Cách quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) một cách hiệu quả nhất

Với quy mô không quá lớn và đồ sộ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang trở thành trào lưu hoạt động nổi bật, là ước mơ và mục tiêu sự nghiệp bước đầu của các doanh nhân có dòng vốn nhỏ, lượng lao động và doanh thu vừa tầm muốn có những bước đi đầu tiên vào thương trường khốc liệt. Tuy nhiên, phương pháp và cách thức quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu, hiệu quả vẫn là một câu hỏi khó nhằn dành cho các nhà quản lý.

Khái quát về hoạt động quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chiếm số lượng lên đến hơn 95% tại thị trường kinh tế nước nhà, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là các tổ chức, công ty có số vốn đầu tư thấp, bộ máy nhân sự không quá lớn và không mang tính hệ thống cao, các đầu doanh thu sản phẩm và mục tiêu cũng đạt mức trung bình hoặc trung bình thấp. Có 3 loại chính khi phân loại về SME: doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Tuy có số lượng khổng lồ cùng tiềm năng phát triển đáng kỳ vọng và khả năng tạo ra thị trường lao động nhiều sắc màu cho người dân, loại hình công ty này vẫn gây ra nhiều khó khăn cho người đứng đầu trong quy trình vận hành và quản lý. Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ chắc chắn không phải một bài toán dễ dàng khi chỉ có ½ doanh nghiệp theo mô hình SME ra đời từ 2015-2017 tồn tại trong 5 năm đầu, và ⅓ số đó đạt mốc 10 năm tiếp theo.

quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏquản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lý do chính cho sự “xuống dốc không phanh” một loạt như vậy, phần nhiều đến từ sự non nớt và thiếu kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ của các CEO, nhà quản lý. Đôi lúc, kiến thức bài bản và kinh nghiệm chuyên môn xuất sắc là chưa đủ để lèo lái cả một công ty đi đúng hướng và phát triển đúng mục tiêu, cũng như làm yên lòng nhân sự trong quá trình hoạt động của các công ty SME.

>>>>> Đọc thêm: Phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất 2022

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ thế nào hiệu quả?

Đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức, các doanh nhân hiện đại cần trang bị cho mình đầy đủ bí kíp và hành trang để có thể tự tin hơn nữa, chắc chắn hơn nữa ngay từ những bước đầu vận hành để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách chuẩn mực.

  • Xác định rõ mục tiêu cốt lõi và chiến lược phát triển

Mục tiêu cốt lõi và chiến lược hoạt động, phát triển tổng quan là yếu tố cần có và phải có ngay từ những bước đầu quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các CEO bắt buộc phải đánh giá cụ thể, rõ ràng và kỹ lưỡng các điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức mình sở hữu trong văn hóa doanh nghiệp, trong nguồn vốn lưu động, điểm sáng tài chính đến từ đâu, cơ hội thách thức như thế nào và đặc biệt, đánh giá cụ thể các thông tin về đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

quản trị doanh nghiệpquản trị doanh nghiệp

Xác định được đầy đủ các yếu tố này cũng có nghĩa việc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ rõ ràng về lối phát triển, hoạch định đường hướng lâu dài trong tương lai, cần đạt mục tiêu gì trong từng mốc thời gian và cần hoạt động như thế nào để làm bật lên những ưu điểm mình đang sở hữu. Đặc biệt, sự đồng lòng, liên kết giữa bộ máy quản lý trực tiếp và đội ngũ lãnh đạo cũng là điều cần dành nhiều lưu tâm trong hành trình này.

  • Lên kế hoạch cụ thể về bộ máy và số lượng nhân sự

Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng không chỉ góp phần lớn vào quy trình sản xuất và hoàn thành dự án, mà còn là nguồn lực chủ chốt xây dựng và kiến tạo nên một văn hóa doanh nghiệp đủ đoàn kết, đủ độc đáo, sẵn sàng đồng hành trên một hành trình dài cùng nhau.

Tuy nhiên, nhiều CEO vẫn chưa chú trọng vào việc đào tạo nhân sự, tạo động lực trực tiếp trong quá trình làm việc cho tất cả nhân lực. Chính điều này đã đẩy quy trình quản trị doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong hiệu quả công việc và khả năng tồn tại lâu dài của những nhân sự cứng nghiệp vụ. Vì vậy, xác định rõ tinh thần hoạt động và số lượng lao động ngay từ đầu chắc chắn là bước không thể bỏ qua.

  • Chú trọng vào quá trình phát triển marketing

Đặt mình trong kỷ nguyên 4.0 – nơi truyền thông hiện đại ghi nhận tốc độ bùng nổ cực lớn, quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ chắc chắn phải chú trọng vào đa dạng các hình thức marketing nếu không muốn mình trở nên lạc hậu và lỗi thời trên thương trường kinh tế nhiều biến động, có sự đào thải cao.

Xây dựng các chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể, có kế hoạch phát triển lâu dài đường hướng marketing, tạo lập hình ảnh sản phẩm và hệ thống phân phối đạt chuẩn chất lượng sẽ là “chìa khóa kim cương” để doanh nghiệp SME từng bước khẳng định được hình ảnh của mình trong mắt khách hàng, đối tác, có được chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực hoạt động và có hy vọng phát triển cao hơn nữa, xa hơn nữa trong tương lai.

  • Tập trung vào kế hoạch và chiến lược sản xuất sản phẩm chủ chốt

Thiếu các kế hoạch và chiến lược phát triển, sản xuất sản phẩm chủ chốt trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một trong những lý do chính khiến các nhà quản lý mất phương hướng và gặp nhiều khó khăn trong xây dựng quan hệ lâu dài với đối tác. 

Không chỉ cần hoạch định rõ sản phẩm chủ chốt doanh nghiệp cung cấp là gì, mà các CEO cũng bắt buộc phải lên một bản phương hướng bao gồm đầy đủ chất lượng cần đạt, các chi phí phải bỏ ra trong tiến trình sản xuất và cách thức cải tiến sản phẩm bắt kịp với dòng chảy thời đại, cùng sự sáng tạo thêm nhiều sản phẩm khác để đa dạng hóa sự lựa chọn cho nhiều tệp khách hàng.

  • Tự mình trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả nhất?”

Tài chính là yếu tố không thể không nhắc đến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với nguồn vốn không quá lớn, người đứng đầu cần thực sự tỉnh táo và vững kiến thức khi hoạch định kế hoạch quản lý tài chính cho doanh nghiệp của mình. 

Không chỉ bắt buộc cập nhật dòng tiền hằng ngày, xác định điểm hòa vốn hay hiểu rõ các chỉ số tài chính, nhà quản lý SME còn phải tiến hành phân tích doanh thu, lãi lỗ thường xuyên để có mức kiểm soát chính xác, cụ thể các luồng tiền cũng như có kế hoạch cắt giảm chi phí nếu cần, đảm bảo các yếu tố đã cam kết với nhân sự, đối tác, khách hàng và các điều khoản trong Luật Lao động.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

Lưu ý gì khi quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bên cạnh các phương pháp quản trị doanh nghiệp chia theo từng lĩnh vực, khi bắt tay vào vận hành công ty, các CEO cũng cần lưu ý 3 điều quan trọng sau nếu muốn kéo dài sự phát triển và tăng khả năng bay cao, bay xa của tổ chức ở lĩnh vực mình đang hoạt động nói riêng và trên thị trường kinh tế nói chung.

  • Dừng tâm lý sợ thay đổi

Bắt nhịp kịp thời với tốc độ thay đổi liên tục của thời đại, người quản lý chắc chắn phải liên tục thay đổi, làm mới quy trình quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình. Tuy nhiên, hiện tượng ngại, sợ thay đổi vẫn còn tồn tại trong quan điểm của nhiều lãnh đạo, khiến vận hành doanh nghiệp rơi vào trạng thái lạc hậu, lỗi thời và dễ bị bỏ lại trong dòng chảy thị trường.

phần mềm quản trị doanh nghiệpphần mềm quản trị doanh nghiệp

Hiện tượng này cần ngay lập tức dừng lại nếu chủ doanh nghiệp muốn công ty của mình tồn tại, phát triển lâu dài, bền vững và có những bước nhảy vượt trội trong tương lai.

  • Kết nối và thống nhất quy trình làm việc giữa các phòng ban

Sự phối hợp nhịp nhàng, móc nối giữa các phòng ban trong tổ chức, tập thể chính là điều kiện tối quan trọng, tuy nhiên nhiều nhà quản lý lại chưa đảm nhận tốt việc này. Hoạt động tập thể không chỉ tạo điều kiện giúp các thành viên trong công ty hỗ trợ lẫn nhau, đẩy nhanh tiến độ làm việc và đảm bảo hiệu quả mà còn tăng tinh thần đoàn kết, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thân thiện và gắn bó bền vững.

phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏphần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ

  • Chọn lựa phần mềm quản trị uy tín

Qua lâu rồi khoảng thời gian thực hiện tất cả các phương pháp quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng biện pháp thủ công trên giấy. 

Ở kỷ nguyên chuyển đổi số, không chỉ các công ty lớn với tầm nhìn và sứ mệnh vượt trội trên thị trường mới cần áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây hoàn toàn là phương pháp ổn định và có giá trị cao để dễ dàng hóa quy trình làm việc, quy trình móc nối giữa các nhân sự và kiểm soát chất lượng công việc nói chung.

>>>>> Xem ngay: Top 5 phần mềm quản lý quy trình thủ tục tốt nhất

Phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất hiện nay

Hiểu rõ sứ mệnh và tầm quan trọng của việc áp dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên, nhiều CEO vẫn còn băn khoăn, lo lắng và trăn trở trước muôn hình vạn trạng thương hiệu cùng sự xuất hiện dày đặc các sản phẩm trên thị trường. Câu hỏi đặt ra: “Phần mềm nào là phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình?”, vì vậy, thực sự không dễ để tìm ra câu trả lời.

Lúc này, Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE xuất hiện với vai trò “mở nút thắt”, giải đáp trọn vẹn những băn khoăn của các nhà quản lý đang tham gia quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sở hữu xuất phát điểm vượt trội và tối ưu khi được xây dựng bởi top 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và giải pháp Chuyển đổi số FSI, WEONE sớm thể hiện được tính năng ưu việt và hiệu suất làm việc cực kỳ năng suất, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong quy trình vận hành lâu dài:

  • Hỗ trợ quản lý doanh nghiệp chỉ trên 1 hệ thống duy nhất

  • Tự động hóa mọi quy trình làm việc, vận hành

  • Kiểm soát chặt chẽ và tối đa công việc của nhân sự

  • Lên kế hoạch, tối ưu hiệu suất theo tuần, tháng, quý

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ chắc chắn không phải một hành trình dễ dàng. Trước khi bắt tay vào xây dựng và vận hành, người lãnh đạo không chỉ cần nắm vững kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn mà còn phải nhanh nhạy với các xu hướng kinh tế thời cuộc và nắm trong tay những công cụ hỗ trợ vững chắc nhất, đảm bảo tiến trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra trơn tru, đúng kế hoạch.