Cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy 2023

Rút chân nhang bàn thờ gia tiên là việc làm mà hầu hết các gia đình sẽ thực hiện vào thời điểm cuối năm. Đây là việc làm không chỉ nhằm giúp cho nời thờ cúng được gọn gàng, giữ được trang nghiêm mà còn là cách để gia chủ thể hiện sự chu đó, kính trọng, hiểu thảo với ông bà tổ tiên. Thế nhưng, có nhiều gia chủ vẫn chưa biết cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên sao cho đúng cách.

Tại sao phải rút chân nhang bàn thờ gia tiên?

Cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy năm 2023

Khi tiến hành làm sạch, làm đẹp bàn thờ gia tiên, việc rút chân nhang phải được thực hiện một cách chỉn chu, cẩn trọng để tránh gây kinh động. Với nhiều gia chủ, phải thực hiện đúng cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên thì mới cảm thấy yên lòng.

Bên cạnh sự cẩn trọng của đôi tay, thì việc đọc văn khấn để xin phép rút nhang bàn thờ gia tiên là việc nên làm để bày tỏ lòng thành kính, sự cẩn trọng. Sau đây, bài viết sẽ chia sẻ đến các bạn một bài mẫu văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên và một số lưu ý khác.

Trong suốt thời gian dài thắp nhang, bát nhang sẽ đầy cũng như tàn hương sẽ rơi xuống bát nhang, bàn thờ và chiếm không gian, gây mất thẩm mỹ. Không những vậy, khi bát nhang đầy thì việc thắp nhang cũng sẽ gặp khó khăn.

Về mặt phong thủy, nhiều người quan niệm rằng nếu bát nhang nếu quá đầy thì sẽ ngăn chặn khí tốt, vẫn hạn của chủ nhà vì thế mà gặp những điều trắc trở. Thế nên, việc lấy chân nhang là việc cần phải làm, quan trọng là phải làm đúng cách để không mắc phải những điều kiêng kỵ. Vì vậy, làm thế nào để nắm rõ cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên chuẩn chỉ nhất?

Cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy

Trong yêu tố tâm linh của người Việt, bát hương là vật hết sức quan trọng, con cháu không được tác động đến dù chỉ là dịch chuyển nhỏ, nếu tự do động chạm thì gia đình sẽ gặp rất nhiều việc không may mắn. Chỉ được phép động chạm trong những trường hợp đặc biệt cần thiết và nếu muốn thì phải thành tâm xin phép và văn khấn là thứ cần phải đọc như một nghi lễ nhằm xin phép bề trên trước khi có những tác động vào bát nhang.

Thời điểm rút chân nhang bàn thờ gia tiên

Từ xưa đến nay, chưa hề có một quy luật nào chỉ rõ thời gian lấy chân nhang. Nhiều gia đình có truyền thống lấy chân nhang sau khi đưa ông Táo về trời, tức là ngày 23 tháng Chạp để có được bàn thờ khang trang trong để đón Tết.

Tuy vậy, không nhất thiết phải đợi đến dịp cuối năm, ở bất kì thời gian nào, chỉ cần thấy bát nhang đã đầy thì các gia chủ vẫn lấy chân nhang một cách bình thường, chỉ cần làm đúng cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên thì mọi việc sẽ được thuận lợi.

Cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên chuẩn nhất

Trước hết, tay chân người lấy chân nhang phải sạch sẽ, trang phục chỉnh tề. Người thực hiện lấy chân nhang có thể là chủ nhà hoặc cũng có thể là người thường xuyên thực hiện việc lo hương khói, cúng kiếng. Ví dụ như cha, chú, bác có kinh nghiệm trong việc thờ cúng có thể làm giúp con cháu trong một vài lần để con cháu biết được cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên đúng theo lễ nghi để con cháu có được kinh nghiệm, tránh gặp những sai sót.

Cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy năm 2023

Những dụng cụ cần thiết để lấy chân nhang gồm có rượu mới, vải, khăn, nước sạch. Để bắt đầu quá trình lấy chân nhang, gia chủ tiến hành đọc văn khấn để xin ông bà cho phép rút chân nhang bàn thờ gia tiên (phần sau của bài viết sẽ có), đợi đến lúc hương tàn thì tiến hành quá trình lấy.

Chân nhang được lấy ra thì cho vào tấm khăn hoặc vải đã chuẩn bị, thao tác lấy chân nhang phải nhẹ nhàng, số chân nhang để lại trong bát nên là số lẻ như 3, 5, 7. Sau cùng, lấy khăn tẩm rượu để lau bát nhang và mang chân nhang đã lấy đi đốt, tro phải để ở nơi sạch sẽ, không có chất bẩn hoặc cũng có thể thả ở sông.

Đồng thời, sau khi lấy chân nhang, gia chủ cũng nên lau chùi, rửa sạch bình hoa, chén nước, chén rượt để tất cả các vật phẩm trên bàn thờ gia tiên được sạch đẹp.

Văn khấn rút chân nhang bàn thờ gia tiên chuẩn nhất

Bài viết xin mách bạn mẫu văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên, cụ thể:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con xin tấu lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.

Con xin tấu lạy Ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con xin tấu lạy các cụ tổ tiên nội – ngoại, chư vị tiên linh.

Tín chủ con là:………………

Trú tại:………………….

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa được chu toàn nên để ám hương có chút bụi bẩn, có chút chưa được thanh tịnh, xanh yên.

Tín chủ con kính cáo với các chư vị gia tiên chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay, xin cho phép tín chủ chúng con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm nhất, kính mong chư vị chứng giám và gia hộ.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho chúng con lau dọn được khang trang mỹ hảo cho hương án được an chính vị, cho phần âm được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao xin chư vị gia tiên phù hộ.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(Thông tin khấn văn chỉ mang tính chất tham khảo)

Hy vọng những điều mà bài viết chia sẻ về cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên sẽ giúp bạn có thêm thông tin để công việc chăm lo cho bàn thờ gia tiên trở nên suôn sẻ hơn. Nếu bạn có nhu cầu đặt mua hoặc thay mới bàn thờ gia tiên nhà mình, hãy đến bàn thờ Nhất Tâm để được tư vấn một số mẫu bàn thờ gia tiên phù hợp với phong thủy và sở hữu “voucher” lắp đặt miễn phí tận nhà nhé!