Cách sơ cứu khi bị rắn cắn theo lời khuyên của chuyên gia

Bạn nên biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn trong các trường hợp khẩn cấp. Sau đây Vietrek Travel sẽ hướng dẫn chi tiết.

Việc tìm hiểu cách sơ cứu khi bị rắn cắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong các trường hợp khẩn cấp, không thể đến ngay trung tâm y tế. Bởi có nhiều loại rắn xuất hiện trong tự nhiên và tất nhiên mức độ độc hại sẽ khác nhau, nếu không thực hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm. Trong bài viết này, Vietrek Travel sẽ chia sẻ cho bạn cách thức đúng đắn áp dụng.

Vietrek Travel là đơn vị chuyên thiết kế tour du lịch kết hợp cùng team building, tổ chức sự kiện, gala dinner dành cho đoàn thể, công ty, tour gia đình với nhiều chương trình đa dạng và phù hợp theo nhu cầu của quý khách. Quý khách liên hệ hotline/zalo: 0377 130 051, nhân viên sẽ tư vấn lịch trình để gửi đến quý khách.

Cách thức nhận biết rắn độc và rắn không độc

Trong tự nhiên có loài rắn độc và không độc. Muốn xử lý trong trường hợp rắn cắn tốt, bạn cần phân biệt rõ đó là vết cắn loài rắn cắn độc hay không. 

Theo các chuyên gia, mọi người có thể nhận ra một số loài rắn có độc dựa vào các đặc trưng bên ngoài. Cụ thể như rắn hổ mang có âm thanh riêng, rắn cạp nong thân có khúc vàng khúc đen, rắn lục đầu to hình thoi hoặc tam giác hơi bè ra,…

Nhận biết rắn độc và rắn lành khi cắnNhận biết rắn độc và rắn lành khi cắn

Rắn độc thường có 2 răng lớn ở hàm trên nên khi cắn để lại vết rất sâu. Còn rắn thường khi khi cắn sẽ để lại nguyên 1 hàm răng tròn với nhiều răng tương đối đều, bởi chúng thường không có 2 nanh độc. 

Nhiều loại rắn độc chưa cần cắn, chúng đứng cách nạn nhân một đoạn vừa phải nhưng có thể phun nọc độc vào mắt, da gây tổn thương rồi nhiễm độc nặng. Khi bị cắn, hầu như người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau ở những loài rắn khác nhau.

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn tại chỗ

Dùng băng mềm để buộc quanh khu vực bị rắn cắnDùng băng mềm để buộc quanh khu vực bị rắn cắn

Khi bị rắn cắn, ngay lập tức người bị hoặc người bên cạnh phải thực hiện các biện pháp sơ cứu để vết độc không lan nhanh. Vì thế phần bên dưới đây Vietrek Travel sẽ nêu cách sơ cứu khi bị rắn cắn áp dụng ngay: 

  • Đầu tiên, bạn nên giữ trạng thái hết sức bình tĩnh, không hoảng loạn hoặc vận động nhiều khiến độc lan rộng. Ngồi yên một chỗ và sử dụng nẹp để cố định vị trí tay hoặc chân bị rắn cắn. 

  • Cần cởi bỏ các đồ vật, phụ kiện, trang sức ở quanh vị trí bị cắn vì có thể gây chèn ép vùng đó bị sưng to. Tìm kiếm các loại băng chun giãn, băng bằng vải hoặc tiện lấy khăn, quần áo xé ra để băng quanh vết thương nhưng đừng quá chặt. Bạn nên băng từ ngón chân, tay tới toàn bộ chân, tay bị cắn. 

  • Sau đó dùng nẹp cứng bằng gỗ, que, bìa cứng cố định lại vùng tay, chân bị cắn. Có thể chích nặn vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng lọc bớt độc rồi sát trùng. 

  • Phủ lên vết thương bị rắn cắn miếng gạc mềm mát để giảm đau và giảm sưng tạm thời. Cách này làm giảm đau đớn, giúp bệnh nhân không cử động nhiều hoặc quá kích làm nọc độc lan mạnh, nhanh hơn.

Xem thêm:

Tháng 3 nên đi du lịch ở đâu?

Tháng 4 nên đi du lịch ở đâu?

Cách sơ cứu khi gặp các loại rắn khác nhau

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn cũng khác nhau tùy thuộc vào từng loại. Đối với rắn lục, nếu như gây chảy máu nhiều không cầm được thì mới phải băng ép chặt vị trí rắn cắn để cầm máu lại. Nọc độc chúng có thể làm rối loạn tình trạng đông máu nên máu mới không cầm được. Thậm chí, nhiều bệnh nhân không được sơ cứu hoặc cầm máu đúng cách có thể dẫn tới tử mạng. 

Băng chặt cầm máu vết thương khi bị rắn lục cắnBăng chặt cầm máu vết thương khi bị rắn lục cắn

Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy khó thở cần tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ. Áp dụng cách lấy hơi sâu, hà hơi trực tiếp vào miệng của người bị rắn cắn hoặc dùng dụng cụ y tế tại chỗ bóp vào trong miệng lấy hơi.

Trường hợp nạn nhân xuất hiện dấu hiệu ngừng tuần hoàn phải làm hồi sinh tổng hợp ngay lập tức tại chỗ. Tình trạng khó thở rất hay gặp với người bị rắn cạp nia, rắn hổ mang, rắn chúa, rắn cạp nong cắn. 

Theo lời khuyên của các bác sĩ, trường hợp rắn nào cắn cũng cần phải xử trí nhanh chóng trong 12h đầu tiên. Nếu để qua tới 24h việc điều trị sẽ khó khăn hơn hoặc không có hiệu quả. 

Đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế gần nhất chữa trị

Nếu bạn ở gần cơ sở y tế và không biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn hãy nhanh chóng đưa người bệnh tới ngay bệnh viện, phòng khám. Các y bác sĩ có chuyên môn sẽ xử lý đúng cách, hiệu quả tránh khiến độc lây lan rộng hơn. Tại đây, bệnh nhân sẽ được khử nhiễm trùng và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.

Đưa bệnh nhân bị rắn cắn tới cơ sở y tế

Khi vận chuyển, bạn nên duy trì băng ép, để bệnh nhân bất động không tự đi lại. Khi khiêng, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim. Nếu bị cắn ở tay chân nên để thõng xuôi xuống dưới cho nọc độc không di chuyển lên trên. 

Lưu ý không áp dụng sơ cứu khi bị rắn cắn

Không chỉ quan tâm tới cách thức thực hiện sơ cứu khi bị rắn cắn ra sao, bạn còn phải chú ý tới các lưu ý tuyệt đối không áp dụng. Chính những điều tưởng chừng có thể làm nọc đỡ lan rộng nhưng không đúng cách lại càng gây hại hơn. 

Chính vì thế Vietrek Travel sẽ nêu thêm ở phần bên dưới cho mọi người biết: 

  • Không sử dụng băng garo bịt vết thương khi bị cắn bởi có thể khiến máu không tới được vị trí bị buộc làm thịt hoại tử. Khi tới bệnh viện, lúc bác sĩ tháo băng garo có thể chất độc của rắn ùa về tim làm bệnh nhân sốc nặng hoặc tử vong nhanh chóng. 

  • Khi bị rắn cắn tuyệt đối không đắp đá lạnh hoặc bôi lá cây, thuốc, hóa chất, thuốc đánh răng,… lên trên. Chỉ nên rửa qua vết thương dưới nước sạch để đỡ nhiễm khuẩn và băng kín vết thương bình thường, không thít chặt lại.

Trên đây là những thông tin gửi tới mọi người cách sơ cứu khi bị rắn cắn phải làm sao để hạn chế tối đa nguy hiểm. Vietrek Travel là thương hiệu du lịch có sự kết hợp độc đáo giữa du lịch truyền thống và du lịch trải nghiệm. Nếu bạn muốn khám phá thiên nhiên an toàn, luôn có chuyên viên am hiểu về các loài động vật tự nhiên đi cùng hỗ trợ thì liên hệ với công ty để đặt tour.