồng thời cũng là để đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Bởi lẽ chúng đã trải qua 30 ngày đầu tiên khi bước vào đời và được sự công nhận của gia đình, dòng họ.

Tóm lại bày lễ cúng đầy tháng được coi là nghi thức đầu đời cho một đứa trẻ, đưa trẻ đến một cuộc đời mới. Ngoài ý nghĩa to lớn là để cảm tạ các bà Mụ, bà Chúa và Đức Ông thì đây còn là dịp để cả gia đình tụ tập và dành cho đứa trẻ những lời chúc tốt đẹp nhất.

Cách tính ngày cúng đầy tháng như thế nào?

Nhìn chung cách tính ngày lễ cúng đầy tháng miền Trung cũng giống như ở miền bắc hay miền nam vậy. Sau khi sinh ra được một tháng các bé sẽ được cha mẹ tổ chức nghi lễ đầy tháng. Theo truyền thống tập tục của người Việt chúng ta từ xưa đến nay thì ngày đầy tháng được tính tùy vào giới tính.

Lưu ý rằng khi tính ngày để làm lễ cúng đầy tháng thì bạn nên tính theo ngày âm lịch, không tính vào ngày dương lịch. Vì cúng Mụ, cúng Đức Ông là nghiêng về phần âm, tâm linh nên khi phải tính ngày âm (lịch âm, lịch ta) thì bên âm linh mới hưởng được và mới biết được lòng thành của bạn.

lễ cúng đầy tháng ở miền trungCúng đầy tháng thường được chọn ngày âm.  

Cách tính ngày cúng đầy tháng khá đơn giản theo câu nói phổ biến mà ông bà truyền lại đó là “gái sụt 2, trai sụt 1”. Hiểu một cách đơn giản như sau nếu là lễ cúng đầy tháng cho bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức lùi 1 ngày.

Nếu là lễ cúng đầy tháng cho bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức lùi 2 ngày.

Ví dụ như: con trai sinh vào 20 tháng 8 âm lịch thì làm đầy tháng vào ngày 19 tháng 9 âm lịch, còn trường hợp bé gái cũng sinh vào ngày 20 tháng 8 âm lịch thì cúng đầy tháng vào ngày 18 tháng 8 âm lịch.

Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng miền Trung đầy đủ nhất

Ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt, cách thực hiện nghi thức, cách chế biến món ăn,… khác nhau. Vì vậy, ở mỗi vùng miền sẽ có một số khác biệt nhất định trong việc chuẩn bị các lễ vật trong mâm cúng đầy tháng cho các bé.

Các lễ vật cung kính lên để tạ ơn các vị thần tiên được chia ra thành các mâm lễ vật khác nhau. Trong đó theo phong tục miền Trung, 1 mâm lớn bày các đồ lễ cung kính 12 bà Mụ và bà Chúa, còn 1 mâm lễ vật nhỏ hơn để bày lễ cung kính Đức Ông với 3 Đức Thầy.

Vậy những lễ vật quan trọng trong nghi lễ cúng đầy tháng miền Trung là gì? Mời bạn tìm hiểu với những thông tin dưới đây.

Lễ cúng đầy tháng miền Trung bao gồm những lễ vật sau cho cho 12 bà Mụ:

  • 12 chén chè nhỏ cho 12 bà Mụ
  • 12 đĩa xôi nhỏ cho 12 bà Mụ
  • 12 chén cháo nhỏ cho 12 bà Mụ
  • 12 đĩa bánh hỏi cho 12 bà Mụ
  • 12 đĩa bánh kẹo dành cho trẻ con
  • 12 ly nước lọc
  • 12 đĩa thịt quay
  • 12 bộ váy áo
  • 12 đôi hài xanh
  • 12 nén vàng xanh

Đối với phong tục miền Trung, các lễ vật này đều phải chuẩn bị thêm 1 phần lớn hơn để dành riêng 1 mâm cúng đầy tháng cho bà Chúa như một dĩa xôi lớn, 1 tô chè lớn,… Lưu ý rằng, nếu bé là con trai thì chè để cúng đầy tháng theo miền Trung bắt buộc phải là chè đậu trắng (các miền khác sẽ là đậu xanh).

Cách nấu chè đậu trắng để cúng lễ đầy tháng rất đơn giản. Hạt đậu để nấu chè phải được lựa chọn kỹ trước khi nấu, đậu phải cứng cáp, tròn dài đều đặn để thể hiện sự mạnh mẽ cho bé trai. Khi nấu chín thì hạt đậu phải dẻo, thơm vị cốt dừa, ngọt thanh.

Đối với bé gái, khi cúng đầy tháng cho con phải nấu chè trôi nước, mỗi chén từ 1 đến 3 cục trôi nước tùy theo cỡ của cục trôi nước. Chè trôi nước thể hiện sự tròn đầy, ngọt ngào, trong trẻo của một cô gái.

Bạn cũng nên chuẩn bị phần quà bánh, hoa quả dành cho trẻ em nếu có mời người thân, bạn bè đến chung vui cùng gia đình. Điều này vừa giúp bạn hiếu khách hơn, con bạn cũng có xu hướng được chở che hơn.

lễ cúng đầy tháng cho bé trai miền trungLễ vật cúng đầy tháng cho con.  

Ngoài các mâm lễ vật cúng đầy tháng ra, trong cúng đầy tháng miền Trung, nhưng người bố mẹ ở vùng này cần phải chuẩn bị thêm 1 bộ đồ bằng giấy theo giới tính của trẻ, trong đó có ghi rõ thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh của trẻ để đốt sau khi nghi lễ cúng đầy tháng theo phong tục kết thúc.

Mâm lễ cúng đầy kính lên Đức Ông theo lễ cúng đầy tháng cho bé theo phong tục miền trung có các vật phẩm sau:

  • 1 con gà luộc
  • 1 tô cháo lớn
  • 1 tô chè lớn
  • 3 đĩa xôi lớn
  • 1 đĩa thịt quay lớn
  • 1 mâm ngũ quả (5 loại hoa quả khác nhau)
  • 1 bình hoa tươi
  • trầu cau
  • rượu trắng và giấy tiền vàng mã

Bên cạnh đó, đồ cúng đầy tháng theo phong tục của người miền Trung còn chuẩn bị thêm rất nhiều vật phẩm khác như nhang đèn, gạo, nước lọc, muối, muỗng và một đôi đũa hoa (qua tìm hiểu thì đôi đũa hoa này là đôi đũa khá đặc biệt nó được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu đũa để bà Chúa dùng), họ rất chú trọng đến các nghi lễ nhỏ trong lễ cúng đầy tháng theo phong tục.

Khi đã chuẩn bị xong lễ vật cúng 12 bà Mụ và Đức Ông cũng như bà Chúa thì các bạn bắt đầu đi vào nghi thức cúng. Cần chuẩn bị bài văn khấn để nghi lễ được diễn ra tốt đẹp, điều này khá quan trọng trong nghi thức cúng đầy tháng.

Có 3 nghi thức chính được thực hiện bao gồm: bài cúng đầy tháng, nghi thức khai hoa và nghi thức xin keo. Khấn cúng trong lễ cúng đầy tháng miền Trung – người miền Trung thường quan niệm khấn cúng đầy tháng cho trẻ để cầu mong sự bình an cho con cháu sau này. Nghi thức xin keo thường được sử dụng để đặt tên cho con.

Đây là nghi thức được tiến hành bằng cách sử dụng thả hai đồng tiền bằng bạc thật vào một chiếc dĩa sứ hoặc dĩa đá. Sau khi thả đồng tiền, nếu một đồng mặt sấp, một đồng mặt ngửa nghĩa là đã được tổ tiên đồng ý cho cái tên bạn đặt.

Nếu 2 đồng đều nằm mặt sấp hoặc đều mặt ngửa thì có nghĩa là chưa đồng ý và bạn phải xin keo lại. Nếu xin đến lần thứ 3 mà vẫn không được thì bạn phải đổi tên khác cho con.

Cho đến bây giờ, các nghi thức này vẫn được thực hiện một cách trang trọng và thành kính mà không hề có sự tối giản nào. Điều này càng cho thấy những nét đẹp văn hóa vô cùng quý giá trong phong tục cúng đầy tháng của người miền Trung.

lễ cúng đầy tháng bé gái miền trungCúng đầy tháng miền Trung thực hiện có nghi thức.  

Cùng với đó, cũng có một số gia đình chọn đồ chay tịnh để làm lễ vật cúng đầy tháng theo phong tục miền Trung diễn ra nhẹ nhàng và bình an. Trong lễ đầy tháng miền Trung, người dân nơi đây còn chuẩn bị phong bao lì xì để lì xì cho bé sau khi đã thực hiện xong lễ cúng đầy tháng. Việc làm này nhằm mang lại may mắn, tiền tài, hay ăn chóng lớn cho đứa trẻ và mong bé có cuộc sống sung túc về sau.

Sau khi tiến hành xong, bạn bắt đầu đốt giấy tiền vàng mã và rải muối gạo xung quanh sân nhà để bảo vệ bé khỏi những điều không may mắn, tạ ơn các vị thần linh đã tạo ra hình hài và chở che. Như vậy là gia đình gần như đã hoàn thành nghi lễ này.

Theo cách cúng và cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng miền Trung thì các món lễ sẽ được gia đình sắp xếp lên trên hai bàn, một bàn nhỏ và một bàn lớn. Trong đó bàn nhỏ được xếp ở phía trước để sắp xếp các lễ vật cúng Đức Ông. Còn bàn lớn ở phía sau để xếp các món lễ vật cúng 12 bà Mụ và Bà Chúa.

Hai chiếc bàn này được đặt cách nhau 10 cm. Các lễ vật cúng được sắp xếp trên bàn tùy ý sao cho phù hợp, đầy đủ nhất thông thường thì mọi người thường xếp các đĩa xôi, các chén chè và chén cháo theo hai hàng cân xứng nhau là được.

Trong cách bày mâm đồ cúng đầy tháng còn quy định về việc đặt mâm cúng và đặt bình hoa. Theo đó thì mâm cúng sẽ được đặt ở phía tây còn ở phía đông là hướng sẽ để đặt bình hoa theo nguyên tắc “hoa đông quả tây”. Lưu ý, bình hoa và mâm cúng cũng được sắp xếp một cách cân xứng trong không gian cúng.

Trên đây là một vài nét về cách bày mâm cúng đầy tháng miền Trung chuẩn và đầy đủ nhất mà Đồ Cúng Tâm Linh chia sẻ. Các bạn hãy làm theo những hướng dẫn ở trên để có buổi lễ cúng đầy tháng được diễn ra đúng thời gian và đúng cách nhé. Nếu không muốn phức tạp, đơn giản nhất các bạn có thể sử dụng dịch vụ đồ cúng tận nhà.
Xem thêm: Video giải thích tại sao phải cúng đây tháng có 13 chén chè đĩa xôi:

Giải thích tại sao phải cúng đây tháng với 13 chén chè, đĩa xôi