Cách nuôi tép cảnh sinh sản đơn giản và hiệu quả – Wiki Cá Cảnh

Nếu bạn đang chăm sóc và nuôi dưỡng một hồ tép cảnh tại nhà. Rồi cũng sẽ đến một lúc những chú tép cảnh của bạn sẽ bắt đầu sinh sản để duy trì nòi giống. Vạy thì bạn cần làm gì để chuẩn bị cho tép sinh sản ? Bạn cần cho chúng ăn gì ? Hay đơn giản là chăm sóc tép con ra sao? Mời bạn cùng WIKICACANH.COM cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé !

Phân biệt giới tính của tép cảnh

Nếu bạn có ý định nuôi tép kiểng sinh sản, việc đầu tiên là bạn cần phân biệt được giới tính của tép cảnh. Đâu là tép đực ? Đâu là tép mái ? Nếu như với cá cảnh thì việc phân biệt đực cái có vẻ dễ dàng hơn. Nhưng với tép cảnh thì là cả một vấn đề. Bạn có thể dựa vào các đặc điểm sao đây để chọn tép bố và mẹ nhé.

Tép cảnh đựcKích thước nhỏ, đuôi dài và hẹp, màu sắc của tép cảnh đực cũng nhạt hơnTép cảnh cáiMàu sắc đậm, đẹp và to hơn so với con đực. Vào thời điểm sinh sản, lưng của tép cái có một vùng màu vàng, đây là trứng của tép. Người nuôi tép cảnh thường gọi đây là tam giác trứng hoặc trứng lưng.

Quá trình sinh sản của tép cảnh

Khi bạn thấy trên thân tép cái xuất hiện tam giác trứng màu vàng ở lưng. Cùng lúc này, tép cái sẽ phát ra chất đặt biệt để thu hút tép đực đến giao phối. Quá trình này rất nhanh, chỉ vài giây thôi nhé.

Sau khi trứng được thụ tinh chúng sẽ được chuyển xuống phần bụng tép. Tép cái sẽ mang trứng trong 14 – 21 ngày, bạn sẽ thấy trên trứng có chấm màu đen. Đây chính là mắt của những chú tép con đấy.

Tép cảnh con mới bở có màu nhạt hoặc trong suốt, chúng có kích thước rất bé chỉ khoản 1mm mà thôi.

Thiết kế (setup) hồ nuôi tép cảnh sinh sản

Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, tỉ lệ tép con sinh ra nhiều nhất. Người nuôi tép kiểng sinh sản cần lưu ý một số vấn đều sau đây:

1. Môi trường nước nuôi tép sinh sản

Tép kiểng rất nhạy cảm với môi trường nước trong hồ nuôi. Đây cũng chính là yếu tố quyết định đến sức khỏe và màu sắc của tép cảnh.

Theo chia sẻ của nhiều người nuôi tép cảnh chuyên nghiệp, nên duy trì nguồn nước có độ pH từ 5 – 7.5 và độ cứng của nước từ 1-6kH . Sẽ rất tốt để tép phát triển và sinh sản.

Bên cạnh về chất lượng nước, duy tri nhiệt độ môi trường hồ nuôi tép ổng định ở mức từ 22 – 24oC sẽ giúp chúng khỏe mạnh hơn.

Lưu ý: Bạn cần duy trì nhiệt độ hồ nuôi tép sinh sản dưới 28oC nhé. Đối với trường hợp nhiệt độ trong hồ quá cao trên 28oC tép cảnh sẽ không đẻ đâu. Thậm chí còn làm màu sắc của chúng trở nên nhợt nhạt và chậm phát triển.

2. Chế độ ăn và thức ăn

Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tép cái phát triển lưng trứng. Cung cấp các loại thức ăn yêu thích của tép cảnh như: rêu, tảo, giun đỏ, khoáng có trong nền … Để chúng có thể tạo thật nhiều trứng.

Sau khi giao phối và ôm trứng, tép cái cần được cho ăn nhiều hơn để chúng có đủ sức khỏe chăm sóc trứng của mình.

Mẹo: tép cảnh có tập tính ăn các loại thức ăn ở đáy hồ, trong bùn. Bạn có thể sử dụng những loại đất nền chuyên dùng cho tép cảnh để setup hồ nuôi tép sinh sản. Nó sẽ giúp tép con khi nở có thể dễ dàng tìm thấy thức ăn.

3. Phụ kiện hồ nuôi tép sinh sản

Để giúp tép cảnh sinh sản có thể thích nghi tốt với moi trường hồ nuôi. Bạn hãy hạn chế việc thay nước cho tép, hoặc nếu có thay nước chỉ thay 1/3 lượng nước trong hồ cho 1 lần thay. Sử dụng các loại lọc thác và lọc đáy để giúp nước trong hồ luôn sạch sẽ.

Mẫu hồ nuôi tép cảnh sinh sảnMẫu hồ nuôi tép cảnh sinh sản – Ảnh: Internet

Chọn hồ nuôi tép kiểng sinh sản có kích thước tương đối lớn một xíu. Nó sẽ giúp tăng không gian hoạt động cho tép mẹ và đàn con của nó sau khi nở. Hạn chế việc phải tách đàn khi tép con còn quá bé.

Sau khi giao phối thành công, tép cái có xu hướng ẩn nấp để bảo vệ trứng của mình. Bạn hãy bổ sung thêm các loại cây thủy sinh, ống gốm, sành xứ vào hồ nhé.

Bổ sung thêm một đèn nuôi tép cơ bản, nó sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát và chăm sóc bầy tép con sau này. Nó cũng giúp tép duy trì được màu sắc cơ thể đẹp hơn.

Chăm sóc tép con mới nở

Khi mới nở, tép cảnh con chỉ có kích thước tầm 1mm. Hầu như chúng chỉ ăn các loại khoáng có trong đất nền. Các loại rong tảo có trong hồ để phát triển.

Bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại thức ăn từ thực vật như: dưa hấu, lá cây, rau củ … để tép con có thể tập ăn nhé. Bạn có thể cho chúng ăn mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ.

Những câu hỏi thường gặp khi nuôi tép cảnh sinh sản tại nhà

Dấu hiệu để nhận biết tép kiểng bắt đầu sinh sản là gì ?

Trong quá trình nuôi tép cảnh, bạn cần quan sát phần lưng của tép cái. Khi chúng xuất hiện một đốm màu vàng hình tam giác. Đây chính là trứng của tép cảnh. Khi lượng trứng trong thân nhiều, chúng sẽ bắt đầu giao phối và tép cái sẽ ôm trứng trong 14 – 21 ngày.

Cho tép con ăn gì mau lớn ?

Bạn có thể sử dụng các loại thức ăn từ rau củ và lá cây. Bổ sung các loại tảo dành riêng cho tép cảnh. Hãy cho tép con ăn mỗi tuần từ 1 đến 2 lần để chúng nhanh lớn

Vì sao tép cái xả trứng bỏ trứng ?

Đối với trường hợp này, có thể là do tép mẹ bị stress do sự thay đổi của môi trường sống, hoảng sợ… Chính vì thế, sau khi tép cái ôm trứng, bạn cần hạn chế tác động quá mức vào hồ tép. Bổ sung thêm các loại cây thủy sinh, ống lũa, ống gốm để chúng trú ẩn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách nuôi tép cảnh sinh sản tại nhà cho người mới bắt đầu. Nội dung bài viết được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này giúp bạn biết cách chăm sóc hồ tép cảnh của mình thật tốt nhé.

5/5 – (1 bình chọn)