Cách ngâm rượu trái cây, Hướng dẫn ngâm rượu đơn giản tại nhà

Trái cây không chỉ làm đẹp da, thanh lọc cơ thể mà rượu trái cây còn có tác dụng chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu công thức cách làm rượu trái cây dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn đến từ Rượu Ông Đường.

Nguyên liệu:

Trái cây: Chuối, mít, dâu, nho, cam 1 kg. Đường 300g. Men rượu 3 bánh. Rượu nếp cái hoa vàng (1 lít)

Cách ngâm rượu trái cây

– Trái cây rửa sạch, cắt nhỏ. Lột vỏ nếu cần.

– Tán nhỏ men rượu rồi trộn với đường, xếp vào hũ một lớp trái cây, một lớp đường. Đậy kín, 5 ngày bắt đầu lên men. Thêm nước đường nếu cần (đối với trái cây ít chất ngọt). 7 ngày sau thêm rượu đế. Khi nào trái cây đổi màu, nước trong là được. Để lắng, gạn lọc. Nếu để quá lâu có thể bị lên men giấm.

Rượu ngâm trái cây có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người

Công dụng của rượu trái cây

Công dụng trị liệu của rượu trái cây tùy thuộc loại trái cây sử dụng.

– Rượu mít uống lâu say, vì mít có tính giải say rượu.

– Quả dâu tằm có tính an thần, bổ thận. Uống rượu dâu tằm dễ ngủ.

– Nếu làm rượu nho giỏi, mùi vị không kém gì rượu vang ngoại quốc.

Rượu trái cây dễ làm, nên tự làm ở nhà, uống vừa ngon, vừa sạch sẽ. Rượu trái cây tốt và bổ.

Một số lưu ý

1 – Thị trường có bày bán nhiều rượu mang danh là rượu trái cây, thực chất là “rượu mùi”. Đây là cồn pha loãng rồi cho thêm mùi thơm và phẩm màu. Rượu này không có tính bổ dưỡng của trái cây.

2 – Có người làm rượu từ một vài loài thân cây để lên men. Rượu này có chứa methanol gây ngộ độc và có nguy cơ tử vong. Ở Miền Nam đã có vài trường hợp ngộ độc tập thể do uống rượu có methanol.

>> Có thể bạn quan tâm đến Rượu nếp trắng nguyên chất

Tác dụng của rượu trái cây đối với sức khỏe

Giúp ăn ngon miệng

Màu đỏ tươi rất đẹp mắt của vang đỏ có tác dụng kích thích vị giác của người sử dụng. Đặc biệt, vị thơm của hoa quả và vị chát của bình ngâm rượu đẹp khi bạn chạm môi sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn. Mùi thơm và các thành phần đặc biệt khiến cho rượu nho trở thành một đồ uống rất thích hợp để ăn cùng cơm hay bánh mỳ, không những có thể khai vị, giúp tiêu hóa thức ăn, nâng cao chất lượng bữa ăn mà còn làm cho chúng ta cảm thấy hưng phấn, thoải mái tinh thần.

Bồi bổ sức khỏe

Nguyên liệu thiên nhiên và quá trình chưng cất rượu vang nho là yếu tố giúp loại vang này chứa nhiều loại axit amin, khoáng chất và vitamin, đây đều là các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nó có thể được hấp thu trực tiếp vào cơ thể mà không cần qua giai đoạn tiền tiêu hóa. Đặc biệt đối với những người ốm yếu, nếu thường xuyên uống một lượng thích hợp rượu vang nho thì sẽ rất có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Các hợp chất có chức năng oxy hóa có trong vang nho có thể phòng trừ các phản ứng oxy hóa có hại trong quá trình trao đổi chất. Những tác hại này là một trong những nhân tố dẫn đến một số bệnh thoái hóa như đục thủy tinh thể, bệnh tim mạch, lão hóa, xơ vữa động mạch. Do vậy, thường xuyên uống rượu nho với một lượng vừa phải có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

>> Có thể bạn quan tâm Rượu nếp cẩm hạ thổ

Có lợi cho tiêu hóa

Trong dạ dày có 60-100g rượu vang nho có thể làm tăng dịch vị dạ dày thêm 120ml, có lợi cho tiêu hóa và phòng ngừa táo bón. Do đó rượu vang có thể điều tiết chức năng của ruột, có tác dụng đối với việc điều trị bệnh viêm ruột. Rượu vang trắng chứa kali sorbat, có lợi cho việc tiết dịch của mật và tuyến tụy.

Giảm béo

Rượu nho có tác dụng giảm cân, mỗi ml rượu vang nho có chứa 525cal, số nhiệt lượng này chỉ tương đương với 1/5 nhu cầu nhiệt lượng trung bình cần thiết mỗi ngày của cơ thể. Sau khi uống, rượu vang nho có thể được hấp thu trực tiếp, tiêu hóa hết trong vòng 4 giờ mà không làm tăng cân. Những người thường xuyên uống rượu nho không những có thể bổ sung lượng nước và các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn có lợi cho việc giảm béo.

Lợi tiểu

Một số loại rượu vang trắng chứa hàm lượng cao các chất kali tartrat, kali sulfat, kali oxit, có tác dụng lợi tiểu và duy trì độ cân bằng axit trong cơ thể.

>> Xem thêm: Cách ngâm rượu nho tươi

Sát khuẩn

Con người đã biết tác dụng sát khuẩn của rượu nho từ rất sớm. Cảm cúm là một bệnh lây thường gặp, các chất kháng khuẩn trong rượu nho có tác dụng ức chế sự truyền nhiễm virus cúm, phương pháp truyền thống là uống một ly rượu nho ấm hoặc đánh một quả trứng gà vào ly rượu nóng, để nguội rồi uống.

Nghiên cứu cho thấy tác dụng sát khuẩn của rượu là do nó chứa các chất gây ức chế, tiêu diệt vi khuẩn.

Ngăn ngừa ung thư vú

Các thí nghiệm cho chuột mắc ung thư uống rượu vang nho mới nhất cho thấy, rượu nho có tác dụng mạnh mẽ trong việc ức chế bệnh phát triển. Các chuyên gia nghiên cứu của Đại học Dược Illinois (Mỹ) đã dùng dâu, lạc, vỏ quả nho và nhận thấy tác dụng chống ung thư của chúng rất mạnh.

Các nhà khoa học Mỹ gần đây phát hiện rằng trong rượu nho có chứa một chất hóa học có thể chống lại ung thư vú. Nhà khoa học Roy Williams của Viện nghiên cứu rượu vang nằm ở Los Angeles (Mỹ) đã phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington rằng họ đã phát hiện ra chất có tác dụng phòng ngừa ung thư vú trong rượu vang đỏ và vang trắng.

Ngăn chặn sự hấp thu chất béo

Các nhà khoa học Nhật phát hiện ra rượu vang đỏ có thể ức chế sự hấp thu chất béo. Thí nghiệm trên chuột cho thấy sau một thời gian uống rượu vang, sự hấp thu chất béo trong ruột chuột chậm lại, thí nghiệm lâm sàng trên cơ thể người cũng cho kết quả như vậy.

Làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa

Các thành phần hữu cơ chứa nhiều phenol chỉ có trong rượu vang giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa các cholesterol có hại, làm mềm huyết quản, tăng cường chức năng tim mạch, lại có hiệu quả làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa.

Hương Giang