Cách phòng bệnh sán lá gan ở trâu bò


28/09/2022 11:19

Sán lá gan là một căn bệnh thường gặp ở vật nuôi, đặc biệt là trâu bò. Căn bệnh này lây lan khá nhanh và có thể khiến cho đàn trâu bò của bạn bị tử vong hàng loạt.

Hãy cùng Bác sĩ nông nghiệp tìm hiểu về cách phòng ngừa căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh sán lá gan ở trâu bò là gì? 

Sán lá gan là bệnh ký sinh trùng phổ biến ở trâu bò trên mọi lứa tuổi do hai loài sán lá: Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra được gọi là sán la gan. Có thể nói đây là một căn bệnh khá phổ biến ở cả trâu lẫn bò. 

Bệnh thông thường ở thể mãn tính, sán lá gan chỉ làm cho trâu bò bị gầy yếu, chậm lớn, không đạt cân và kém năng suất. Theo nghiên cứu ở nước ta, tỉ lệ trâu, bò bị nhiễm sán lá gan thường diễn ra quanh năm và xảy ra ở tất cả các lứa tuổi ở cả hai loài gia súc này.  

phong-benh-san-la-gan-o-trau-bo

Sán lá gan là bệnh ký sinh trùng phổ biến ở trâu bò

do ký sinh trùng Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra  (Ảnh: nguồn internet)

Nguy hiểm hơn căn bệnh này còn có thể lây sang người theo con đường ăn uống gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người, nguy hiểm hơn còn dẫn tới những căn bệnh lý rất nặng, vô cùng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

>>> Xem thêm: Bệnh bại liệt trên bò – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Cách phòng chống bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bạn có thể chủ động trong việc phòng ngừa các tác nhân gây bệnh sán lá gan bằng các biện pháp sau:

2.1 Vệ sinh chuồng trại

Để phòng trừ được loài sán này, trước hết việc làm tốt công tác vệ sinh thú y. Bà con cần thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại, diệt mầm bệnh ở trong môi trường tự nhiên. Thực hiện ủ phân để diệt trứng sán lá gan chính là nhiệm vụ thiết yếu và cấp bách của bà con. 

phong-benh-san-la-gan-o-trau-bo

Vệ sinh chuồng trại là nhiệm vụ thiết yếu và cấp bách của bà con

để phòng trừ các loài ký sinh trùng, sán gây hại cho gia súc (Ảnh: nguồn internet)

2.2 Tẩy sán thường xuyên cho đàn vật nuôi

Theo định kỳ, bà con cần phải tẩy sán lá gan 2-3 lần/năm cho toàn đàn trâu, bò bằng Vime -Fasci, Vime- Ono 4 tháng cho uống một lần hoặc 6 tháng tiêm một lần. 

Bà con cần phải tẩy sán lá gan 2-3 lần/năm cho trâu bò để giảm thiểu tình trạng nhiễm bệnh (Ảnh: nguồn internet)

Đặc biệt hơn, ở loài bò sữa cần phải được tẩy sán trong giai đoạn khô sữa. Và trong thời gian nghỉ làm việc các loài trâu, bò cày kéo cũng cần tẩy sán thường xuyên và có thể xổ vào cả 2 lần trong năm (phù hợp nhất và tốt nhất là vào thời điểm  tháng 4 và tháng 8 hàng năm). 

2.3 Tiêu diệt vật chủ trung gian gây bệnh

Kết hợp với đó mỗi người chủ cần có các biện pháp diệt ốc là ký chủ trung gian truyền lây bệnh này chẳng hạn như: Dùng sulfat đồng (CuSO4) nồng độ 3 – 4‰ phun trên cây thuỷ sinh và cả đàn cỏ để diệt ốc, làm cắt đứt giai đoạn phát triển của sán lá ở thời kỳ ấu trùng hoặc ta có thể nuôi vịt và cá để diệt ốc. 

2.4 Kiểm soát chất lượng thức ăn, nguồn nước

Khi cắt cỏ cho trâu bò ăn, không cắt phần chìm trong nước, cỏ thu cần được cắt từ vùng trũng, ngập nước cần được rửa sạch. Không chỉ thế mà bà con cũng không nên chăn thả trâu bò tại các vùng đầm lầy, bờ kênh, mương, khu vực đọng nước. 

phong-benh-san-la-gan-o-trau-bo

Bà con cần phải kiểm soát tốt các nguồn thức ăn, nước uống (Ảnh: nguồn internet)

Đối với trâu bò mới nhập đàn, bà con cần phải kiểm soát tốt các nguồn thức ăn, nước uống cùng với những vùng bị nhiễm nặng và không nên chăn thả đàn trâu, bò ở những nơi tự do để có thể tránh nguy cơ nhiễm sán lá gan một cách an toàn nhất. 

2.5 Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe

Đàn gia súc cũng cần phải được theo dõi, kiểm tra và phát hiện sớm để có thể đưa ra các biện pháp nhanh chóng để tẩy sán lá gan trong thời gian kịp thời cho những con đang bị mắc bệnh. 

phong-benh-san-la-gan-o-trau-bo

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe của trâu bò định kỳ và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thú y (Ảnh: nguồn internet)

Hơn thế nữa, bà con cũng cần phải đề phòng bằng các biện pháp vệ sinh, điển hình như: trước khi cho những con gia súc mới gia nhập vào đàn, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng phân của chúng. Và ta cũng có thể giảm hoặc hạn chế cho đàn trâu, bò của mình tiếp xúc với các bọc kén và cả giữa phân với ốc. 

Tóm lại, ta thấy sán lá gan là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở cả trâu lẫn bò, cần được loại bỏ và đề phòng. Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số phương pháp phòng bệnh sán lá gan, bạn có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi của mình, chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: Nguồn gốc Bacillus subtilis trong nông nghiệp

Nếu có thắc mắc hoặc muốn tư vấn vui lòng liên hệ: Hotline 02871069698 hoặc chuyên mục Phòng bệnh nông nghiệp.

– Thông tin tham khảo được Bác sĩ nông nghiệp tổng hợp –