Cách sắp xếp tủ bếp khoa học để gian bếp trở nên đẹp mắt và hợp lý
Thông tin chi tiết về các cách sắp xếp tủ bếp vừa khoa học lại đẹp mắt, giúp gian bếp thêm tiện lợi. Cùng click vào xem và khám phá ngay những chia sẻ này nhé!
Việc sắp xếp tủ bếp khoa học sẽ giúp việc nấu ăn của bạn trở nên thuận tiện hơn, ngoài ra nó còn giúp tạo nên không gian đẹp mắt cho căn bếp của gia đình. Liệu tủ bếp của bạn đã được sắp xếp hợp lý chưa? Hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Trung Tâm Bảo Hành vào bếp và xem ngay một vài mẹo sắp xếp dưới đây nhé!
1 Sắp xếp theo thứ tự tiện dụng
Một gian bếp được sắp theo thứ tự tiện dụng thì vị trí các đồ dùng phải được sắp xếp logic, có trình tự, theo đúng các giai đoạn từ lúc chúng ta vào bếp đến lúc chúng ta tạo nên được thành phẩm và thưởng thức cùng gia đình.
Thông thường căn bếp sẽ được chia ra thành 5 khu vực chính gồm: khu vực lưu trữ thực phẩm, khu vực để đồ dùng, khu vực chậu rửa, khu vực chế biến thực phẩm và khu vực bếp nấu.
- Khu vực lưu trữ thực phẩm
Trước khi vào bếp việc đầu tiên chúng ta làm là lấy thực phẩm trong tủ lạnh ra nên tủ lạnh sẽ được đặt ở ngoài cùng, bên trái hay bên phải thì tùy thuộc vào tay thuận của bạn. Nếu bạn thuận tay phải thì tủ lạnh sẽ để bên trái và ngược lại.
Kế bên tủ lạnh chúng ta sẽ đặt thêm lò vi sóng và lò nướng vì sẽ có những thực phẩm cần rã đông ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh.
- Khu vực để đồ dùng
Phía dưới lò vi sóng và lò nướng bạn có thể thiết kế 2 ngăn tủ bếp để đựng màng bọc thực phẩm, túi zip, găng tay chuyên dụng hoặc các vật dụng cần thiết cho tủ lạnh cũng như lò vi sóng và lò nướng.
Còn phía trên tủ lạnh và lò vi sóng bạn có thể thiết kế thêm các tủ bếp để đựng các vật dụng làm bếp ít khi nào sử dụng đến.
- Khu vực chậu rửa
Tiếp theo chúng ta sẽ đến khu vực chậu rửa. Ở khu vực này ta sẽ sắp xếp 1 máy rửa chén và 1 bồn rửa chén gần nhau để tận dụng chung đường dẫn nước tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, xung quanh bạn có thể thiết kế các tủ bếp để các vật dụng cần thiết cho khu vực chậu rửa như: khu vực tủ bếp phía dưới bồn rửa chén sẽ được tận dụng để thùng rác, phần tủ bếp phía dưới kế bồn rửa sẽ đựng các loại dao, kéo, thớt thuận tiện cho việc sơ chế nguyên liệu.
- Khu vực chế biến thực phẩm
Phía trên khu vực chậu rửa chúng ta có thể thiết kế 1 kệ đựng chén bát, thau, rổ và các đồ vật cần thiết cho việc rửa và chế biến thực phẩm.
Cuối cùng là khu vực bếp, ở khu vực này bạn sẽ bố trí một cái bếp âm phía dưới bếp âm là các tủ bếp để các gia vị nấu nướng như: đường, muối, bột ngọt, dầu ăn, gạo, nếp,..
Phía trên bếp thì ta có thể lắp thêm máy hút mùi và một vài tủ bếp to để dựng các vật dụng cần thiết giúp cho việc nấu ăn như mâm, lồng bàn,…
2 Sắp xếp theo yếu tố kỹ thuật
Tủ lạnh và lò vi sóng cũng như lò nướng đều có chiều sâu kỹ thuật bằng nhau nên khi thiết kế để gần sẽ tạo thành tổng thể rất đẹp mắt và tiện dụng.
Ngoài ra, khi thiết kế bếp bạn phải đáp ứng được các thông số như: khu vực bếp nấu sẽ có khoảng cách 2 bên ít nhất là 30cm, bồn rửa sẽ có khoảng cách 2 bên là 45 – 60cm.
Nếu bồn rửa và bếp nấu được xếp thẳng hàng nhau thì khoảng cách của chúng phải lớn hơn 60 cm.
Với tủ bếp dưới bạn nên đặt tủ bếp có chiều cao tầm 80 – 81cm, chiều sâu của tủ bếp dưới là 60 – 62cm. Còn với tủ bếp trên bạn nên đặt tủ bếp 70 – 80cm, chiều sâu là 35cm.
3 Theo trải nghiệm sử dụng
Khi sắp xếp lò nướng và lò vi sóng bạn nên ưu tiên xếp theo chiều cao ngang với tầm với và tầm mắt người dùng, để khi nấu chúng ta không cần phải cúi người xuống để thực hiện các thao tác và việc làm bếp cũng trở nên thuận tiện hơn.
Xem thêm
-
Mách bạn lưu ý khi sử dụng đồ thủy tinh an toàn, bền lâu cực hữu ích
-
Tổng hợp các loại dao làm bếp tiện dụng giúp cho việc nấu nướng dễ dàng hơn
-
Mách bạn những lưu ý khi sử dụng đồ dùng trong bếp lâu bền và an toàn
Trên đây, Điện máy XANH đã mang đến bạn một số cách sắp xếp tủ bếp khoa học để gian bếp thêm đẹp và tiện dụng rồi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm làm bếp bổ ích để việc chế biến những món ăn ngon trở nên nhanh chóng hơn nhé!