Cách rút chân nhang bàn thờ thần tài sao cho đúng CHUẨN

3.5/5 – (4 bình chọn)

Anh chị đang tìm kiếm cách rút chân nhang bàn thờ thần tài mà chưa tìm được. Gomsuloian sẽ giúp anh chị giải đáp thắc mắc về vấn đề này, ngoài ra sẽ đưa ra nhiều dẫn chứng, lý do tại sao anh chị phải rút chân nhang bàn thờ, chọn người như thế nào, văn khấn, bao sái bát hương, thay tro bát hương, 

Bộ đồ thờ thần tài thổ địa men lam

1 Văn khấn rút chân nhang ban  thờ thần tài. 

Văn khấn có mục đính là để xin phép thân tài thổ địa, vào thời gian này xin phép được lau dọn và tỉa chân hương. Văn khấn sẽ như sau: 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật.

2. Cách rút chân nhang bàn thờ thần tài. 

Trong văn hóa Việt Nam lễ nghi phép tắc còn quan trọng hơn cả giá trị vật chất. Do đó trước  khi rút chân nhang quý anh chị phải xin phép trước. Sắm lấy 1 đĩa hoa quả không cần quá to, nhưng phải tươi, đặt lên bàn thờ thắp hương, xin phép thần tài, thổ địa về thời gian thực hiện rút chân nhang. Nên xin phép ít nhất trước một ngày khi tiến hành việc này.

Thời gian nào để bao bái bát hương? Tại sao lại phải là ngày 23 và 30 tháng Chạp.

Thời điểm ngày 23 Tháng Chạp là ngày Táo Quân chầu trời thời gian này ngài không còn hiển hiện ở nhà nữa do đó mới là lúc để rút chân nhang ngày 23.

Thời điểm từ 23 đến 30 tháng Chạp. Táo Quân đang vắng nhà bận việ tại Thiên Đình, đến giao thừa ngài mới quay trở về. Do đó giải thích vì quý anh chị được rút chân nhang từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp.

Nếu cầu kỳ quý anh chị phải chuẩn bị một bàn trải khăn đỏ là nơi ngụ của bát hương, bài vị, ảnh khám thờ.

Khi tỉa chân nhang trên bàn thờ thần tài rút từng chân một, để lại chân nhang số lẻ là 3,5,7,9. Tránh các số chẵn tương ứng với số không may mắn, tứ tức tử. Sô chân nhang rút ra đem đốt lấy tro rồi rải tại vườn, gốc cây trong nhà hay ra sông. 

Rút chân nhang ban thần tài xong quý anh chị có thể lau dọn bao sái ban thờ. 

3. Lau dọn ban thờ thần tài.

Trước khi cử hành lễ quý anh chị cần ăn mạc chỉnh tề, tắm rửa sạch sẽ hoặc ít nhất là rửa tay qua nước ngũ vị hay rượu gừng. 

Trong quá trình thực hiện bao sái bàn thờ nên sử dụng khăn sạch (khăn mới) để lau dọn tránh việc sử dụng lại các loại khăn đã dùng. Các loại khăn đã dùng thường dính uế tạp không tốt cho việc lau dọn. Giống như việc anh chị lấy khăn lâu bát mà lau lên mặt vậy. 

Chuẩn bị rượu gừng, nước ngũ vị để lau rửa bàn thờ thần tài. 

Sau khi rút hết chân nhang xong khí cụ đầu tiên được lau chùi là bát hương, lần lượt sẽ là tượng thần tài, thổ địa, tiếp là đến ảnh Khám thờ hoặc ngai thờ, các sản phẩm đồ thờ khác. Lần lượt đặt các khi cụ lên bàn trải khăn đỏ sau đó lau dọn cả ban thờ thần tài. 

Chỉ trừ phát hương là không được di chuyển ra khỏi ban thờ, Đặt các khí cụ trở lại đúng hương như lúc ban đầu. Hoàn thành việc bao sái ban thờ thần tài.

Có một vài lưu ý quý khi rút chân nhang quý anh chị có thể xem tại bài viết sau: rút chân nhang ngày 23

4. Thay tro, thay cát bát hương thần tài. 

Đây là lúc mà quý anh chị có thể dịch chuyển vị trí của bá thương ra khỏi ban thờ. Cách thay tro, thay cát bát hương thần tài như sau: 

– Lựa chọn tro nếp sạch hoặc cát trắng sạch hay gạo nếp sạch để thay cho tro cũ. 

– Trải một khăn đỏ trên bàn hoặc trên đĩa để đựng tro cũ. Thay là thay toàn bộ phần tro cũ chứ không phải để lại 1/3 hay 1/4 tro cũ. 

– Sau khi dùng tay bốc toàn bộ tro cũ trong bát hương ra, lấy khăn lau sạch, để ráo nước rồi mới đổ tro mới vào. Nếu để bát hương ẩm, tro sẽ hút nước rồi vón cục lại với nhau. 

– Đổ tro hoặc cát vào bát hương thì cần cắm chân nhang theo số lẻ vào bát hương. Bạn nên nhớ là cắm chụm các chân nhang lại với nhau. 

Cuối cùng là vệ sinh bát hương sạch sẽ đặt về đúng vị trí, đúng hướng như cũ trên bàn thờ thần tài. Nếu trong bát hương còn có cốt vẫn giữ lại và cho vào bên trong như thường.

rút chân nhang bàn thờ thần tài

5. Tại sao lại phải rút chân hương ban thờ thần tài? 

Bát nhang là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên. Vì thế, rút bớt chân nhang Thần Tài không phải tùy tiện, thích làm lúc nào cũng được.

 

Có 1 nguyên tắc là thời điểm tốt nhất để tỉa chân nhang là các ngày 23 tháng chạp, ngày vía thần tài, ngày rằm tháng 7.