Cách tạo Google Maps cho doanh nghiệp bằng Google My Business miễn phí
Một điều quan trọng nhằm nâng cao độ cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm Google mà bạn không nên bỏ qua đó chính là đánh dấu vị trí của doanh nghiệp mình trên Google Maps nhờ vào công cụ Google My Business (Google Doanh Nghiệp). Điều này mang đến vô vàn lợi ích mà bạn không ngờ đến!
Trong bài viết này, Zozo sẽ hướng dẫn bạn Cách tạo Google Maps cho doanh nghiệp bằng Google My Business miễn phí. Cùng bắt đầu nhé!
Nội Dung Chính
1. Google My Business là gì?
Google My Business (Google Doanh Nghiệp) là một công cụ của Google cho phép các doanh nghiệp, tổ chức quản lý sự hiện diện của họ trên các công cụ tìm kiếm (Bao gồm cả Google Tìm Kiếm và Google Maps).
Google My Business phục vụ cho việc liên kết các cơ sở kinh doanh, công ty, cửa hàng, quán ăn, khách sạn…với thông tin trực quan và đầy đủ hơn cho người dùng bao gồm hiển thị: địa điểm, vị trí trên bản đồ, giờ hoạt động, thông tin liên hệ, đánh giá từ khách hàng, đặt bàn…
Nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động tại một khu vực, vị trí cụ thể, Google My Business có thể giúp khách hàng tiềm năng ở gần khu vực đó dễ dàng tìm thấy sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp khi họ có hành vi tìm kiếm tên doanh nghiệp/ lĩnh vực/ sản phẩm/ dịch vụ trên Google Tìm Kiếm hoặc Google Maps.
A. Lợi ích khi tạo Google Maps cho doanh nghiệp bằng Google My Business
*
Quản lý thông tin doanh nghiệp dễ dàng:
Đây chính là lợi ích tuyệt vời đầu tiên: Giúp quản lý thông tin của chính doanh nghiệp hiện diện trên Google và Maps khi họ tìm kiếm tên doanh nghiệp hoặc sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Khách hàng có thể nhìn thấy các thông tin như:
-
Tên Công ty/ Cửa hàng/ Nhà hàng/ Khách sạn/ Quán ăn…
-
Địa chỉ chi tiết
-
Số điện thoại liên hệ
-
Website
-
Thời gian hoạt động/ Thời gian đóng – mở cửa
-
Lĩnh vực hoạt đông/ Sản phẩm/ Dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp
-
Hình ảnh liên quan
-
Đánh giá của khách hàng
-
Các tiện ích khác như: Xem Menu/ Đặt bàn/ Đặt phòng/ Đồ mang đi…
Việc cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan của doanh nghiệp khi đăng ký Google My Business cũng góp phần hạn chế tối đa các trường hợp lừa đảo, giả mạo thông tin doanh nghiệp.
*
Tăng hiệu quả tương tác với khách hàng:
Các doanh nghiệp trên Google Maps có thể dễ dàng tương tác với khách hàng bằng cách đọc và phản hồi các nhận xét, đánh giá của khác hàng cũng như đăng các hình ảnh liên quan về sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Theo một báo cáo thống kê của Google cho thấy, các doanh nghiệp có phản hồi lại đánh giá của khách hàng và cung cấp hình ảnh về sản phẩm/ dịch vụ thì lượt nhấp vào yêu cầu xem đường đi trên Google Maps nhiều hơn 42% và số lượt nhấp dẫn đến trang web nhiều hơn 35%.
*
Gây dựng độ tin cậy của doanh nghiệp đối với khách hàng:
Khi một doanh nghiệp đăng ký và xác minh Google My Business thành công, đồng nghĩa với việc các thông tin về doanh nghiệp hiển thị trên Google Maps đã được Google xác minh tính chính xác và chân thực, từ đó giúp tăng uy tín, độ tin cây, sự chuyên nghiệo của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp tiến hành xác minh thông tin của mình trên Google My Business sẽ tăng gấp đôi uy tín đối với người tiêu dùng.
Và hiển nhiên, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những địa điểm có đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp trên bản đồ hơn là các địa điểm khác. Điều này còn tạo lợi ích cho SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm).
*
Thu hút và tiếp cận khách hàng nhanh hơn:
Trong thực tế, khách hàng thường có thói quen nhấp vào các địa chỉ, thông tin được hiển thị ở các vị trí đầu trên các công cụ tiềm kiếm và bản đồ. Và khi doanh nghiệp tạo một địa chỉ cố định trên Google Maps thông qua Google My Business, nó sẽ thu hút khách hàng bằng một Hồ sơ doanh nghiệp hấp dẫn, bao gồm hiển thị các thông tin mà người dùng quan tâm như: thông tin liên hệ, hình ảnh, đánh giá của khách hàng, loại hình kinh doanh, sản phẩm/ dịch vụ cung cấp…
Kết hợp một số phương án tối ưu SEO local (SEO Google Maps) sẽ giúp Google đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp ở vị trí cao khi khách hàng có hành vi tìm kiếm. Từ đó, doanh nghiệp tại địa phương sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với tập khách hàng mục tiêu, tăng lượng truy cập vào website cũng như tăng doanh số vượt trội.
Theo như khảo sát thì những doanh nghiệp có hình ảnh trên địa điểm Google có thể thu hút đến 40% khách hàng đến, sau khi tham khảo thông tin trên Google Maps.
B. Một số câu hỏi thường gặp về Google My Business
*
Thông tin hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business được hiển thị ở đâu?
Người dùng có thể tìm kiếm được hồ sơ doanh nghiệp của mình trên Google thông qua kết quả tìm kiếm trên Serps, kết quả tìm kiếm địa lý với các truy vấn từ khoá liên quan, kết quả hiển thị trên Google Maps.
*
Làm cách nào để xác minh doanh nghiệp?
Bạn có thể xác minh quyền sở hữu hồ sơ doanh nghiệp thông qua cuộc gọi điện thoại, qua SMS hoặc bằng cách yêu cầu nhận bưu thiếp gửi tới địa chỉ của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo hướng dẫn của Google để biết cách xác minh doanh nghiệp.
Lưu ý: Bạn cần đảm bảo hình ảnh doanh nghiệp trên mạng của mình đã được tối ưu.
*
Trường hợp xác minh xong số điện thoại nhưng vẫn đang trong giai đoạn chờ xử lý thì sao?
Lúc này, bạn cần chờ 72h, nếu Google vẫn không duyệt, bạn cần chủ động liên hệ và gửi bảng hiệu cho nó.
2. Cách tạo Google Maps cho doanh nghiệp bằng Google My Business
Bước 1: Truy cập vào Google Maps ⇒ Nhập địa chỉ vào khung tìm kiếm của Google Maps ⇒ Thêm doanh nghiệp của bạn (Đăng nhập Tài khoản Google của bạn. – Lưu ý, tài khoản Google bạn chọn sẽ nhận được các thông báo từ Google My Business.)
Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp/ Tên cửa hàng/ Khách sạn/… của bạn vào ô trống ⇒ Nhập danh mục kinh doanh ⇒ Tiếp theo
Lưu ý: Sau khi nhập tên, một danh sách các tên địa điểm tương tự hoặc trùng sẽ xuất hiện trong menu thả xuống. Bạn có thể lựa chọn tên từ các đề xuất đó, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng các thông tin từ tên đề xuất trùng khớp với tất cả các thông tin doanh nghiệp bạn muốn đăng ký. Nếu không, hãy bỏ qua các tên đề xuất và nhấn “Tiếp theo” để lựa chọn đăng ký theo tên mới.
Bước 3: Nhập địa chỉ ⇒ Chọn địa chỉ của doanh nghiệp đã được đánh dấu trên bản đồ
Bước 4: Thêm số điện thoại, Website (nếu có) của doanh nghiệp
Bước 5: Xác minh Hồ sơ doanh nghiệp
Bước 6: Thêm giờ làm việc ⇒ Tiếp theo
Bước 7: Thêm tính năng nhắn tin ⇒ Thêm mô tả doanh nghiệp ⇒ Tiếp theo
Bước 8: Thêm ảnh về doanh nghiệp của bạn
Bạn có thể lựa chọn xác minh Hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business với nhiều cách khác nhau. Thông thường, nếu bạn tự đăng ký Google My Business theo các bước hướng dẫn nói trên, cùng với việc Hồ sơ doanh nghiệp của bạn không có gì sai sót và quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, Google sẽ thông báo kết quả xác minh tới bạn trong vài ngày kể từ khi gửi yêu cầu.
Trong trường hợp thời gian dài không nhận được hồi âm từ Google, rất có thể thông tin thông báo kết quả xác minh của bạn đã bị thất lạc. Hãy kiểm tra lại danh sách liên hệ điện thoại, email, hòm thư… để chắc chắn rằng bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông báo nào từ Google nhé.
Đây là thành quả khi bạn đã thực hiện đầy đủ các bước mà Zozo đã hướng dẫn bên trên:
3. Một số lỗi thường gặp khi tạo Google Maps cho doanh nghiệp
Phần lớn với những ai lần đầu tiên thực hiện thì không thể tránh khỏi việc vấp phải 1 trong 4 lỗi phổ biến dưới đây:
-
Thiếu thông tin: Không điền đầy đủ thông tin liên quan đến doanh nghiệp như địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc, danh mục sai
-
Đặt vị trí nhầm chỗ hoặc không chính xác
-
Ghi tên thương hiệu hoặc từ khoá chính quá dài
-
Ghi tên không phải là tên riêng của doanh nghiệp bao gồm: tên đường, quận, tỉnh thành phố, tên sản phẩm/ dịch vụ…
Ví dụ: Sửa máy tính Hà Nội, Công ty Digital Marketing tại Hải Phòng, Sapa – Làm đẹp cho phụ nữ…
Việc bạn mắc phải 1 trong 4 lỗi nêu trên rất có thể Google Business sẽ không chấp nhận Hồ sơ doanh nghiệp của bạn.
4. Cách tối ưu hoá sự hiện diện trực tuyến doanh nghiệp của bạn trên Google
Thường xuyên cập nhật thông tin doanh nghiệp của bạn
Nhiều trường hợp các doanh nghiệp có những sự thay đổi về thông tin liên hệ, sản phẩm / dịch vụ,… Chính vì thế, hãy luôn đảm bảo rằng những thông tin về doanh nghiệp của bạn sẽ luôn được cập nhật mới và chính xác nhất khi mọi người tìm kiếm thông tin trên Google.
Làm cho trang thông tin doanh nghiệp của bạn trở nên chuyên nghiệp
Cho dù doanh nghiệp của bạn đã hoạt động Google My Business trong một thời gian dài hay chỉ mới đăng ký tạo địa chỉ doanh nghiệp trên Google Maps trong thời gian gần đây, bạn đều cần tối ưu trang thông tin doanh nghiệp của mình trên Google My Business một cách chuyên nghiệp.
Điều này giúp doanh nghiệp để lại ấn tượng và sự ghi nhớ lâu và tích cực trong mắt khách hàng, là lợi thế giúp bạn vượt qua đối thủ cạnh tranh.
Một số gợi ý giúp bạn tối ưu thông tin doanh nghiệp trên Google My Business trở nên chuyên nghiệp hơn:
-
Chia sẻ ảnh
-
Ảnh biểu trưng (Giúp khách hàng nhận ra doanh nghiệp của bạn trên Google)
-
Ảnh bìa (mô tả rõ nhất loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp)
-
Ảnh doanh nghiệp (thêm các hình ảnh độc đáo vào thu hút khách hàng)
-
Phản hồi đánh giá của khách : Đừng lặng im trước những bình luận, nhận xét của khách hàng trên trang Doanh nghiệp. Khi trả lời những bài đánh giá này, bạn có thể cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp rất tôn trọng và quan tâm đến cảm nhận của họ. Hành động này sẽ giúp bạn “ăn điểm” dễ dàng trong mắt khách hàng đấy.
-
Kết hợp quảng cáo trực tuyến (Google Ads) để mở rộng sự hiện diện của doanh nghiệp
Zozo hy vọng bài viết này có ích với bạn. Nếu thấy bài viết hay, đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé!
——
Zozo – Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả
Địa chỉ:
-
Hà Nội: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy
-
Đà Nẵng: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê
-
TP. HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình
Hotline: 093.606.21.66 /0936.231.322 /090.488.60.94
>> Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn cài đặt Google Analytics vào website Zozo
Hướng dẫn cài Google Ads Remarketing vào website Zozo